COCKOO
13-05-2009, 11:06 AM
BUỒN LẮM LÀNG HẠ ƠI
NGUYỄN THẢO HƯƠNG
Tôi ra đi từ làng Hạ vào một chiều vàng nắng cuối thu, đến nay đã ngót b?n chục năm rồi. Tôi không sao quên được mái nhà lá cọ nấp sau luỹ tre xanh, mảnh vườn xum xuê cây quả. Cái ngõ nhỏ lượn lượn ven đồi giữa những ruộng lúa bậc thang chín vàng. Và không thể quên được năm cây lụ tháp bút cao sừng sững, có đến hàng trăm năm tuổi giữa đường mòn từ nhà tôi ra đường quốc lộ. Dưới gốc cây lụ ấy bố, bầm và các em tôi tiễn tôi đi. Nhớ nhất là bà ngoại lưng còng, tay vịn gậy nhìn theo tôi đi xa dần...
Ra trường tôi được phân công công tác ở một tỉnh miền núi, rồi lấy vợ, có con. Chiến tranh kéo dài, bom đạn Mỹ đánh phá khắp nơi, đi lại đã khó khăn lại khó khăn hơn. Tôi cứ như hòn bi ve, chuyển công tác hết nơi này đến nơi khác. Tổ chức phân công ai dám chối từ. Một năm vài ba lần về thăm nhà vồi vội. Giờ thì tóc đã bạc rồi, cháu ngoại lớn cũng hơn mười tuổi, về quê tôi vẫn thấy như mình ngày bé xíu. Tôi cứ thầm nuối tiếc mái nhà xưa, mảnh vườn ấm áp tiếng cười. Nay chỉ còn lại sự hoang vắng, gió thổi xao xác, lá vàng rơi nhè nhẹ..., và nghe như tiếng lay cành bầm tôi hái quả, tiếng cuốc xới cỏ của bố tôi và bà tôi móm mém nhai trầu, tay phe phẩy cái qu?t cọ. Con trâu buộc gốc tre bóng mát, bỏm bẻm nhai lại, cái đuôi đánh muỗi...
Ngõ nhà tôi trống vắng. Năm cây lụ biến đi từ bao giờ chỉ để lại con đường đất sỏi trơ dưới nắng. Ngày bé, mỗi lần đi học về tôi cùng bàn bè leo lên cây lụ, kiếm quả chín để ăn đỡ đói. Cây lụ cao ngửa mặt lên mới thấy ngọn, cành lụ so le mọc ngang đối xứng, tán của cây này trùm xoè lên tán cây khác mưa rào đứng dưới gốc không ướt. Quả lụ to bằng cái chén to, chưa chín quả xanh đầy nhựa, chín thì vàng rực, bửa ra múi đỏ, ăn ngọt lừ. Quả lụ chín ăn no không biết chán, quả xanh nấu canh chua thì hết chê. Năm cây lụ là niềm tự hào của tôi với lũ bạn cùng trường ở thị xã. Chủ nhật chúng vào nhà tôi chơi, leo trèo đu đưa trên cành cây lụ hò hét. Những đêm trăng sáng, lá lụ lấp lánh như trăm ngàn ánh bạc. Chúng tôi, lũ trẻ làng Hạ dung giăng, dung dẻ... thâu đêm không chán. Lớn lên, tôi leo lên tận ngọn của cây lụ cao nhất buộc bốn cái loa truyền thanh chĩa ra bốn hướng, ở góc làng nơi nào cũng nhìn thấy năm cây lụ cao ngất, bóng rợp một vùng.
Năm cây lụ ấy nghe nói bị chặt đi từ khi hợp tác xã cấp thôn chuyển thành cấp xã. Đình làng thành nhà kho, sân đình là sân phơi hợp tác xã... Họ bảo bóng cây lụ rợp quáche kín cả sân phơi, thế là họ chặt. Cái tên làng Hạ cũng không còn mà được đặt thành tên đội sản xuất.
