Trang 4 / 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Bài 31 đến 34/34

Chủ đề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

  1. #31
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

    Cô hái mơ

    Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ,
    Say nhìn xa rặng núi xanh lơ,
    Khí trời lặng lẽ và trong trẻo,
    Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ

    Hỡi cô con gái hái mơ già !
    Cô chửa về ư ? Đường thì xa
    Mà ánh trời hôm dần một tắt
    Hay cô ở lại về cùng ta?

    Nhà ta ở dưới gốc cây dương
    Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
    Có suối nước trong tuôn róc rách.
    Có hoa bên suối ngát đưa hương.

    Cô hái mơ ơi !
    Chẳng trả lời nhau lấy một lời.
    Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng.
    Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.

    Nguyễn Bính



  2. #32
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

    Kỳ 7: Nỗi buồn ở xóm Ngự Viên


    Huế là mảnh đất nhiều duyên nợ với Nguyễn Bính. Trên hành trình rong chơi, ông đã nhiều lần đến Huế. Vì thế có một số bài thơ hay được viết ra ở đây, trong đó nổi bật là hai bài thơ Xóm Ngự Viên và Giời mưa ở Huế.

    Xóm Ngự Viên nằm trong tập Mười hai bến nước, được xuất bản năm 1942, có thể nói là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính, tuy nhiên nó lại ít được đề cập đến. Ở nơi có tên gọi xóm Ngự Viên ấy vốn là vườn Thượng Uyển, còn gọi vườn Ngự Uyển, là chỗ để vua cùng quần thần dạo chơi. Nhưng cho đến khi Nguyễn Bính tới đó vào tháng 9 năm 1941 thì vườn Ngự Uyển chỉ còn là dấu tích. Thay vào đó là một xóm nghèo mọc lên:

    Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
    Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
    Mụ vợ bắc nam người tứ xứ
    Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
    Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa
    Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên
    Nhọc nhằn tiếng cú trong đêm vắng
    Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn

    Mặc dầu nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại, triều đình Huế vẫn còn vua - quan - hoàng hậu đủ cả nhưng đấy chỉ là hình thức. Ở xóm Ngự Viên lúc ấy Nguyễn Bính đã thấy cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến rồi:

    Khoa cử bỏ rồi thôi hết Trạng
    Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
    Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
    Dân thường qua lại lối đi quen

    Những thành phần trong hoàng tộc đã trở thành kẻ bình dân như thế, thì thời thế đã quá đổi thay rồi. Nên vui hay nên buồn? Có lẽ đấy là quy luật của trời đất, con người không thể cưỡng lại được như mấy câu thơ sau đây của Tố Hữu viết về triều đại phong kiến cuối cùng ấy:

    Ý chết đã phơi vàng héo úa
    Mùa thu lá sắp rụng trên đường
    Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa
    Cây hết thời xanh đến tiết vàng

    (Dửng dưng)

    Tuy nhiên đối với Nguyễn Bính thì lại khác. Trong tâm tưởng của thi nhân, cảnh chiều tàn của chế độ vua quan ngàn năm ngự trị ấy đã gợi lên những nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Ở điểm này, Nguyễn Bính và Vũ Đình Liên đã gặp nhau. Vũ Đình Liên sau khi xem lễ Nam Giao vào năm 1936 ở Huế xong đã viết mấy câu thơ: "Lòng ta là những hàng thành quách cũ/Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa".

    Đấy là tâm trạng hoài cổ, thể hiện bằng sự tiếc nuối bâng quơ những vàng son quá khứ. Có điều những vàng son ấy thi nhân không hề can dự vào. Sự tiếc nuối không có lý do chính đáng nào để tồn tại, nhưng lòng người vẫn không ngăn được tiếc nuối. Tiếc cho thời đại vua chúa đã về chiều, những công tằng tôn nữ phải ngồi đan từng chiếc áo kiếm sống qua ngày, những khoa thi không còn để mà "Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý". Tiếc không còn cảnh vua cùng hàng đoàn cung tần mỹ nữ dạo chơi trong vườn Ngự Uyển để mà:

    Đức vua một sớm đầu xuân ấy
    Lòng đẹp theo giời, dạo Ngự viên
    Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
    Theo gót nhà vua nở gót sen

    Ở đây ta thấy thêm một đặc điểm nữa đối với Nguyễn Bính mà lâu nay ta không để ý đến. Ta đã để sót một đặc điểm quan trọng đối với thơ Nguyễn Bính. Đó là chất hoài cổ mà nói rộng ra hơn là hoài vọng. Mỗi thi nhân, dù ít dù nhiều đều có một chút tình cảm đó trong con người nhưng ở Nguyễn Bính, tình cảm này hiện ra rất thường xuyên và đậm nét. Riêng ở đây, trong bài thơ này, tình cảm đó hầu như lai láng. Đó là một thứ sương khói bềnh bồng phủ lên lời thơ, khiến lòng người cô quạnh. Một thứ "buồn tàn thu":

    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
    Giời đem hoa cỏ giả vườn tiên

    Chúng ta thấy trong nhiều bài thơ, thông thường cái buồn đến ngay trong thực tại. Buồn vì lý do chia ly, buồn vì cảnh vật buồn... Chẳng hạn như cái buồn của Huy Cận trong câu thơ "Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế/Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường" hay là trong câu thơ của Lưu Trọng Lư "Chừ đây trăng nước não nùng/Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn"... Những nỗi buồn ấy có lý do rõ ràng. Nhưng ở đây thì lại khác. Ở đây cái buồn không đến từ ngay cảnh thực tại mà là vì "Khách du lần giở trang hoài cổ/Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên".

