ĐH đã xem clip “mày mò” của chị.
Có thể tóm gọn các vấn đề cần chỉnh sửa như: Kịch bản; bố cục; sự tương phản; thời gian và cách thức hiển thị đặc trưng. Các cái đó ĐH sẽ phân tích rõ ở nội dung bài hướng dẫn tiếp theo.
Và chị cũng đừng hoảng lên khi đọc thấy các “vấn đề” nghe có vẻ to tát như trên nhé ! Vì là phân tích nên ĐH phải ghi rõ ra như thế và cũng không biết dùng từ ngữ nào khác để mô tả nó. Nhưng chị đừng lo. Từ ngữ nghe thì “hoành tráng” như thế, nhưng nó
“nhỏ như con thỏ” thôi.
Chị cũng đừng lo chuyện “thảm họa”. Thảm họa là khi nào mình đưa ra trình diễn chính thức kìa. Ngồi mô-tô phóng vi vu, lạng lách biểu diễn rồi té lăn ra giữa đường thì mới là “thảm họa”, chứ còn mới tập đi xe đạp hai bánh, té lên té xuống là chuyện bình thường chứ có ai gọi là thảm họa đâu ?
Chị mong được xem mẫu của ĐH làm khiến ĐH bỗng dưng chùn tay vì sợ !
ĐH không giỏi đến thế đâu !
Chuyện thưởng thức nghệ thuật thì chị TP cũng biết rồi, mỗi người mỗi kiểu. Thậm chí cùng một người, nhưng cảm nhận hôm nay thế này, ngày mai lại khác. Vậy nên khi ĐH đưa lên một mẫu làm ví dụ, chị hãy xem nó chỉ là một hướng dẫn về kỹ thuật (và hoàn toàn có thể thay đổi), chứ đừng nên xem đó là một khuôn mẫu về nghệ thuật. Kỹ thuật sẽ mở sẵn một con đường, và trên con đường đó, với sự cảm nhận tinh tế của riêng mình, chị sẽ khai phá thêm và tự tay thu lượm những hoa trái của nghệ thuật. Một đạo diễn sân khấu có thể chỉ đạo dàn dựng bố cục phông màn, ánh sáng, sắp xếp nhóm múa phụ họa , chỗ đứng, trình tự di chuyển trên sân khấu... và đề xuất cả trang phục cho một ca sĩ. Nhưng chinh phục được khán giả hay không thì lại phụ thuộc vào cách diễn xuất và giọng hát của chính ca sĩ. Đạo diễn không diễn xuất và hát giúp cho ca sĩ được.
Chúng ta đồng ý thế nhé ? Để ĐH…bớt sợ.
(Còn tiếp)