Tôi về quê bây giờ như không phải về quê mình. Làng đỏ mái ngói, giữa làng vui vui cái chợ. Mấy cái lều xiêu vẹo lợp lá cọ bán mớ rau, mớ cá, mẹt thịt, con gà, rổ trứng... Vài cái quán lòng lợn, tiết canh, thịt chó ồn ào tiếng cười nói. Ngay trước cổng nhà tôi mọc lên cái quán xập xình tiếng nhạc, tiếng hát ỉ eo... Xe máy chạy rầm rập, còi to nhức óc. Những trai, gái làng mắt nhìn tôi lạ hoắc…
Hơn 40 năm người dân làng Hạ thành người thị xã. ?ất ruộng, vườn mất dần để mở đường giao thông, cho dân thị xã đến ở, làm nghĩa trang, làm bãi đổ rác... Ngày xưa thanh bình lắm, đêm trăng rộn tiếng cười đùa của con trẻ, tiềng giã cốm, tiếng đập lúa. Đêm nhà nào cũng cửa mở toang, cánh cửa trải ra sân để người lớn nằm, trẻ con đứa lớn nằm nong, đứa bé thì nằm nia hóng mát ngắm trăng, sao. Nay thì trộm cắp như rươi. Hở cái gì mất cái ấy. Nhà tôi hai lần bị đào tường, khoét vách, nồi, niêu, bát, đĩa nó vác sạch. Ba lần bị cắt dây điện th?êp sáng. Con chó, con gà cũng không dám nuôi. Chả hiểu sao tiêm chích, nghiện ngập ngày càng tăng. Ông chú tôi có đứa con trai độc vừa tròn 28 tuổi chết vì tiêm, chích quá liều. Chú thứ hai thằng út đi cai nghiện. Chú thứ ba thằng con đầu đi cải tạo vì trộm cắp. Tôi về chú cháu ôm nhau khóc.
Xéo bên phải cổng nhà tôi có quán ”matsa-thư giãn“. Mấy đứa trẻ quần soóc, áo lưng trần, mắt xanh mỏ đỏ thấy tôi lạ, vẫy tay:
- Anh ơi ! vào vui vẻ đi...
Cháu gái tôi quát:
- Chúng mày láo, bác cả tao đấy!.
Tôi hỏi cháu chúng là con cái nhà nào.
- Cái đứa quần soóc, con anh Tính, đứa áo hở lưng con anh Tài cháu ông Tàn.
Dân làng Hạ nay chỉ còn non nửa số hộ làm ruộng. Số đông chuyển sang mở cửa hàng buôn bán, xay xát, chữa xe, vận tải hàng, thợ xây và bắt đầu có dịch vụ gội đầu, thư giãn. Xung quanh nhà tôi bây giờ đào bới, san đồi, lấp ao hồ để xây nhà hàng, nhà nghỉ, chợ... Lần trước tôi về uống rượu với anh bạn Viện chè Phú Hộä, anh ấy bảo: ”Làng Hạ bác nó lấp hai mắt rồng rồi. Là hai cái hồ ấy, bác biết không? năm cây lụ thiêng chặt đi, cả làng đã lụn bại, nay mù rồi, còn khổ...”. Tôi bảo: ”Làng Hạ tớ đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn...”. Anh ta lại lắc đầu: ”Chuyển gì chả biết, ruộng hết, rừng hết... được cái nghĩa trang, gọi cho oai chứ gọi là bãi tha ma cho gọn. À! được thêm cả bãi đổ rác cho thị xã... ”
Thật ra thì cái thị xã của tôi bao nhiêu năm rồi, nhếch nhác quá: đường xá mấp mô ổ trâu, ổ voi; nhà cửa lụp xụp... Các quan chức của thị tranh đất, chiếm đất... điều tiếng cả nước biết. Chả biết chuyện vui hay thật, một dạo: chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư... ba vị này có tên rất hay: môt vị tên Xương, một vị tên Khúc, một vị tên Cá. Đã là KHÚC, XƯƠNG, CÁ thì mèo cũng không ăn được nữa là dân chờ gì.
Đàn chim ngói chả thấy đâu, lúa dé nương thơm dẻo, nếp cái hoa vàng... ngay cả củ sắn cũng không còn. Em gái nấu cơm gạo Thái Lan cho tôi ăn.
Tôi bảo:
- Có dưa sắn nấu tép cho anh thì hay quá. Thèm quá...
- Đặc sản rồi. Bây giờ chỉ có Hà Nội thôi!. Anh về dưới ấy mà ăn. Sắn chả ai trồng nữa, cua cá, tôm tép chết sạch vì thuốc trừ sâu, phân đạm từ lâu...
Làng Hạ xưa, những cái ao làng, những cây lụ tháp bút cao xanh chọc trời, đêm đêm lấp lánh như rát vàng, rát bạc chỉ còn trong thương nhớ.
Làng Hạ ơi đâu rồi?