    Ta thấy ở cái xóm Ngự Viên nghèo ấy, có lẽ không ai có thời gian để mà buồn nhiều vì mải kiếm kế sinh nhai. Chỉ có một mình thi sĩ của chúng ta ngồi tưởng tượng lại đủ thứ để mà buồn thôi:

    Tay ai đấy nhỉ gieo cầu đấy
    Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn
    Trạng bắt sai rồi, lầu rủ sáo
    Có người đêm ấy khóc giăng lên
    Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
    Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền?

    Từ chỗ tưởng tượng ra như thế rồi thi sĩ buộc cái buồn vô cớ vào lòng mình:

    Khách du buồn mối buồn sông núi
    Núi lỡ sông bồi cảnh biến thiên...
    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên

    Nguyễn Bính làm xong bài thơ Xóm Ngự Viên trong một buổi chiều quạnh hiu nào đó rồi viết treo lên vách để ngâm ngợi và Yến Lan khi đến Huế đã được đọc bài thơ trên vách nhà đó. Bài thơ có lẽ làm cho Yến Lan chạnh lòng và cũng khiến lòng ta ngẩn ngơ như vừa đánh mất cái gì. Lâu nay ta cứ nghĩ, chỉ có Vũ Đình Liên mới làm được và làm hay những câu thơ hoài cổ như vậy. Ta không ngờ rằng, với Xóm Ngự Viên, Nguyễn Bính hầu như đã chiếm cái vị trí ấy của tác giả Ông đồ. Cái cảnh chiều tàn trong Ông đồ của Vũ Đình Liên không thể làm bâng khuâng lòng người bằng cái cảnh chiều tàn ở xóm nghèo Ngự Viên này. Bởi đây mới chính là cảnh chiều tàn của chế độ phong kiến ngàn năm. Cả một vàng son rực rỡ đọng lại trong hình ảnh Tôn nữ ngồi đan áo bên đường, nghèo nàn hơn cả thường dân. Vua quan, quần thần, hoàng hậu, công chúa, trạng nguyên, cung tần mỹ nữ, những yến tiệc, những cuộc dạo chơi, lầu son gác tía, hoa cỏ vườn tiên, tất cả được tái hiện lại và rồi vụt tắt đi, để lại hiện ra một xóm nghèo xơ xác. Đó chính là xóm Ngự Viên:

    Giậu đổ dây leo suồng sã quá
    Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
    Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
    Xóm vắng rêu xanh những lối hèn

    Xóm vắng này có lẽ ít ai chú ý đến nó. Vì nó chẳng là gì cả trong đời sống thực tại khi đó. Chỉ có một mình thi nhân của chúng ta đến đây "lần giở trang hoài cổ" để buồn và hôm nay để lại cho đời những vần thơ da diết ấy mà thôi.

    (Còn tiếp)
    Trần Đình Thu

  3. #33
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

    Xóm Ngự Viên

    Lâu nay có một người du khách
    Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
    Giậu đổ dây leo suồng sã quá
    Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
    Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá
    Xóm vắng rêu xanh những lối hèn
    Khách du lần giở trang hoài cổ
    Mơ lại thời xưa xóm Ngự Viên.

    Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển
    Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
    Sớm Đào, trưa Lý, đêm Hồng Phấn
    Tuyết Hạnh, sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên
    Cung tần mỹ nữ ngời son phấn
    Theo gót nhà vua nở gót sen
    Hương đưa bát ngát ngoài trăm dặm
    Cung nữ đa tình vua thiếu niên
    Một đôi công chúa đều hay chữ
    Hoàng hậu nhu mì không biết ghen.
    Đất rộng can chi mà đổi chác
    Thời bình đâu dụng chước hòa Phiên
    Mẫu đơn nở đỏ nhà vua nhớ
    Câu chuyện: “Hô lai bất thượng thuyền”[1]

    Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển
    Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
    Gót sen bước nhẹ lầu tôn nữ
    Ngựa bạch buông chùng áo Trạng nguyên
    Mười năm vay mượn vào kinh sử
    Đã giả xong rồi nợ bút nghiên
    Quan Trạng tân khoa tàn tiệc yến
    Đi xem hoa nở mấy hôm liền
    Đường hoa, má phấn tranh nhau ngó
    Nhạc ngựa vang lừng khắp bốn bên
    Thắp hương tôn nữ xin trời phật
    “Phù hộ cho con được phỉ nguyền”.
    Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý
    Quả cầu nho nhỏ bói lương duyên
    Tay ai ấy nhỉ gieo cầu đấy?
    Nghiêng cả mùa xuân Trạng ngước nhìn.
    Trạng bắt sai rồi, lầu rủ sáo
    Có người đêm ấy khóc giăng lên
    Bóng ai thấp thoáng sau bờ trúc
    Chẳng Tống Trân[2] ư cũng Nguyễn Hiền[3]?
    Khách du buồn mối buồn sông núi
    Núi lở sông bồi cảnh biến thiên

    Ngự viên ngày trước không còn nữa
    Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên
    Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng!
    Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
    Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo
    Dân thường qua lại lối đi quen.
    Nhà cửa xúm nhau thành một xóm
    Cay nồng hơi thuốc lẫn hơi men
    Mụ vợ bắc nam người tứ xứ
    Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
    Đổi thay tình nghĩa như cơm bữa
    Khúc “Hậu đình hoa”[4] hát tự nhiên.
    Nhọc nhằn tiếng cú trong thanh vắng
    Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn…

    Hôm nay có một người du khách
    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.

    Nguyễn Bính

    ---------------
    1. Lấy từ bài thơ của Lý Bạch:

    Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên
    Trường An thị thượng tửu gia miên
    Thiên tử hô lai bất thượng thuyền
    Tự xưng thần thị tửu trung tiên

    (Ta đây một đấu viết trăm bài
    Xóm chợ li bì quán rượu chơi
    Thuyền ngự chẳng sang vua gọi mặc
    Rằng ta uống rượu cũng tiên rồi)
    2. Trạng nguyên đời vua Lý Nam Đế, tục truyền đỗ Trạng năm lên 7 tuổi
    3. Trạng nguyên đời vua Trần Thái Tông, đỗ Trạng năm 13 tuổi
    4. Hậu đình hoa (”Hoa ở sân sau”) là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát của Trần Hậu chủ đời Hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420-587).

  4. #34
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Tìm hiểu thế giới thi nhân.... (Nguyễn Bính-Thi sĩ giang hồ)

    Giờ mưa ở Huế

    Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
    Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
    Giời mờ ngao ngán một loài mây .

    Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
    Đập Đá mênh mang bến nước đầỵ
    Đò vắng khách chơi nằm bát úp
    Thu về lại giở gió heo may ...

    Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
    Bốn tháng hình như kém mấy ngày
    Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh
    Để rồi nằm mốc ở nơi đây

    Thuốc lào hút mãi người ra khói
    Thơ đọc suông tình hết cả hay
    Túi rỗng nợ nần hơn Chúa Chổm
    áo quần trộm mượn, túng đồ thay.

    Hàng xóm có người con gái lẻ
    Ý chừng duyên nợ với nhau đây
    Chao ơi! ba bốn tao ân ái
    Đã đủ tan tành một kiếp trai.

    Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ!
    Đành phụ nhau thôi, kẻo đến ngày
    Khăn gói gió đưa sang xứ lạ
    Ai cười cho được lúc chia tay ?

    Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
    Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ ?
    Mà nhớ mà thương đến thế này !

    Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lại
    Vung vãi ân tình khắp đó đây.
    Mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo
    Cả đến ông giời cũng đổi thay

    Gia đình thiên cả lên thành thị
    Buôn bán loanh quanh bỏ cấy cày
    "Anh em cánh nhạn người Nam Bắc
    Tâm sự hồn quyên lệ ngắn dài ..."

    Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
    Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
    Hai đứa bàn nhau uống rượu say

    Nón lá áo tơi ra quán chợ
    Trơ vơ trên bến nước sông đầy
    Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả
    Chén ứa men lành lạnh ngón tay.

    Ôn lại những ngày mưa gió cũ
    Những chiều quán trọ, những đêm say
    Người quen nhắc lại từng tên một
    Kể lại từng nơi đặt dấu giầy

    Trôi dạt dám mong gì vấn vít
    Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây
    Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự
    Cúi mặt soi gương chén rượu đầy

    Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ
    Đôi lòng hòa một vị chua cay
    Đứa thương cha yếu thằng thương mẹ
    Cha mẹ chiều chiều ... con nước mây

    Không hiểu vì đâu hai đứa lại
    Chung lưng làm một chuyến đi đầy ?
    Giời mưa ở Huế sao buồn thế!
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày ...

    Nguyễn Bính

Trang 4 / 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Chủ đề tương tự

  1. Thác Giang Điền
    By travelvietnam in forum Du Lịch Đó Đây
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-04-2011, 11:26 AM
  2. Núi non Hà Giang
    By Quỳnh_muộn in forum Du Lịch Đó Đây
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 03-12-2009, 05:43 PM
  3. Pha Lê làm người đẹp giang hồ
    By TeacherABC in forum Tin tức - Đời sống Điện ảnh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 24-09-2009, 08:57 AM
  4. Lưu Hương Giang - Vol.1
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Links Download Nhạc Việt
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 28-07-2009, 11:39 AM
  5. Thành phố mưa bay - Bằng Giang
    By Nguyên Thoại in forum T
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 18-06-2009, 10:21 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •