Bài 1 đến 10/185

Chủ đề: Cùi Bắp™'s Blog

Hybrid View

  1. #1
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    808
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Cùi Bắp™'s Blog

    Xin phép CB cho LK mượn chút đất post một bài về Hoàng Cầm, nhà thơ mà LK vừa mê dòng thơ vừa kính phục sĩ khí của ông.

    Bài bình thơ này của Bích Nghi, viết về "Bên kia sông Đuống" và những bài thơ lễ hội Kinh Bắc của ông.



    Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trang giấy điệp
    (Bên kia sông Đuống)

    Chỉ vài nét chấm phá, Hoàng Cầm không những đã truyền được hương vị, màu sắc, chất liệu của sản vật quê hương ông mà còn thổi vào đó linh hồn ngàn đời của đất trời Kinh Bắc. Những bức tranh Mẹ con đàn lợn âm dương, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Đánh ghen... chắc chắn còn đọng lại mãi trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam như hương lúa nếp thơm nồng. Câu thơ tuyệt nhiên không nhắc đến Mùa Xuân, cũng không nói đến ngày Tết, vậy mà khi đọc, chúng ta cảm nhận niềm hân hoan của những ngày Tết cổ truyền.

    Nhắc đến Hoàng Cầm không thể không nhắc đến 'Bên Kia Sông Đuống.'Đây là bài thơ nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp. Không phải vì nhạc điệu, cũng không phải vì mục đích tuyên truyền mà bài thơ nổi lên hơn tất cả những bài thơ khác xuất hiện cùng thời. Bên Kia Sông Đuống nổi bật bởi tính sử thi của tác phẩm.

    Bài thơ ngợi ca lòng yêu quê hương, rộng ra là lòng yêu nước, của một lớp thanh niên trí thức trong những ngày đầu kháng chiến. Hình ảnh mà Hoàng Cầm miêu tả trong bài thơ nhắc nhở một cách thao thiết những yếm thắm, những lụa hồng, những trẩy hội... Bất cứ ai, khi đọc lên, đều thấy hiển hiện màu sắc thanh bình, đã từ lâu không còn nữa...

    Bao giờ về bên kia sông Đuống
    Anh lại tìm em
    Em mặc yếm thắm
    Em thắt lụa hồng
    Em đi trẩy hội non sông
    Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh


    'Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” bừng nở cả không gian Kinh Bắc. Ánh sáng nào thành em mà tỏa sáng? Tỏa sáng bởi nụ cười của em, nụ cười rất đẹp, rất lạ, rất khó nắm bắt, được vờn vẽ bằng ngòi bút siêu thực và nhìn bởi không gian tâm linh của Hoàng Cầm. Bài thơ khép lại với khát vọng trở về. Về với 'sông Đuống,' về với quê hương, về với cội nguồn để tận hưởng Mùa Xuân của tạo vật, tận hưởng Mùa Xuân của lòng người. Về với 'Em!'

    Có thể nói, trong nền thơ Việt Nam hiện đại, khó có ai hơn được Hoàng Cầm khi viết về Kinh Bắc, đặc biệt về lễ hội Kinh Bắc. Không hẳn Kinh Bắc là vùng đất cổ còn lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa dân gian, mà hội hè còn là mặt chủ yếu của đời sống phi chính thức, đời sống thứ hai. Chính hội hè đã điểm trang, đã cân bằng lại đời sống thường ngày. Tất cả những hình thức hội hè ấy, nằm ngoài phạm vi sinh hoạt nhà nước, mang tính chất mua vui, chứ không mang hơi hướm tôn giáo cần sự trang nghiêm. Chúng tạo ra bên cạnh cuộc sống chính thức một thế giới thứ hai và cuộc đời thứ hai. Những hội hè Kinh Bắc được thể hiện trong thơ Hoàng Cầm như : Hội Long Khám, Hội Vân Hà, Hội Gióng, Hội Lim, Hội đền tám vua triều Lý... đặc biệt là Hội chen Nga Hoàng: nửa đêm đèn nến tắt phụt, cho phép trai gái thỏa nguyện cái tình lớn lao, say mê vào bậc nhất đời sống của con người. Trong mùa lễ hội, người đàn bà vốn bị xem thường, bạc đãi sẽ tìm lại được bản thân mình trong các hội thi trổ tài khéo léo: Thi sợi bún, Thi ăn mía thổi cơm, Thi đánh đu, Thi hát đúm, Thi dệt vải, Thi thêu gấm. Không có nhà thơ nào viết về lễ hội nhiều và hay như Hoàng Cầm.