Trích “Góc khuất đời thường” – NXB Văn Học
NGUYỄN THẢO HƯƠNG
Tôi ra đi từ làng Hạ vào một chiều vàng nắng cuối thu, đến nay đã ngót b?n chục năm rồi. Tôi không sao quên được mái nhà lá cọ nấp sau luỹ tre xanh, mảnh vườn xum xuê cây quả. Cái ngõ nhỏ lượn lượn ven đồi giữa những ruộng lúa bậc thang chín vàng. Và không thể quên được năm cây lụ tháp bút cao sừng sững, có đến hàng trăm năm tuổi giữa đường mòn từ nhà tôi ra đường quốc lộ. Dưới gốc cây lụ ấy bố, bầm và các em tôi tiễn tôi đi. Nhớ nhất là bà ngoại lưng còng, tay vịn gậy nhìn theo tôi đi xa dần...
Ra trường tôi được phân công công tác ở một tỉnh miền núi, rồi lấy vợ, có con. Chiến tranh kéo dài, bom đạn Mỹ đánh phá khắp nơi, đi lại đã khó khăn lại khó khăn hơn. Tôi cứ như hòn bi ve, chuyển công tác hết nơi này đến nơi khác. Tổ chức phân công ai dám chối từ. Một năm vài ba lần về thăm nhà vồi vội. Giờ thì tóc đã bạc rồi, cháu ngoại lớn cũng hơn mười tuổi, về quê tôi vẫn thấy như mình ngày bé xíu. Tôi cứ thầm nuối tiếc mái nhà xưa, mảnh vườn ấm áp tiếng cười. Nay chỉ còn lại sự hoang vắng, gió thổi xao xác, lá vàng rơi nhè nhẹ..., và nghe như tiếng lay cành bầm tôi hái quả, tiếng cuốc xới cỏ của bố tôi và bà tôi móm mém nhai trầu, tay phe phẩy cái qu?t cọ. Con trâu buộc gốc tre bóng mát, bỏm bẻm nhai lại, cái đuôi đánh muỗi...
Ngõ nhà tôi trống vắng. Năm cây lụ biến đi từ bao giờ chỉ để lại con đường đất sỏi trơ dưới nắng. Ngày bé, mỗi lần đi học về tôi cùng bàn bè leo lên cây lụ, kiếm quả chín để ăn đỡ đói. Cây lụ cao ngửa mặt lên mới thấy ngọn, cành lụ so le mọc ngang đối xứng, tán của cây này trùm xoè lên tán cây khác mưa rào đứng dưới gốc không ướt. Quả lụ to bằng cái chén to, chưa chín quả xanh đầy nhựa, chín thì vàng rực, bửa ra múi đỏ, ăn ngọt lừ. Quả lụ chín ăn no không biết chán, quả xanh nấu canh chua thì hết chê. Năm cây lụ là niềm tự hào của tôi với lũ bạn cùng trường ở thị xã. Chủ nhật chúng vào nhà tôi chơi, leo trèo đu đưa trên cành cây lụ hò hét. Những đêm trăng sáng, lá lụ lấp lánh như trăm ngàn ánh bạc. Chúng tôi, lũ trẻ làng Hạ dung giăng, dung dẻ... thâu đêm không chán. Lớn lên, tôi leo lên tận ngọn của cây lụ cao nhất buộc bốn cái loa truyền thanh chĩa ra bốn hướng, ở góc làng nơi nào cũng nhìn thấy năm cây lụ cao ngất, bóng rợp một vùng.
Năm cây lụ ấy nghe nói bị chặt đi từ khi hợp tác xã cấp thôn chuyển thành cấp xã. Đình làng thành nhà kho, sân đình là sân phơi hợp tác xã... Họ bảo bóng cây lụ rợp quáche kín cả sân phơi, thế là họ chặt. Cái tên làng Hạ cũng không còn mà được đặt thành tên đội sản xuất.
