Xin trích thêm một clip hướng dẫn PowerPoint mang tính “thảm họa” để tham khảo:
*- Đưa một clip lên để hướng dẫn. Clip này lấy ảnh trên net làm nền cho bài thảo luận về luật của một sinh viên, nhưng không biết xóa đi những chi tiết không phù hợp (Trong ảnh là những chữ Tàu).
Biết sử dụng software, nhưng không có căn bản về mỹ thuật ứng dụng nên dựng 3D ngược với phối cảnh của chữ "Bài Thảo Luận":
*- Cũng tác giả này, trình bày một tiêu đề mà bẻ vụn các từ ra thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một màu, rồi làm hiệu ứng đổ bóng ; 3D đủ kiểu cho “ấn tượng”:
Tóm lại, để làm một clip phù hợp với tính chất THƠ và tránh được những lỗi lầm sơ đẳng, chúng ta nên giữ nhịp CHẬM, ÊM, NHẸ cho clip và cần chú ý:
1- Đừng sử dụng quá nhiều kỹ xảo chồng lớp, bay lượn, biến hình…cho hình ảnh, và đừng để tốc độ chuyển tiếp quá nhanh. Cái này chỉ phù hợp cho những thể loại khác.
2- Nên cẩn thận chọn những hình ảnh và nhạc nền phù hợp với nội dung thơ. Nếu cần, có thể chỉnh sửa trước khi đưa vào clip. Một hình ảnh không phù hợp, sẽ phá hỏng cả bài thơ. Nhạc nền cũng thế.
3- Đừng sử dụng nhiều font chữ cho bài thơ. Ngoài tựa bài và tên tác giả, xuyên suốt thân bài chỉ nên thể hiện bằng một font chữ mà thôi và nên chọn font chữ dễ đọc.
4- THƠ có mạch, có vần. Tuyệt đối đừng làm đoạn mạch, đứt vần khi cắt rời, đặt một câu thơ lên ảnh này, rồi chuyển tiếp một ảnh khác với một câu khác. (Thử tưởng tượng, ai đó mời ta thưởng thức một bài thơ bằng cách đưa ta một xấp ảnh, mỗi ảnh in một câu thơ trong bài thì ta thưởng thức như thế nào đây ?)
Khi tách, mỗi đoạn phải có ít nhất 2 câu - đối với lục bát , hay 4 câu với tứ tuyệt. (Những thể loại thơ khác ta sẽ tùy vào thể thơ, ý thơ mà tách)
Những đoạn thơ xuất hiện trước, sau khi cho dừng lại đủ thời gian để đọc, có thể chuyển chỗ, đổi màu, mờ dần v.v… nhưng không nên biến mất trước khi đoạn kế tiếp xuất hiện. Như thế đảm bảo mạch thơ + vần thơ sẽ liền lạc từ đầu đến cuối.
5- Chúng ta đọc chữ từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, nên khi sử dụng hiệu ứng để cho chữ chạy, cần thuận theo chiều đọc chữ: Phía trái chữ và dòng chữ bên trên nên cho xuất hiện trước.
Ví dụ: Chữ chạy vào từ cạnh đứng, thì nên từ cạnh phải chạy vào. Hoặc chữ chạy vào từ cạnh ngang, thì nên chạy từ dưới lên. Nếu ta làm ngược lại, chữ sẽ thò cái đuôi ra trước, và người đọc thường không có thiện cảm với kiểu này.
(Còn tiếp)