Trang 1 / 4 123 ... LastLast
Bài 1 đến 10/34

Chủ đề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

    Bùi Giáng

    Tiểu sử

    Ông sinh tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

    Bố của Bùi Giáng là ông Bùi Thuyên, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi Giáng là con thứ hai của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.

    Bùi Giáng cưới vợ năm 18 tuổi (1944), vợ ông là bà Phạm Thị Ninh nổi tiếng xinh đẹp, nhưng chỉ vài năm sau, bà bị bệnh, sinh non và cả 2 mẹ con cùng chết. Nhiều người cho rằng đây là 1 trong những lý do khiến Bùi Giáng bị điên từ lúc trẻ. Thời gian này ông có đi chăn bò và dê (theo tập thơ Mưa nguồn, bài "Nỗi lòng Tô Vũ" và "Anh lùa bò vào đồi sim trái chín"). Có tài liệu cho rằng ông chỉ đi chăn dê[1].

    Ông nổi tiếng bởi tốc độ sáng tác nhanh: tập thơ Mười hai con mắt được ông sáng tác chỉ trong một đêm Noel năm 1992.

    Từ năm 1962, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị nghìn bài [2].

    Sau năm 1975, ông không bị đi học tập cải tạo như nhiều văn sĩ miền Nam khác vì ông bị mắc bệnh tâm thần.

    Từ 1975 trở đi ông vẫn tiếp tục sáng tác rất nhiều thơ, nhưng thời gian này ông có biểu hiện bệnh tâm thần nặng. Ông thường rong chơi nghịch ngợm ngoài đường với bộ đồ rách rưới, dơ dáy, nhiều lần bị công an bắt vì gây rối trật tự, cản trở giao thông.

    Tháng 10 năm 1998, trong một lần đi chơi ông bị té làm chấn thương sọ não. Sau khi hỏi ý kiến của nghệ sĩ Kim Cương, bệnh viện chợ Rẫy quyết định mổ cho ông, song ông đã qua đời vào ngày 7 tháng 10, 1998.

    Chuyện tình cảm

    Bùi Giáng chỉ có 1 vợ là bà Phạm Thị Ninh, một thiếu phụ hồng nhan bạc mệnh đã để lại cho ông nhiều đau khổ. Đó là lý do để trong thơ của ông sau này thường xuyên nhắc đến sự mất mát, sự chia ly, một hình bóng cũ: "Có hàng cây đứng ngóng thu/ Em đi mất hút như mù sa bay; hay những dòng thơ trên bia mộ của Bùi Giáng:

    Đùa với gió, rỡn với vân
    Một mình nhớ mãi
    gái trần gian xa
    Sương buổi sớm, nắng chiều tà
    Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu

    Song ngoài người vợ đầu, Bùi Giáng cũng có những đối tượng khác để yêu, để làm thơ, ngoài mối tình đơn phương nổi tiếng giành cho nghệ sĩ Kim Cương, còn phải kể đến những mối tình vượt không gian với những mỹ nhân Tây Phương như Marilyn Monroe (mà ông gọi là Lyn-rô), Brigitte Bardot, ngoài ra trong thơ ông còn có những hình bóng của ca sĩ Hà Thanh, Thái Thanh, ni cô Trí Hải, ni cô Phùng Khánh (ông gọi là Mẫu thân Phùng Khánh), hay cả những nhân vật tiểu thuyết Marguerite, A Châu, A Tử.

    Riêng mối tình đối với Kim Cương được cho là sâu đậm nhất, và đã để lại khá nhiều giai thoại.

    Tác phẩm

    Thơ

    * Mưa nguồn (1962)
    * Lá hoa cồn (1963)
    * Màu hoa trên ngàn (1963)
    * Mười hai con mắt (1964)
    * Ngàn thu rớt hột(1967)
    * Rong rêu (1972)
    * Thơ vô tận vui (1987)
    * Mùa màng tháng tư (1987)
    * Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
    * Đêm ngắm trăng (1997)

    Dịch thuật

    * Trăng châu thổ
    * Hoàng Tử Bé
    * Khung cửa hẹp
    * Hòa âm điền dã
    * Ngộ nhận
    * Cõi người ta
    * Nhà sư vướng luỵ

    Nghiên cứu

    * Tư tưởng hiện đại (1962)
    * Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại (1963)
    * Đi vào cõi thơ
    * Thi ca tư tưởng
    * Một vài nhận xét về bà huyện Thanh Quan
    * Một vài nhận xét về Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm, quan Âm Thị Kính
    * Vài nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần
    * Sa mạc phát tiết (1965)
    * Sa mạc trường ca (1965)
    * Bài ca quần đảo (1969)
    * Mùa thu trong thi ca
    * Ngày tháng ngao du

    (Nguồn: http://vi.wikipedia.org)

  2. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Nhà thơ Xuân Diệu và cái bánh bao

    Một công ty ăn uống ở Hà Nội mới làm được một loại bánh bao ngon, hy vọng hơn cả bánh của người Hoa ở phố Hàng Buồm. Chủ nhiệm công ty là người mê văn nghệ, mời hơn chục nhà thơ đến thưởng thức.

    Ngồi vào bàn, không chờ chủ mời, nhà thơ Xuân Diệu cầm một chiếc bánh bao ăn liền. Còn những người khác thì lịch sự nghe bài diễn văn của chủ nhiệm.

    Đọc xong bài diễn văn ông mời các nhà thơ thưởng thức bánh. Nhìn đến cái đĩa trước mặt nhà thơ Xuân Diệu, thấy trống trơn, ông lừ mắt ra hiệu cho cô nhân viên bỏ thêm bánh vào. Nhà thơ Xuân Diệu lại thản nhiên ăn. Vừa ăn, Vĩnh Mai vừa lúi húi viết. Một lúc sau, mọi người chuyền tay nhau một mẩu giấy có bài thơ bốn câu:

    Cái bánh bao hời, cái bánh bao
    Mùa xuân kỳ diệu, Diệu kỳ sao!
    Người ta một chiếc, ông hai chiếc
    Thơ nghĩ chưa ra, bánh đã vào!


    Xuân Diệu là người đọc bốn câu thơ luân lưu ấy sau cùng, ông gật gù khen hay.

    p/s: Bài thơ cũng "thường thường" thôi các bạn nhỉ, thật ra chỉ hay ở ba chữ "Diệu kỳ sao" thôi! Vừa nhấn mạnh sự kỳ diệu, vừa để trách khéo bác (Xuân) Diệu sao lại kỳ cục thế! Thơ kiểu thế này thì anh chị em NR cũng có thể làm được mà, thế nhưng nó cũng được đi vào những giai thoại của làng thơ đấy!
    Last edited by NHAT NGUYET; 11-06-2009 at 09:20 PM.

  3. #3
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Nhà thơ Nguyễn Bính: Người cài đặt nhiều "mật mã" trong thơ
    (Sưu tầm)

    Ở ta, khi viết thơ tình, đa phần các nhà thơ đều không muốn đưa tên thật của "nguyên mẫu" vào trong tác phẩm của mình. Đó có thể do họ ngại... phiền phức, hoặc do thói quen. Riêng Nguyễn Bính thì khác hẳn. Mỗi lúc thầm yêu trộm nhớ một "em" nào, ông đều tìm cách đưa được tên người đó vào thơ.

    Tất nhiên, vì là nhiều... "em", nên nhà thơ thường cũng chỉ dám đưa một cách kín đáo, nghĩa là để nó đồng âm đồng nghĩa với một chữ nào đó trong câu thơ, và phải là người "trong cuộc" hoặc thật thân gần mới nhận ra. Bởi vậy, nói Nguyễn Bính là người cài đặt nhiều "mật mã" trong thơ, kể cũng không ngoa.

    Theo sách "Giai thoại văn học" (NXB Hà Nội, 2005) thì mùa hè 1941, Nguyễn Bính trên đường vô Nam đã dừng bước tại thị xã Thanh Hóa. Tại đây, trong thời gian ăn nghỉ ở nhà người bạn làm thư ký hỏa xa là Nguyễn Hải Thoại, Nguyễn Bính đã bị hút hồn bởi một giai nhân tên Thuận.