Tôi về quê bây giờ như không phải về quê mình. Làng đỏ mái ngói, giữa làng vui vui cái chợ. Mấy cái lều xiêu vẹo lợp lá cọ bán mớ rau, mớ cá, mẹt thịt, con gà, rổ trứng... Vài cái quán lòng lợn, tiết canh, thịt chó ồn ào tiếng cười nói. Ngay trước cổng nhà tôi mọc lên cái quán xập xình tiếng nhạc, tiếng hát ỉ eo... Xe máy chạy rầm rập, còi to nhức óc. Những trai, gái làng mắt nhìn tôi lạ hoắc…
Hơn 40 năm người dân làng Hạ thành người thị xã. ?ất ruộng, vườn mất dần để mở đường giao thông, cho dân thị xã đến ở, làm nghĩa trang, làm bãi đổ rác... Ngày xưa thanh bình lắm, đêm trăng rộn tiếng cười đùa của con trẻ, tiềng giã cốm, tiếng đập lúa. Đêm nhà nào cũng cửa mở toang, cánh cửa trải ra sân để người lớn nằm, trẻ con đứa lớn nằm nong, đứa bé thì nằm nia hóng mát ngắm trăng, sao. Nay thì trộm cắp như rươi. Hở cái gì mất cái ấy. Nhà tôi hai lần bị đào tường, khoét vách, nồi, niêu, bát, đĩa nó vác sạch. Ba lần bị cắt dây điện th?êp sáng. Con chó, con gà cũng không dám nuôi. Chả hiểu sao tiêm chích, nghiện ngập ngày càng tăng. Ông chú tôi có đứa con trai độc vừa tròn 28 tuổi chết vì tiêm, chích quá liều. Chú thứ hai thằng út đi cai nghiện. Chú thứ ba thằng con đầu đi cải tạo vì trộm cắp. Tôi về chú cháu ôm nhau khóc.
Xéo bên phải cổng nhà tôi có quán ”matsa-thư giãn“. Mấy đứa trẻ quần soóc, áo lưng trần, mắt xanh mỏ đỏ thấy tôi lạ, vẫy tay:
- Anh ơi ! vào vui vẻ đi...
Cháu gái tôi quát:
- Chúng mày láo, bác cả tao đấy!.
Tôi hỏi cháu chúng là con cái nhà nào.
- Cái đứa quần soóc, con anh Tính, đứa áo hở lưng con anh Tài cháu ông Tàn.
Dân làng Hạ nay chỉ còn non nửa số hộ làm ruộng. Số đông chuyển sang mở cửa hàng buôn bán, xay xát, chữa xe, vận tải hàng, thợ xây và bắt đầu có dịch vụ gội đầu, thư giãn. Xung quanh nhà tôi bây giờ đào bới, san đồi, lấp ao hồ để xây nhà hàng, nhà nghỉ, chợ... Lần trước tôi về uống rượu với anh bạn Viện chè Phú Hộä, anh ấy bảo: ”Làng Hạ bác nó lấp hai mắt rồng rồi. Là hai cái hồ ấy, bác biết không? năm cây lụ thiêng chặt đi, cả làng đã lụn bại, nay mù rồi, còn khổ...”. Tôi bảo: ”Làng Hạ tớ đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn...”. Anh ta lại lắc đầu: ”Chuyển gì chả biết, ruộng hết, rừng hết... được cái nghĩa trang, gọi cho oai chứ gọi là bãi tha ma cho gọn. À! được thêm cả bãi đổ rác cho thị xã... ”
Thật ra thì cái thị xã của tôi bao nhiêu năm rồi, nhếch nhác quá: đường xá mấp mô ổ trâu, ổ voi; nhà cửa lụp xụp... Các quan chức của thị tranh đất, chiếm đất... điều tiếng cả nước biết. Chả biết chuyện vui hay thật, một dạo: chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư... ba vị này có tên rất hay: môt vị tên Xương, một vị tên Khúc, một vị tên Cá. Đã là KHÚC, XƯƠNG, CÁ thì mèo cũng không ăn được nữa là dân chờ gì.
Đàn chim ngói chả thấy đâu, lúa dé nương thơm dẻo, nếp cái hoa vàng... ngay cả củ sắn cũng không còn. Em gái nấu cơm gạo Thái Lan cho tôi ăn.
Tôi bảo:
- Có dưa sắn nấu tép cho anh thì hay quá. Thèm quá...
- Đặc sản rồi. Bây giờ chỉ có Hà Nội thôi!. Anh về dưới ấy mà ăn. Sắn chả ai trồng nữa, cua cá, tôm tép chết sạch vì thuốc trừ sâu, phân đạm từ lâu...
Làng Hạ xưa, những cái ao làng, những cây lụ tháp bút cao xanh chọc trời, đêm đêm lấp lánh như rát vàng, rát bạc chỉ còn trong thương nhớ.
Làng Hạ ơi đâu rồi?
Trích “Góc khuất đời thường” – NXB Văn Học