-
Newbie
Hiện tượng ỉa chảy và những điều cần biết
Ỉa chảy làm cho cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Đó là hiện tượng tăng số lần đi đại tiện, trên 3 lần trong ngày. Phân loãng như nước, có khi lẫn những chất khác. Cần có biện pháp chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như tính mạng con người.
Hiện tượng ỉa chảy là gì?
1. Thế nào là hiện tượng ỉa chảy
Theo tiêu chuẩn lâm sàng thì ỉa chảy được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong 1 ngày (>3 lần), trọng lượng phân cao bài tiết trên 200 g/ngày.
Cụ thể:
Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày
Trẻ em: đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày.
Tiêu ra chất lỏng trong phân.
Bình thường phân người chưa khoảng 60-90% là nước, nhưng đối với những người bị ỉa chảy thì hàm lượng chứa trên 90% nước. Nguyên nhân là do chuyển hoá quá nhanh qua hệ thống tiêu hoá; nếu một thành phần của phân ngăn chận ruột già hấp thu nước, hay nếu nước bị thải bởi ruột già vào phân. Theo qui luật thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì ỉa chảy sẽ xảy ra.
Hiện tượng ỉa chảy xảy ra dài ngày ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu đối với chất dinh dưỡng và các mô nào đó trong cơ thể khiến trẻ gầy gò, da nhăn nheo và giảm sức đề kháng của trẻ.
2. Phân loại ỉa chảy
Ỉa chảy được phân loại theo thời gian mắc bệnh ( cấp hoặc mãn tính), theo cơ chế bệnh (thấm lọc – osmotic hay bài tiết – secretory), độ nghiêm trọng (nhỏ hay lớn), hay đặc điểm của phân (nước, chất béo, hay có máu). Trong thực hành lâm sàng, thời gian mắc bệnh và đặc điểm bệnh là hai yếu tố có ích nhất trong việc chẩn đoán và điều trị.
Tiêu chảy cấp tính được định nghĩa là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần (có nơi định nghĩa dưới 2 tuần). Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần, ca bệnh được xem là tiêu chảy mãn tính.
Tiêu chảy thẩm thấu: Là hiện tượng tiêu chảy do một loại dung dịch mà ruột không thể hấp thu hoặc tiếp thu rất khó, gây áp lực thẩm thấu đến màng nhầy trong ruột, dẫn đến tình trạng thải nước thái quá. Hiện tượng sẽ khỏi khi ngưng ăn một thời gian ngắn.
Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng. Ví dụ về tiêu chảy cấp tính bài tiết là bệnh tả và các ca bệnh nhiễm vi khuẩn enterotoxigenic E coli (ETEC).
3. Nguyên nhân gây bệnh
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ỉa chảy:
Tác nhân vi rút
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ỉa chảy cấp tính. Trường hợp được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay gọi là “cúm dạ dày” (stomach flu)
Những vi rút gây tiêu chảy chủ yếu là:
- Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
- Adenovirus
- Caliciviruses
- Astrovirus
Tác nhân vi trùng
Một số vi trùng (hay còn gọi là “vi khuẩn”) có thể là nguyên nhân của tiêu chảy:
- Staphylococcus aureus (S. aureus)
- Clostridium perfringens
- Bacillus cereus
- Salmonella
- Shigella
- Escherichia coli (E. coli)
- Campylobacter jejuni
- Yersinia enterocolitica
- Vibrio parahaemolyticus
- Vibrio cholerae
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và sinh sống ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:
Giardia lamblia là ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái
Entamoeba histolytica là ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm.
Thuốc men
Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Một số thuốc thông thường là:
- Thuốc trụ sinh
- Thuốc chống cao huyết áp
- Nhuận tràng
- Antacids chứa magnesium
Chất hoá học
Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy:
- Rượu
- Cà phê
- Trà
- Kẹo chewing gum không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy
Bệnh
Buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai, v.v… cũng có thể gây ra ỉa chảy.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ
Ỉa chảy thường không nghiêm trọng và bệnh nhân tự hồi phục, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng cần phải đi khám ngay. Những trường hợp dưới đây cần sự tư vấn của bác sĩ:
- Đi tiêu chảy hơn 3 ngày
- Cảm thấy đau bụng hay đau ruột dữ dội
- Nhiệt độ trong người trên 38 độ C
- Đi tiêu chảy có máu trong phân hay phân màu hắc ín
- Dấu hiệu mất nước
Nguồn: Trangphuclinh.vn
-
Posting Permissions
- Bạn không thể tạo chủ đề mới
- Bạn không thể trả lời
- Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
- Bạn không thể hiệu chỉnh bài
-
Quy định của diễn đàn