    Có không ít đêm, Nguyễn Bính tít mít ở xóm Lò Chum nơi cô Thuận đang sống phận đào nương. Sợ bạn sốt ruột, lo lắng, Nguyễn Bính làm mấy câu thơ nhờ người đưa về cho Hải Thoại: "Thuận lòng đón gió cành đưa/ Hẹn ngày có thấy cho vừa lòng nhau".

    Đọc hai câu thơ trên, lại thấy chữ Thuận được viết đậm, Hải Thoại đoán ngay Nguyễn Bính đã phải lòng cô Thuận. Ông tức tốc xuống xóm Lò Chum tìm bạn. Quả nhiên Hải Thoại đã gặp Nguyễn Bính ở đây.

    Nữ sĩ Mộng Tuyết, trong hồi ký "Dưới mái trăng non" có nhắc tới chuyện tình của Nguyễn Bính với "một người con gái quê" có tên là Ngọc. Bà kể, một buổi chiều, cô gái này đã trao cho bà một mảnh giấy nhàu nát, nội dung là "xin một cây bút máy tốt và chiếc đồng hồ đeo tay".

    Cuối tờ giấy là dòng chữ "Người yêu Ngọc" (mà bà gọi là "Bính ký ẩn danh") và hai câu thơ của Nguyễn Bính:

    "Than ôi, không có giá liên thành
    Để đổi cho tròn viên ngọc ấy".


    Cùng là người làm thơ, chẳng khó khăn gì mà nữ sĩ Mộng Tuyết không nhận ra tâm sự của Nguyễn Bính với người con gái tên Ngọc trong câu thơ có nhắc tới chữ "ngọc" ấy.

    Trong bài thơ "Diệu vợi", làm lời kẻ thất tình, Nguyễn Bính đã hốt nhiên thốt lên một cái tên:

    "Tôi tưởng rồi tôi quên được người
    Nhưng mà nản lắm, Tú Uyên ơi!
    Tôi vào sâu quá và xa quá!
    Đường lụt sương mờ lụt lá rơi...".


    Đọc đến đây, hẳn bạn đọc yêu thơ sẽ nghĩ ngay rằng, Tú Uyên là một cái tên có thật, và người con gái đó hẳn phải có quan hệ sâu nặng mức nào mới khiến thi nhân đủ "can đảm" đưa tên công khai như thế.

    Sự thật thì đấy chỉ là một "bí danh" do Nguyễn Bính tách ra từ chữ Tuyên (em gái nhà văn Nguyễn Đình Lạp, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Tuyên). Chưa dừng ở đó, trong bài "Người con gái ở lầu hoa", Nguyễn Bính còn "mã hóa" nơi ở của cô gái qua hai câu thơ:

    "Nhà nàng bên gốc cây mai trắng
    Trên khóm mai vàng dưới đế kinh".


    Nguyễn Bính đã giải thích với một người bạn, đại ý, cô gái ở Bạch Mai (bấy giờ được coi là một xóm ngoại ô của Hà Nội), vậy "Nhà nàng bên gốc cây mai trắng" chẳng là Bạch Mai là gì? Còn "Trên khóm mai vàng" thì đúng là Hoàng Mai. "Dưới đế kinh", tức... dưới phố Huế.

    Với nữ sĩ Anh Thơ, người từng một thời làm Nguyễn Bính "say như điếu đổ", Nguyễn Bính cũng đã có thơ tặng. Bài thơ viết theo thể lục bát:

    Anh đi không hẹn ngày về
    Chỉ thề ai buộc, tóc thề ai chôn?
    Muốn gì anh muốn gì hơn
    Hôn hoàng nay, lại hoàng hôn mai ngày
    Môi khô vóc liễu thêm gầy
    Anh xa, em kẻ lông mày với ai
    Thơ không làm trọn một bài
    Đàn không gảy trọn một vài khúc ngâm
    Ông tơ già quá nên nhầm
    Ai làm sum họp, ai làm chia phôi
    Chẳng thà đừng kết duyên đôi
    Có cho sum họp để rồi xa nhau
    Tính năm tính tháng thêm sầu
    Ấy hai con én ngang lầu bay bay...


    Trước nhất chắc chắn đây là một bài thơ hay (tặng cho nữ thi sĩ mà lại), có nội dung, có ý tưởng rõ ràng, chứ không chỉ nhằm vào cái mật mã, thế "mật mã" nằm ở đâu? Thú thật khi đọc bài thơ này NN đã không nhận ra tác giả đặt "mật mã" ở chỗ nào...

    Mật mã của bài thơ là... ghép tất cả những chữ đầu của 8 câu thơ, ta sẽ đọc ra thông điệp của tác giả "Anh chỉ muốn hôn môi Anh Thơ. Đàn ông ai chẳng có tính ấy". Thật là một cách tỏ tình... táo bạo. Táo bạo nhưng lại được thể hiện một cách khá... kín đáo. Bởi nếu tác giả không chỉ dẫn, hẳn không phải ai cũng nhận ra.

    Trong một bài viết có tựa đề "Mảnh vườn ao của nhà ngoại Nguyễn Bính", nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn cho biết: Ở thôn Vân (quê ngoại Nguyễn Bính) có cô Diễm đẹp nổi tiếng một vùng.

    Trong thời gian ở đây, Nguyễn Bính thường trò chuyện với cô và giống như cánh trai làng, ông gần như "chết mê chết mệt" trước nhan sắc và sự duyên dáng của Diễm. Và, ông đã bày tỏ tình cảm với cô qua bài thơ "Hoa và rượu" sau khi đã đổi Diễm thành Nhi (?):

    "Ngày xưa còn nhỏ Nhi còn đẹp
    Huống nữa giờ Nhi đã đến thì
    Tháng tháng mươi mười lăm buổi chợ
    Cho người thiên hạ phải say Nhi".


    Ngoài những trường hợp kể trên, đọc thơ Nguyễn Bính, độc giả thi thoảng lại thấy ông nhắc tới một nhân vật mà ông gọi là "chị Trúc" (các bài "Lỡ bước sang ngang", "Xuân tha hương, "Xuân vẫn tha hương"...).

    Vẫn theo thông tin từ nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn thì "chị Trúc" là người đàn bà đẹp nổi tiếng ở thị xã Hà Đông trước đây. Chị họ Lê, tên thật viết tắt là Th, là người yêu của nhà viết kịch Trúc Đường, anh ruột Nguyễn Bính. Với cái lý: Vì là người yêu của anh, nên tên cũng phải được gọi theo tên anh, khi đưa tên chị Th vào thơ mình, Nguyễn Bính đã đổi ra thành chị Trúc.

    Được biết, mặc dù là phận em, song trong tình cảm, có lúc Nguyễn Bính tỏ ra rất quyến luyến, mê đắm người phụ nữ này.

    Chắc chắn, những ví dụ trên vẫn chưa thể hiện được một cách đầy đủ sự "mã hóa" tên người trong thơ Nguyễn Bính...

    (Theo CLB Thơ VN)

  4. #4
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    NGUYÊN SA


    Chắc có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã ít nhất một lần đọc thơ Nguyên Sa, nghe, hay nghiêu ngao vài câu trong của một bản nhạc phổ từ thơ Nguyên Sa.

    Áo Lụa Hà Ðông là một bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa được Ngô Thụy Miên phổ nhạc. Qua bài thơ này, ông đã làm cho cái nắng của Sài Gòn không còn như xưa nữa vì tà áo lụa Hà Ðông ông khoác lên người cô gái. Những câu thơ của ông đã đổi hẳn cái nắng tàn bạo đổ lửa xuống lưng của Sài Gòn thành một thứ nắng lãng mạn với tà áo lụa Hà Ðông bay trong gió. Hơn thế nữa, hình ảnh của "sư tử Hà Đông" đã được thay thế bằng người con gái dịu dàng thơ ngây với hoa cúc vàng, mực tím, lá sân trường.

    LK sưu tầm được vài mẫu chuyện về Nguyên Sa và muốn chia sẻ với các bạn một phần nhỏ cuộc đời của người thi sĩ tài hoa này.

    Bài viết về Nguyên Sa gồm có bốn phần.

    Phần một giới thiệu tiểu sử của ông.
    Phần hai ghi lại vài bài thơ nỗi tiếng của ông.
    Phần ba là những suy tư của ông trong thời chiến tranh.
    Sau cùng, LK đưa bạn đi thắp một nén nhang ở nơi an nghĩ cuối cùng của ông như một lời cảm ơn cho những vần thơ thật lãng mạn đã làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn.
    Last edited by Lão K; 13-06-2009 at 05:08 AM.

  5. #5
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Phần 1 - Tiểu Sử


    Nguyên Sa (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932- mất 1998) tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.

    Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.

    Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.

    Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.

    Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.

    Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.

    Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.


    Dạy học
    Ở Sài Gòn, Nguyên Sa dạy triết tại trường Trung học Chu Văn An, đồng thời mở lớp tại nhà dạy triết cho học sinh chuẩn bị thi tú tài 2. Ông cũng có thời gian dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.

    Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.

    Ngoài hai trường nhà, ông còn cộng tác với nhiều trường khác ở Sài Gòn như: Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền.


    Báo chí
    Tại Việt Nam, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Hiện Đại. Tạp chí này được xem là một trong ba tạp chí sáng tác hàng đầu của Việt Nam, cùng với Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.

    Qua Hoa Kỳ, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Đời, trung tâm băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời.


    Phong cách thơ
    Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")

    Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa.

    Thơ
    Thơ Nguyên Sa tập 1
    Thơ Nguyên Sa tập 2
    Thơ Nguyên Sa tập 3
    Thơ Nguyên Sa tập 4
    Thơ Nguyên Sa toàn tập

    Truyện dài
    Giấc mơ 1
    Giấc mơ 2
    Giấc mơ 3
    Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ

    Truyện ngắn
    Gõ đầu trẻ
    Mây bay đi

    Biên khảo triết học và văn học
    Descartes nhìn từ phương Đông
    Một mình một ngựa
    Một bông hồng cho văn nghệ

    Bút ký
    Đông du ký

    Hồi ký
    Nguyên Sa - Hồi ký
    Cuộc hành trình tên là lục bát

    Sách giáo khoa
    Luận lý học
    Tâm lý học

  6. #6
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Phần 2
    Những bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa


    Ít người biết những bài thơ nổi tiếng của Nguyên sa như Tiễn biệt, Paris có gì lạ không em, Tuổi Mười Ba, của Áo Lụa Hà Ðông, Tháng Sáu Trời Mưa, Cần Thiết , .. ông viết lúc đi "cua" Nga, sau này là người bạn đời yêu dấu của ông.

    Ông đã viết về những ngày du học ở Pháp, về quê hương, về tình yêu, và kết thúc bằng lễ cưới của mình như sau:


    “...Tôi không muốn đi, tôi muốn ở lại, tôi gọi trở về quê hương là đi, tôi gọi tới Paris là về. Tình yêu của tôi ở đó, phần đời có trọng lượng của toàn thể của tôi ở đó. Cảm xúc lớn lao, giao động cực mạnh mang lại hàng loạt những bài thơ về biệt ly. Paris có gì lạ không em, Tiễn biệt, Paris. Tôi khởi sự thơ với chủ đề ly biệt. Tôi bắt đầu cùng lúc những bài tình ái và những bài biệt ly. Cũng có thể nói được như thế. Thơ chủ đề biệt ly và thơ chủ đề tình yêu đến gần như trong cùng một thời gian. Xen kẽ. Hỗ trợ. Trong thơ tình có khắc khoải chia xa. Trong Tiễn biệt, Paris có gì lạ không em, Paris có gục đầu trên vai nhau. Nga đầy ắp Paris là bài thơ tình đầu tiên, sau đó là Tuổi Mười Ba, của thời kỳ Paris gục đầu trên vai nhau. Paris tiễn nhau ở gare De Lyon, ở phi trường Orly, Áo Lụa Hà Ðông, Tháng Sáu Trời Mưa, Cần Thiết của Sài Gòn 1956 và những năm kế tiếp, Nga 1955, Tiễn biệt đầu tiên. 1953, hai bài Paris 54 và 55. Thơ tình của những ngày tháng hôn nhân đến trước thơ tình của tuổi học trò. Áo Lụa Hà Ðông, Tuổi Mười Ba, Tháng Sáu Trời Mưa trình làng ở Sáng Tạo, khi đã trở về Việt Nam, làm khoảng thời gian 56-57. Nga in trên tờ thiệp báo hỷ, bài thơ tương đối dài làm cho người bạn ấn loát in tặng phải chọn lựa tờ giấy lớn hơn thiệp báo hỷ rồi gấp lại làm ba. Tờ thiệp báo hỷ của tôi in trên khổ giấy năm rưỡi tám rưỡi, giấy bảy chục gam, loại láng, in chữ nghiêng, tới chữ O của ‘môi em tròn như chữ O’ câu thơ in nghiêng, anh bạn ấn công chỉ cho tôi thấy chữ O anh đã chọn kiệu chữ thẳng, rất tượng hình thơ...”
    Last edited by Lão K; 13-06-2009 at 06:48 AM.

  7. #7
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Áo Lụa Hà đông



    Photo by TMV


    Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
    bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

    anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
    mà mua thu dài lắm ở chung quanh
    linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
    bay vội vã vào trong hồn mở cửa

    gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
    gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
    thơ học trò anh chất lại thành non
    và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

    em không nói đã nghe từng gia điệu
    em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
    anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
    với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

    em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
    trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
    nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
    để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

    để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
    giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
    em đi rồi, sám hối chạy trên môi
    những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

    em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
    giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
    anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
    Nguyên Sa
    Last edited by Lão K; 13-06-2009 at 06:47 AM.

  8. #8
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM?



    [
    Photo by TMV


    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về em có còn ngoan
    Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
    Em có tìm anh trong cánh chim

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về giữa bến sông Seine
    Anh về giữa một giòng sông trắng
    Là áo sương mù hay áo em?

    Em có đứng ở bên bờ sông?
    Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
    Anh về có nương theo giòng nước
    Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

    Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
    Mỗi lần tan một chút sương sa
    Bao giờ sáng một trời sao sáng
    Là mắt em nhìn trong gió đưa...

    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ gọi là mây
    Ngày sau hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

    Anh sẽ chép thơ trên thời gian
    Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
    Vì em hay một vừng trăng sáng
    Ðã đắm trong lòng cặp mắt em?

    Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
    Anh đàn mà chả có thanh âm
    Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
    Ðể lúc xa vời đỡ nhớ nhung

    Paris có gì lạ không em?
    Mai anh về mắt vẫn lánh đen
    Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...
    Nguyên Sa
    Last edited by Lão K; 13-06-2009 at 06:46 AM.

  9. #9
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    NGA


    Painted by Đinh Cường


    Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
    Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
    Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
    Ðể anh giận sao chả là nước biển...

    Tại sao Nga ơi, tại sao...
    Ðôi mắt em nghẹn như sát từng lần vỏ hến
    Hơi thở trùng như sợi chỉ không căng
    Bước chân không đều như chiếc thưóc kẻ ai làm cong
    Ai dám đển ở ngoài mưa, ngoài nắng!

    Nói cho anh đi, Nga ơi...
    (em làm ơn chóng chóng)
    Lại bên anh đi - bằng một lối rõ thật gần
    Bằng một lối gần hơn con đường cong
    Bằng một lối gần hơn con đường thẳng
    Bằng đôi má hồng non, bằng mắt nhìn trinh trắng
    Bằng những lời yêu mến tan trên đôi môi...

    Và cười đi em ơi,
    Cười như sáng hôm qua.
    Như sáng hôm kia...
    Cười đi em
    Cười như những chiều đi học về
    Em đố anh Paris có bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ
    Và anh đố em: Em có nhớ
    Mỗi ngày bao nhiêu lần anh hôn em ?...

    Cười đi em
    Cười rõ thật nhiều đi em...
    Rồi đố anh
    Cho anh không kịp đếm
    Cho anh tan trong niềm vui
    Cho bao nhiêu ngọn đèn xanh, đèn đỏ thi nhau cười
    Vì hai bàn tay chúng mình sát lại
    (tay anh và tay em)
    Nhớ hai giãu phố chạm vào nhau
    Hai giãy phố chúng mình vẫn đi về
    Em nhớ không ?...

    Em nhớ không, đã có lần anh van em
    Ðã có một lần lâu hơn cả ngày xưa
    Em sợ thời gian buồn nhu mọt nhấm từng câu thơ
    Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
    Mắt e ngại như từng con chỉ rối
    Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
    Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
    Không dám chọn lấy một ga hò hẹn
    Em nhớ không , anh đã van em
    (và em còn van em như ngày xưa...)
    Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô
    Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi
    Anh van em đừng nhìn anh và đừng cười gượng gạo
    Em đừng cười như ngọn bấc gần hao
    Những nụ cười vướng trên đôi gò má xanh xao
    Những nụ cười vướng trên mắt nhìn trắng đục
    Ðừng để anh nhìn em rồi nghẹn ngào chớp mắt
    Như hai vì sao le lói trong đêm sương mù
    Ðừng để thời gian dầy như trăm vạn lớp chấn song thưa
    Về xen giữa hai bàn tay sầu tủi!...

    Em nhớ không , anh đã van em đừng buồn
    Anh đã van em đừng để những nụ cười chắp nối
    Mắt anh sẽ mờ vì những vết kim khâu
    Và anh buồn, rồi lấy ai mà dỗ nhau
    Lấy ai mà dỗ hai con chó ốm! ...

    Em nhớ không cả một hôm trời mưa
    Một hôm trời mưa tấm tức
    Một hôm trời mưa không ướt cánh chuồn chuồn
    Những hạt mưa không đan thành mắt áo len
    Những hạt mưa không làm phai màu nước mắt
    Em đã khóc, anh đã khóc và chúng mình đã khóc
    Bước chân lê trên những hè phố không quen
    Chúng mình đã khóc vì không được gần nhau như hai con chim
    Chúng mình đã khóc vì không có tiền làm lễ cưóoi , lễ xin
    Và em nhơ không , chúng mình đã hỏi nhau:
    Tại sao phải làm lễ tơ hồng
    Tại sao phaỉ nhờ người ta buộc chỉ vào chân
    Khi tay em đã vòng ra đằng sau lưng anh
    Khi tay anh đã vòng ra đằng sau lưng em
    Người ta làm thế nào cắt được
    Bốn bàn tay chim khuyên!...

    Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau

    Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
    Anh sẽ hôn đền em
    Và anh bảo em soi gương
    Nhìn vết môi anh trên má
    Môi anh tròn lắm cơ
    Tròn hơn cả chữ O
    Tròn hơn cả chiếc nhẫn
    Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay !...

    Chúng mình lấy nhau
    Cần gì phải ai hỏi
    Cả anh cũngkh cần phải hỏi anh
    "Có bằng lòng lấy em?..."
    Vì anh đã trả lời anh
    Cũng như em trả lời em
    Và cũng nghẹn ngào nước mắt !...

    Và em sẽ cười phải không em
    Em sẽ không buồn như một con chó ốm
    Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
    Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
    Ðể anh giận sao chả là nước biển!...

    Em sẽ cười phải không em
    Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau!...
    Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
    Không ai cấm được anh làm cả bài thơ
    Với một chữ N
    Với một chữ G
    Và với một chữ A
    Người ta có thể đọc một câu, hai câu, hay cả ba
    Người ta có thể không thích
    (thì người ta không thích một mình)
    Nhưng người ta không cấm được anh yêu bài thơ của anh
    Nguyên Sa


    Nguyên Sa uống thuốc liều nên mới dám gọi vợ mình là "con chó ốm"

  10. #10
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân....

    Phần 3
    Nguyên Sa và chiến tranh


    Nguyên Sa còn làm thơ về những ngày ở lính và chiến tranh ở đây đã được nhìn ngắm với con mắt của người trong cuộc. Một cuộc chơi tàn bạo được bày ra với tất cả những sự phi lý của nó. Những người tham dự, dù tình nguyện hay bắt buộc, cũng bị lôi đi trong con lốc mịt mờ của thời thế.

    Có một thời gian trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ông làm việc trong "Chung Sự Vụ". Đây là một đơn vị tiếp nhận thi hài của những người lính chết trận, lo việc hậu sự và giao lại cho gia đình mai táng. Có lẽ đây là chuỗi ngày đau khổ nhất khi ông phải chứng kiến sự tột cùng đau khổ của những người bất hạnh khi người thân nằm xuống trong một cuộc chiến phi lý, huynh đệ tương tàn.

    Trong khoảng thời gian này, ông làm bài thơ "Sân Bắn" và ông đã viết về bài thơ này như sau


    “Khi Sân Bắn, thơ, đến với tôi, bia cũng tới, đầu tiên, không có chân tay, cảm xúc của thơ mang cho Sân Bắn thơ thêm hình ảnh của ta, của địch, thân phận con người, sự vong thân của bản ngã...

    “Bầu trời của Sân bắn có bia lên, có thân người, có ta, có địch, có tay chân thừa thãi, có tác dụng của xạ trường đến nơi thính giác và cả trí tuệ. Óc tai, hình nhân, giấy bồi, hầm bia, đạn đầu lửa bay trong những buổi thực tập tác xạ ban đêm. Tôi biết kỹ thuật thi nhân từ trước khi thực hiện Sân Bắn, từ lâu. Cũng như nhiều người làm thơ, tôi có một thời kỳ lục bát buổi đầu đời. Thi nhân vừa dẫn bài thơ vô, vừa dẫn từ câu này qua câu kia từ đoạn này sang đoạn khác. Luận lý của suy luận là do đó, là cho nên, là vậy thì. Có thể là tất cả những từ đó và những từ tương tự khác cùng loại.

    Tất cả mọi người đều phải chết

    Socrate là người

    Socrate phải chết

    Chân lý của kết luận chứa ẩn trong những đại tiền đề. Chân lý của tiền đề, bằng những do đó, là vậy thì, là cho nên, đi tới kết luận. Nói rõ ra cũng tốt, không nói tới cũng tốt. Từ ngữ hiện hay ẩn đưa tới kết luận là đưa tới chân lý tất yếu đã nằm trong những tiền đề. Thi nhân của thơ đưa tới những kết luận khác biệt, không tiên liệu trước được, nhảy qua trùng điệp những đồi núi, những bình nguyên rơi xuống một miền đất của riêng. Bia lên mở ra thân người, mở ra thế giới mà khoảng cách giữa ta và địch bị tiêu hủy bởi cái chết, mở ra sự thừa thãi của tay chân, sự bất lực của giác quan và trí tuệ. Trong Sân Bắn, thi nhân hơn một nửa làm nhiệm vụ của liên tự, nó cho phép nói nhiều với ít chữ hơn.

    Bầu trời của thơ không phải là bầu trời của sân bắn xạ trường. Bầu trời Sân Bắn thơ có những đám mây của nó, có vài phần vật liệu từ hơi nước bay lên, nhưng lại có nhiều phần mây có màu sắc bay tới từ thế giới nội tâm, có những đám mây màu sắc tình cảm, đám mây màu sắc suy tư, đám mây màu ngậm ngùi thân phận.

    Chủ nghĩa tả chân và những anh em của nó, như tả chân xã hội, khó lòng mang lại bầu trời thơ, vì không gian của nó hạn hẹp, chỉ có mây của nước bốc hơi, không có chỗ nào cho những đám mây tuyệt vời kia.”


    Không chữ nghĩa nào có thể diễn đạt được sự thê lương của mạng sống con người trong chiến tranh như câu cuối của bài thơ "Nghìn cây nến thắp trên đầu đạn bay"

    Last edited by Lão K; 13-06-2009 at 07:44 AM.

Trang 1 / 4 123 ... LastLast

Chủ đề tương tự

  1. Thác Giang Điền
    By travelvietnam in forum Du Lịch Đó Đây
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-04-2011, 11:26 AM
  2. Núi non Hà Giang
    By Quỳnh_muộn in forum Du Lịch Đó Đây
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 03-12-2009, 05:43 PM
  3. Pha Lê làm người đẹp giang hồ
    By TeacherABC in forum Tin tức - Đời sống Điện ảnh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 24-09-2009, 08:57 AM
  4. Lưu Hương Giang - Vol.1
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Links Download Nhạc Việt
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 28-07-2009, 11:39 AM
  5. Thành phố mưa bay - Bằng Giang
    By Nguyên Thoại in forum T
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 18-06-2009, 10:21 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •