Nguyễn Cao Cường
Gia đình Cường vốn có truyền thống bóng đá, thân phụ ông, Nguyễn Văn Thìn A, là cựu cầu thủ danh tiếng xứ Bắc Kỳ, đã từng khoác áo tuyển quốc gia VIệt Nam tham dự Asiad lần 2 tạI Manila, Philippines. Anh ruột ông không ai khác chính là… Ba Đẻn-Nguyễn Thế Anh.
2 anh em Thế Anh-Cao Cường thừa hưởng từ ngườI cha niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt. Năm 1965, Thế Anh bắt đầu sự nghiệp tạI Thể Công, CLB lừng danh nhất ở Bắc Việt Nam. VớI sự tiến cử của Thế Anh, Cao Cường được nhận vào đoàn bóng đá Thể Công vào năm 1970, khi mớI 16 tuổi. Năm 1973, ông được bổ sung lên độI hình chính, để rồI chỉ 1 năm sau, ở độ tuổI vừa đúng 20, được gọI vào hợp tuyển Quân ĐộI Nhân Dân đi thi đấu giao hữu tạI Trung Hoa.
Tuy là anh em nhưng nhìn bề ngoài thì Thế Anh và Cao Cường lạI khác xa nhau. Trong khi ông anh tướng tá nhỏ thó, da đen, thì ông em trông trắng trẻo, cao lớn, dáng vẻ lạI rất mực hào hoa. Sự cao to, và thể chất mạnh mẽ của Cao Cường chính là những yếu tố thiết yếu ở 1 trung phong, nhờ đó mà ông có 1 lốI chơi rất “lì đòn”, và càn lướt rất tốt. Theo nhiều lờI nhận xét, tốc độ cùng khả năng dốc bóng nước rút trong cự ly ngắn của Cường cho đến nay ở VN vẫn chưa có ai sánh được. Thế nhưng phong cách Cao Cường không chỉ có thế, không chỉ đơn thuần tận dụng lợI thế thể hình và thể lực; mà chính lốI chơi kỹ thuật đầy ngẫu hứng mớI là điểm mấu chốt đưa tên tuổI của ông lên đỉnh cao. Mẫu hình trung phong toàn diện như Cao Cường, kết hợp được hài hoà cả sức mạnh và kỹ thuật, quả tình ở VN trước nay không có mấy. Đương nhiên, để có được những kỹ năng điêu luyện, Cao Cường đã phảI kiên trì dốc bao công sức khổ luyện, có lần ông nhớ lạI: “có hôm tôi tập cả buổi chỉ một lối đá nhẹ vào tường, bật đi bật lại đến chán thì thôi, đến khi nào mắt không nhìn xuống mà vẫn đá trúng bóng mới về. Có lần tôi cứ nhảy đập vai, lưng vào tường cho đến khi nào ê đi để không ngại va chạm với đối thủ.”…
Thể Công là 1 ông lớn của bóng đá Bắc Việt Nam, và sau năm 1975 là trên cả nước. Đây cũng là độI bóng được “các cấp lãnh đạo” ưu ái nhất ,nên thường xuyên cho đi tập huấn tạI nước ngoài. Ngoài chuyến đị Trung Hoa năm 1974, liên tiếp vào các năm 1975, 1977, 1979, Cao Cường được cùng đống độI tập huấn xa nhà tạI Đông Đức và Hungary. Nên biết Đông Đức và Hungary là 2 độI mạnh của châu Âu thờI ấy, tạI World Cup 1974, chính tuyển Đông Đức từng đánh bạI ngườI láng giềng phía Tây, độI bóng của những Maier, Beckenbauer, Muller, … Được thi đấu cọ xát cùng những CLB mạnh ở châu Âu như thế, nên không gì ngạc nhiên khi Thể Công luôn làm mưa làm gió ở những sân cỏ trong nước, liên tiếp giành chức vô địch miền Bắc trong các năm 1970, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976…
Tuy nhiên, phảI đến khi sau khi giải vô địch quốc gia Việt Nam thống nhất được tổ chức vào năm 1980, Cao Cường mớI có được 1 sân chơi thực sự lớn để chứng tỏ tài năng, và tên tuổI ông mớI bắt đầu vang dang khắp nước. Cùng vớI Thể Công, ông giành được 3 chức vô địch quốc gia các năm 1982, 1983 và 1989. Riêng năm 1983, Cao Cường giành chức Vua Phá LướI vớI số bàn thắng kỷ lục là….22. Nên nhớ vua phá lướI đầu tiên của giảI A1 là Lê Văn Đặng chỉ ghi được có 10 bàn, và những “ông vua” khác của thập niên 1980 cũng chỉ ghi được đến 16 bàn là hết cỡ. Kỷ lục của Cao Cường tồn tạI suốt 13 năm sau mớI bị Lê Huỳnh Đức phá vỡ (Đức ghi 24 bàn trong giảI vô địch mùa 1995-1996(*).). Thành tích thi đấu xuất sắc cũng đem đến cho Cao Cường danh hiệu vận động viên tiêu biểu nhất toàn quốc vào các năm 1982 và 1984. (**)Việc các cầu thủ bóng đá lọt vào danh sách 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc là chuyện thường, nhưng vượt qua các danh thủ ở những môn khác để đứng hạng nhất, không chỉ 1 mà đến 2 lần, như Cao Cường thì đúng là độc nhất vô nhị.
Điều đáng tiếc nhất của Cao Cường là ông sinh bất phùng thờI nên không cống hiến được gì nhiều cho độI tuyển VN, và cũng không được biết đến trên trường quốc tế. Trong màu áo quốc gia, ngoài chuyến du đấu giao lưu năm 1982 tạI Liên Xô và Hungary, Cao Cường chỉ có 2 lần được tham gia cúp quốc tế, đó là 2 lần dự cúp SKDA giành cho lực lượng quân độI các nước XHCN vào các năm 1984 và 1989.Năm 1984, tạI giảI SKDA tổ chức ở VN, Cao Cường trong màu áo độI Việt Nam 2(nòng cốt là Thể Công) đã giành hạng 5 trên tổng số 12 đội.
Từ năm 1986, phong độ của Cao Cường có phần sút giảm, phần vì tuổI tác, phần vì vừa đá bóng vừa theo học đạI học TDTT, chuyên tu ngành HLV. Năm 1990, ông từ giã sân cỏ ở tuổI 36, trao lạI chiếc áo số 10 cho đàn em Hồng Sơn. Hồng Sơn sau này trở thành ngôi sao số 1 quốc gia, nhưng trong con mắt kiêu bạc của Cao Cường thì anh chàng “công chúa”này chỉ là 1 cầu thủ “không sức mạnh cũng không tốc độ”.
Từ giã sân cỏ, Cao Cường trở thành HLV cho các độI bóng đá trẻ của trung tâm TDTT Quân ĐộI từ 1990 cho đến 2003. Từ năm 2004, ông được thăng từ Trung Tá lên Thượng Tá, nắm quyền Phó Giám Đốc CLB Thể Công. Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm giảI phóng miền Nam, Báo Lao Động đã tổ chức bầu chọn Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Việt Nam trong 20 năm 1975-1995, và ngườI chiến thắng không ai khác chính là Cao Cường.