    Những câu thơ viết về hội hè, đình đám của Hoàng Cầm làm thăng hoa trong thơ Việt một không gian vừa thực vừa ảo, biến hóa khôn lường... tất cả được vẽ bằng một ngòi bút tài hoa, quyến rũ. Hãy nghe Hoàng Cầm thầm thì với cọng bún Kinh Bắc:

    Ơi đêm Đông Hồ
    Nát nhầu thân tố nữ
    Sợi bún ngà vá lại dung nhan
    (Thi sợi bún)


    Và rồi theo vết Xuân Hương, ông đánh đu cảm hứng của mình giữa Mùa Xuân rộn rã:

    Luồn tay ôm say giấc bay lay đỉnh núi
    Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành
    Đùi chảy búp dài thon nhún vội
    Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh
    (Thi đánh đu)


    Đừng rụt rè, hãy đam mê, như Hoàng Cầm đã từng đam mê:

    Chen Nga Hoàng
    Len chèn nguyệt tận
    Phụt nửa đêm đèn nến tắt
    (...) Hỗn mang mê vô cùng
    Địa đàng say tới tấp
    Không giờ không
    Thăm thẳm nguyện cầu hơi em nồng

    Nhẩn nha thôi
    Ôi dùi nhẹ buông tênh... tang vờ câm
    Ai nện xin thương ngầm
    Gõ hờ đôi ba tiếng cuối buồn vang âm
    Vì tay ải tay ai
    Chưa nguôi tê mê thầm
    (Hội chen Nga Hoàng)


    Trong Hội chen Nga Hoàng, chúng ta nghe Hoàng Cầm thầm thì với ngữ điệu và trong những đam mê huyền ảo đó, giới tính không còn phân biệt được nữa. Những nốt nhạc trầm trong thơ ông quấn quýt không gian ân ái trong hơi thở đêm của Mùa Xuân bất tận. Mùa Xuân của luyến ái, của tái sinh.

    Hoàng Cầm yêu cuộc sống đến từng hơi thở, từng nhịp đập của con tim qua mỗi câu trong đời thơ của ông. Tác phẩm của Hoàng Cầm luôn toát lên sự giản dị của tâm hồn, lòng trung kiên và tình yêu vô bờ đối với mảnh đất Kinh Bắc. Hoàng Cầm muốn chúng ta cùng ông lắng nghe đời sống để nhận ra hương vị quê hương. Thơ Hoàng Cầm, như một bó hoa đẹp mà vẻ đẹp của mỗi bông hoa được thắp lên bằng chính ánh sáng của tài năng nghệ thuật.
    Last edited by Lão K; 08-05-2010 at 07:54 AM.

Chủ đề tương tự

  1. Blog bị khóa
    By ngayhomqua in forum Hỗ trợ thành viên
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 20-06-2011, 07:08 PM
  2. Blog của bé XX
    By bexauxi in forum Scorpius (Bọ Cạp) & Aquarius (Bảo Bình)
    Trả lời: 11
    Bài cuối: 19-07-2010, 11:10 AM
  3. NK' blog
    By hương rừng in forum Virgo (Xử Nữ) & Capricorn (Nam Dương)
    Trả lời: 86
    Bài cuối: 27-04-2010, 01:05 PM
  4. Tịnh's blog
    By Tịnh in forum Gemini (Song Tử) & Cancer (Bắc Giải)
    Trả lời: 197
    Bài cuối: 23-04-2010, 08:08 AM
  5. Qua Cơn Mê Blog!
    By hiepsibongdem in forum Scorpius (Bọ Cạp) & Aquarius (Bảo Bình)
    Trả lời: 9
    Bài cuối: 28-11-2009, 09:26 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •