Ai đặt tên thì Mắt cũng chịu nhưng thể thơ này thực sự đã xuất hiện từ lâu. Có người cho rằng tên đúng của thể thơ này phải là
Tiệt hạ (截下) (tiệt: cắt đứt,ngắt; hạ: dưới) theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu
Bài dưới đây (không rõ tác giả) có thể là bài họa (hoặc chế tác lại) của bài mà KHT nêu trên:
Thác bức rèm châu chợt thấy mà...
Chẳng hay người ngọc có hay đà...
Nét thu dợn sóng hình như thể...
Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là...
Cung cách ra chiều người ở chốn...
Nết na xem phải thói con nhà...
Dở dang nhắn gởi xin thời hãy...
Tình ngắn tình dài chút nữa ta...
Triệt (tiệt) hạ còn hiện diện trong bài lục bát
Dấu chấm lửng
của
Nguyễn Nhật Ánh :
Hôm qua em hứa anh rằng...
Sao nay em lại khăng khăng bảo là...
Tưởng em yêu thật hóa ra...
Chỉ vì anh quá thật thà, cho nên...
Và trong truyền thuyết, đây có phải là "triệt hạ" không nhỉ:
"Tương truyền vua Lê Thánh Tông lúc còn là hoàng tử, một hôm dạo chơi trên bờ sông đào vùng Tổng Sơn – Thanh Hoá, tình cờ thấy một cô gái xinh đẹp đang vo gạo ở bậc đá, liền bỡn cợt :
“Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả ...”
Cô gái cắp rá đứng lên, bước ra về mới ngoái lại đọc :
“Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo cho ...”
Nghe lời nhắc nhở này,Hoàng tử bần thần ngơ ngẩn hồi lâu mới có thể cất bước."