Bài 1 đến 10/27

Chủ đề: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

Threaded View

  1. #15
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    335
    Thanks
    1.069
    Thanked 1.703 Times in 326 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Trích dẫn Trích dẫn của Triplec Xem bài viết
    Anh Độc hành thân mến,

    Anh đã hiểu sai ý của Triplec khi trích dẫn câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" rồi. ................................................

    Triplec 11.4.2012
    Triplec thân,

    Trong các topic mà nội dung thuộc dạng này, trước khi nêu lên ý kiến của mình , ĐH thường đọc rất kỹ bài mà mình muốn tham gia rồi suy nghĩ cặn kẽ, đôi khi phải để đến một hai ngày, bởi ĐH vẫn cho rằng đọc vội vàng rồi trả lời cẩu thả là mình không tôn trọng người khác. Cho nên, qua bài viết trước và lời giải thích kế đó của Triplec, ĐH thấy mình hiểu hoàn toàn đúng như Triplec giải thích chứ không sai, có chăng là chúng ta còn chưa suy nghĩ như nhau trong một số vấn đề.

    Giống như cuộn chỉ rối, muốn tháo gỡ phải tuần tự từng chút một. ĐH cũng xin xếp ra đây từng vấn đề một để gỡ, và tránh cho bài đừng quá dài, những phần không quan trọng lắm ĐH xin hẹn lại ở một CM khác

    Có một câu chuyện “tếu” thế này: Một anh ở Nam Cực gọi điện cho một anh đang ở sa mạc Sahara. Anh này than trời nóng như điên, anh kia cãi lại là trời đang lạnh cóng cả người. Cứ thế hai anh cãi nhau tưng bừng.
    Để không xảy ra chuyện dở hơi như hai anh chàng đó, nên dù đang “nóng bức giữa mùa hè”, ĐH vẫn thích thú đọc cẩn thận toàn bộ bài viết “mát lạnh như đầu xuân” của Triplec mà không chút thắc mắc , bởi ĐH ý thức được chúng ta đang có sự khác biệt: Một người “đã thấy quan tài” rồi, còn một người thì tự nhận là chưa.
    Rồi đến đoạn cuối cùng, bài viết đột ngột trích dẫn lời của người mẹ dạy con trong một tác phẩm nào đó: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!”

    Thông thường theo ĐH biết, ở những bài viết dạng này, sau khi tác giả trình bày hết mọi ý ở thân bài, thì phần kết thúc thường mang những thông điệp quan trọng nhất. Xem lại bài từ đầu thì ĐH thấy mình nhận định chắc chắn không sai. Tác giả không vô tình và cũng không lạc đề. Sau những câu chuyện kể về người tốt bên trên, thì đây chính xác là thông điệp mà tác giả muốn gửi đi. Và vì thông điệp này đã không còn là vấn đề nhận định chuyện vô cảm hay không vô cảm, nên khi thấy “lấn cấn” với nội dung của nó, ĐH mới xin phép tiếp tục câu chuyện từ chỗ này. (Cũng xin được nói thêm, câu nói này mang nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, mà những nội dung này thì rất hấp dẫn đối với ĐH. Chắc bởi vì thế, nên ngày xưa ĐH mới chọn sư phạm, và cái nghề đầu tiên trong đời ĐH là đi “gõ đầu trẻ”.)

    ĐH thấy mình đã hiểu đúng như Triplec giải thích: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” là câu nói của một bà mẹ dạy con, được trích từ một câu chuyện nào đó mà Triplec đã đọc , và Triplec chỉ bổ sung thêm một câu bên dưới : "Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt".

    Và như thế, khi ĐH phản biện câu “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” - với đúng ngữ cảnh trong gia đình người mẹ dạy con - là ĐH phản biện chính tác giả của câu nói đó, chứ không phải phản biện Triplec. Triplec chỉ đọc rồi thích nó, cho nên không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện đúng sai của câu nói này. Cả hai chúng ta đều chỉ là người đọc và nêu ý kiến đánh giá của riêng mình về tác phẩm đó mà thôi. ĐH cũng chưa bao giờ được đọc tác phẩm này ở đâu khác, mà chỉ đọc từ bài của Triplec. Nên khi đánh giá nó thì không riêng ĐH, mà cho dù là bất cứ một ai khác trong trường hợp này, cũng buộc phải giữ nguyên gốc như Triplec đã đưa lên, chứ không thể cộng thêm vào đó một câu, một từ nào khác không thuộc về tác giả rồi đánh giá nó được.

    "Không phải xin phép" ở đây là không phải xin phép những người trong gia đình – đó chỉ là cách hiểu và giải thích của Triplec - một người đã trưởng thành. ĐH cho rằng khi được dạy “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” thì không đứa trẻ nào phân tích được như Triplec cả. Một ông bố nói với con gái : “Bố sẽ không lại gần những ai lười vệ sinh tắm rửa hàng ngày !” thì chiều hôm đó, lúc mẹ đưa đi tắm, cô bé lôi hết mấy con búp bê và chú gấu bông to xù theo vào phòng tắm: “Bố bảo không cho ai lười tắm hàng ngày lại gần, mà khi con nằm với bố, con lại hay ôm chúng”. Cách hiểu của trẻ con là như vậy đấy.

    Dù để nguyên văn đúng như trong bài của Triplec:
    “…người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!
    Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt.”


    Hay thử nối 2 câu vào một cách liền lạc :
    “Làm người tốt thì không cần phải xin phép, bởi gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt”
    Thì nó vẫn là câu đố hóc búa ngay cả đối với người lớn, khi từ câu nói này phải suy luận được rằng : Ngoài phạm vi gia đình thì phải hỏi ý kiến người cần giúp hoặc xin phép cơ quan hữu trách trước khi muốn ra tay giúp người.

    Và phản biện của ĐH không chỉ nhằm nhấn mạnh cho rõ nội dung quan trọng đó, mà còn mở rộng luôn đến “phải xin phép ngay cả trong gia đình”, thì không phù hợp chỗ nào ?

    Dù không thấy Triplec đề cập, nhưng tiện thể ĐH vẫn xem lại luôn cách hành văn và dùng từ của mình trong bài phản biện, cũng không thấy gì không phù hợp với người lớn và cả trẻ con.
    Hay nội dung các ví dụ đã đưa ra không phù hợp để giáo dục trẻ ? Hãy thử đưa các tình huống trong các ví dụ của ĐH vào áp dụng cho việc giáo dục trẻ xem sao :

    -Với ví dụ 1 :
    Khi muốn giúp đỡ một bạn hoặc một người nào đó, trẻ nên ân cần hỏi trước: “-Bạn bị làm sao thế ? Để tôi giúp nhé ?” Nếu người ta đồng ý thì mới giúp. Người ta từ chối thì đừng cố giúp mà nên đi tìm người lớn. Như vậy sẽ tế nhị và lịch sự hơn nhiều chứ nhỉ ?

    -Với ví dụ 2:
    Khi thấy ai đó đánh rơi đồ đạc, trẻ nên lên tiếng gọi người đó trước: “- Bác ơi, bác đánh rơi…này” rồi sau đó hãy nhặt. Có thể người đánh rơi chưa nghe kịp, nhưng những người chung quanh đó sẽ nghe và hiểu hành động của trẻ hoàn toàn xuất phát từ lòng tốt. Tránh chuyện người lớn hiểu lầm rồi xúc phạm đến trẻ.

    -Với ví dụ 3:
    Khi nhặt được một món đồ không phải của mình, nếu ở nhà thì trẻ nên đưa ngay cho cha mẹ, nếu ở trường thì nộp thẳng cho thầy cô và báo rõ nơi đã nhặt được nó. Chuyện trả lại cho người đánh rơi là chuyện của người lớn. Tránh cho trẻ tự mở xem vì tò mò hay để tìm tên, địa chỉ người đánh rơi, tai hại khôn lường.

    ĐH thật sự không tìm thấy gì không phù hợp với cả người lớn và trẻ con trong bài phản biện của mình. Có chăng sự khác nhau là Triplec muốn giáo dục con theo như bài viết :”… Tạo cho con cái thói quen độc lập suy nghĩ… ” Rất tốt. Có sao đâu ? Diễn đàn có cái tuyệt vời ở chỗ đó. Mọi ý kiến tranh luận đều có giá trị như nhau và cùng tồn tại. Người đọc sẽ tự chọn lọc lấy những gì phù hợp nhất cho mình. Ớt cay có thể tối kỵ với người này nhưng lại là gia vị không thể thiếu cho người kia.

    Tuy nhiên, không loại trừ mình vẫn còn sai sót đâu đó mà vì chủ quan nên chưa nhìn thấy, ĐH vẫn mong đợi sự góp ý tận tình, chi tiết, nếu Triplec sẵn lòng.

    Còn về chủ đề chính, ĐH không hề cổ súy cho lối sống vô cảm, và đã trình bày rõ trong các CM trước:

    “…Bởi nhiều nguyên nhân, mỗi người thể hiện “tấm lòng” của mình một cách, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, và như thế thì chưa chắc người không hành động gì để giúp đỡ người hoạn nạn đã là người vô cảm.”

    Và:

    “…ĐH vẫn cầu mong cho những người tốt bụng đừng ai phải “thấy quan tài” để rồi “đổ lệ” , cho người người cư xử với nhau tràn đầy lòng nhân ái, như vậy cuộc sống sẽ tươi đẹp và đáng sống hơn. Đừng ai như ĐH - con chim đã trúng tên nên cứ thấy cành cong là khiếp sợ.”

    Đúc kết những ý kiến của mình, ĐH xin góp thêm vài điều vào “12 điều không thể và có thể”:

    -Người ta có thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người góp nhiều tiền của để làm từ thiện, nhưng người ta không thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người chỉ có thể làm từ thiện bằng lời cầu nguyện.

    -Người ta có thể gửi vô vàn lời cảm tạ quan khách đến dự tang lễ có mang theo vòng hoa hoành tráng và phong bì phúng điếu dày cộp, nhưng người ta lại không thể gửi một lời cảm ơn nhỏ nhoi cho người nhặt ve chai tình cờ đi qua đám tang đã đứng lại ngã nón, cúi đầu.

    Riêng định nghĩa hay khái niệm về người tốt, trong bài trước của mình ĐH đã nói rõ là nó quá sâu rộng. Đó là một cuộc đua marathon mà ĐH không có ý định tham dự, vì biết mình không đủ sức.

    Thân.
    Last edited by Độc hành; 11-04-2013 at 09:52 PM.

  2. Có 7 thành viên cám ơn bài của Độc hành:

    1100i (11-04-2013),Candy (23-04-2013),kehotro (12-04-2013),OA _ NỮ (12-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013),Triplec (12-04-2013)

Chủ đề tương tự

  1. Ngọc trong đá (Nhạc phim Ngọc trong đá)
    By Phương Lê in forum Nhạc Việt Online
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 06-05-2011, 06:55 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •