Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 LastLast
Bài 11 đến 20/27

Chủ đề: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

  1. #11
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.702
    Thanks
    1.284
    Thanked 650 Times in 114 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Em kinh nghiệm sống so với các anh chị là quá ít. Đọc hết các comment mà băn khoăn quá, một mớ hỗn độn và mông lung. Giờ không biết nên nhìn đời và ứng xử với đời qua lăng kính nào đây. Trái tim thì có nhưng cũng méo mó đi phần nào trước thực cảnh xã hội, nhất là với những người đang sống tại VN.
    Ôi, Đất nước tôi - bốn ngàn năm lịch sử, Hà Nội của tôi - ngàn năm văn hiến vậy mà chưa bao giờ có cảm giác thật bình yên, thật hồn nhiên để sống, đôi khi muốn làm người tốt cũng không phải dễ.

    Anh Độc Hành cũng đúng
    Chị Oa Nữ không sai
    Tặng Lão K nghìn like
    Ai chỉ tôi cách sống?

  2. Có 6 thành viên cám ơn bài của 1100i:

    Độc hành (03-04-2013),Boulevard (10-04-2013),Lão K (03-04-2013),OA _ NỮ (04-04-2013),Phu sinh (03-04-2013),TeacherABC (04-04-2013)

  3. #12
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    335
    Thanks
    1.069
    Thanked 1.703 Times in 326 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Trích dẫn Trích dẫn của Lão K Xem bài viết
    [COLOR="Green"]LK rất vui khi gặp lại ĐH. Từ lâu, LK vẫn thích đọc những bài viết thật thâm thuý và kiến thức sâu rộng của anh. ...
    Xin chào Lão K,

    ĐH rất cảm ơn Lão K vì lời khen tặng, nhưng thật tình ĐH cũng cảm thấy xấu hổ vì bản thân mình không được như lời khen. ĐH chỉ thấy ở mình duy nhất có một điều may ra có thể gọi là khá, đó là khi đưa lên DĐ điều gì cũng luôn hết sức tôn trọng người đọc bằng cách viết thật cẩn thận và dám nói thật những suy nghĩ trong lòng mình.

    Vâng. Nổ tung trời ở thế giới ảo, đánh bóng bản thân mình bằng đủ mọi cách thì rất dễ. Cái khó là dám nói thật lòng mình, nhất là khi chuyện nói thật đó có thể khiến cho mọi người xếp mình vào hàng thấp kém. Cụ thể ở đây là câu thuộc dạng “điều kiện cách”: NẾU…..THÌ ĐH xin chấp nhận làm người vô cảm.

    Cũng không có gì oan. Vì đã vô cảm thì làm sao người ta đánh giá cao mình được ! ĐH không biện bạch gì mà chỉ xin “tám” thêm đôi chuyện, xem như đáp ứng lời kêu gọi mọi người tham gia của Lão K .

    Dân gian VN có câu: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, mà sau này dựa vào đó có một dị bản khôi hài: “Chưa bị cạo đầu chưa thấy mát”. ĐH thì đã “thấy quan tài” rồi, hay nói theo cách khôi hài là “đã bị cạo đầu” rồi, nên luôn rất sợ.

    Tiếc là những cái ĐH thấy thì không lưu lại được bằng chứng gì nên phải đưa lên đây những bài báo đã được nhiều người đọc. Mà bài báo thì cho dù có đi đến chi tiết sâu như Lão K đề cập thì cũng chỉ là bài báo. Nó không thể là bằng chứng để kết tội hay giải tội. Bài báo chỉ để tham khảo. Người đọc buộc phải tự đánh giá những gì đáng tin hay đáng ngờ trong đó. Bởi có không ít những bài báo đưa tin chi tiết người này người nọ tuyên bố chắc như đinh đóng cột, rồi sau đó chính các người đó lại cải chính là không có ý như thế, chỉ tại các phóng viên hiểu sai !

    Về chuyện đang "tám”, ĐH cũng xin nói rõ thêm ở một vài chi tiết: Có khi thân nhân người bị nạn tố cáo mất tài sản là sự thật chứ không phải họ vu cáo. Bản thân ĐH đã chứng kiến một vụ tai nạn giao thông với trên chục nạn nhân. Xe cộ , ví, túi xách rải rác khắp trên đường. Có rất nhiều người xúm lại “nhặt giúp”. Thậm chí họ còn công khai lục túi nạn nhân lấy ví và phone “để xem địa chỉ nhà” và “gọi báo cho gia đình”. Khi Công An đến nơi thì chỉ còn lại xác xe và những tài sản không có giá trị. Một số người nhiệt tình giúp đỡ nhất lúc nảy bây giờ biến đâu mất. Những người còn ở lại ngẩn ngơ khi được Công An truy hỏi về tài sản của các nạn nhân.

    ĐH cũng đã chứng kiến một vụ tai nạn mà “nạn nhân” lại là kẻ cướp: Giả vờ gây tai nạn bằng cách lao vào xe rồi lăn ra nằm vạ. Lúc “người gây tai nạn” còn đang lo chăm sóc “nạn nhân” thì đồng bọn của “nạn nhân” xúm vào đánh hội đồng người đã “gây tai nạn” rồi cướp luôn xe chạy mất trong lúc người bị đánh còn chưa hoàn hồn.

    Và trước đây, vì công tác làm thống kê, phóng sự ngoài đường phố suốt ngày, nên rất nhiều lần ĐH gặp những “con người bất hạnh” bởi bệnh mãn tính. Khi thì bà bán bánh, lúc thì thằng bé bán khoai, bỗng dưng sùi bọt mép lăn ra đường, tay chân co giật. Vài cái bánh, mấy củ khoai rơi tung tóe. Người đi đường thấy tội nên góp mỗi người một ít tiền để giúp. Để rồi vài giờ sau, lại thấy cũng những “con người bất hạnh” đó nằm co giật với những củ khoai, chiếc bánh tung tóe trên đường nhưng ở một nơi khác. Và những đồng tiền nhân ái lại tiếp tục được nhét vào túi họ.

    Bắt chước Lão K, ĐH xin đặt ra một vài tình huống :

    - Ở VN , tình cờ thấy người bị nạn ở trên đường mà muốn tích cực giúp đỡ họ thì bạn phải làm sao với chiếc xe của mình đang đi ? Chắc là chẳng ai chạy đi tìm chỗ gửi xe rồi chạy bộ trở lại ? Vậy là phải bỏ mặc xe ở đó để lo cho nạn nhân ? Thế thì, nếu là xe con, nhẹ nhàng nhất là bạn có khả năng phải đi tìm mua lại bộ gương chiếu hậu, mà giá cả tùy theo đời và độ “xịn” của chiếc xe. Nặng hơn thì toàn bộ ví, túi xách, giấy tờ… trong xe sẽ không cánh mà bay. Nếu là xe 2 bánh, thì gần như chắc chắn bạn sẽ phải mua xe mới.

    - Ở VN, chạy xe trên đường mà có người lỡ đường vẫy tay xin đi nhờ, bạn có đồng ý cho người đó lên xe không ? Nếu có và nếu bạn là nam, người đi nhờ là một phụ nữ, bạn có khả năng nhận một trận đòn ghen khủng khiếp của “người chồng” và đồng bọn, sau đó buộc phải chi một khoản tiền kha khá để bồi thường danh dự nếu không muốn đương sự làm lớn chuyện. Còn nếu người quá giang là một thanh niên, thì có khả năng ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ đầu của bạn; xác bạn bị vùi bên đường và tài sản của bạn đi theo người khách quá giang đó.

    - Ở VN, khi thấy người ta đánh nhau, bạn có nhào vô can thiệp không ? Nếu có thì mời bạn đọc tin này bởi có khả năng vợ con của bạn phải chít khăn tang:
    http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song...nh-vo-2212124/

    hoặc tin này:
    http://www.tinmoi.vn/doat-mang-anh-x...011257340.html

    Dính vào những chuyện như thế này, đâu phải một mình bạn chịu, mà cả cha mẹ, vợ (chồng), con cái của bạn sẽ phải cùng gánh hậu quả đấy.

    ĐH có thể “tám” rất nhiều chuyện đại loại như thế. Nhưng thôi, bài báo chỉ là bài báo. Nhiều quá sẽ dễ chán.


    ĐH hoàn toàn đồng ý với những gì Lão K đã viết, nhất là những câu hỏi như: "Mình có thể vì một vài người xấu mà làm ngơ 98 người tốt không?" Một số câu hỏi Lão K đưa ra tự nó đã có câu trả lời. Nhưng vấn đề (ở VN) không chỉ có thế.

    Từ đầu, chúng ta chỉ mới nhìn vấn đề ở sự vô cảm đối với nạn nhân ta gặp trên đường, nhưng ta chưa nhìn lại sự vô cảm của ta đối với gia đình, với cha mẹ đang trông ngóng vì chưa thấy ta về, với vợ (chồng) lo âu đợi chờ bên mâm cơm , với đứa con đang lơ ngơ trước sân trường chờ ta đến rước , với công việc ta cần phải làm và duy trì để kiếm sống….
    Chấp nhận mất bao nhiêu thời giờ, tiền của, sức khỏe, công việc… cho một nạn nhân không quen (mà chưa chắc đó đã là nạn nhân thật sự) để tránh cho ta tiếng vô cảm, mà quên đi hoặc coi nhẹ trách nhiệm vô cùng nặng nề của ta đối với bao nhiêu người thân yêu trong gia đình thì phải gọi đó là gì cho xứng ?

    Không đơn giản như những con chữ đọc trong bài, ĐH cho rằng chỉ khi bản thân mỗi người lâm vào hoàn cảnh trớ trêu đó và nhìn thấy gương mặt thất thần, ánh mắt âu lo, trĩu nặng của những người thân yêu thì mới thấy sự giằng xé, hối tiếc trong lòng mình khủng khiếp đến mức nào.

    Bởi thế, khi gặp những vụ việc mà có nạn nhân cần giúp đỡ ngoài đường phố, ĐH sẽ báo ngay đến số 113 hay 115. Chỉ thế thôi, và ĐH vui lòng chấp nhận dù mình có bị xếp vào loại người vô cảm.

    Tuy nhiên, ĐH vẫn cầu mong cho những người tốt bụng đừng ai phải “thấy quan tài” để rồi “đổ lệ” , cho người người cư xử với nhau tràn đầy lòng nhân ái, như vậy cuộc sống sẽ tươi đẹp và đáng sống hơn. Đừng ai như ĐH - con chim đã trúng tên nên cứ thấy cành cong là khiếp sợ.

    Thân.
    Last edited by Độc hành; 04-04-2013 at 12:23 AM.

  4. Có 8 thành viên cám ơn bài của Độc hành:

    1100i (05-04-2013),Boulevard (10-04-2013),kehotro (08-04-2013),Lão K (03-04-2013),OA _ NỮ (04-04-2013),Phu sinh (03-04-2013),TeacherABC (04-04-2013),thuphong (04-04-2013)

  5. #13
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    335
    Thanks
    1.069
    Thanked 1.703 Times in 326 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Trích dẫn Trích dẫn của 1100i Xem bài viết
    Em kinh nghiệm sống so với các anh chị là quá ít. Đọc hết các comment mà băn khoăn quá, một mớ hỗn độn và mông lung. Giờ không biết nên nhìn đời và ứng xử với đời qua lăng kính nào đây. Trái tim thì có nhưng cũng méo mó đi phần nào trước thực cảnh xã hội, nhất là với những người đang sống tại VN.
    Ôi, Đất nước tôi - bốn ngàn năm lịch sử, Hà Nội của tôi - ngàn năm văn hiến vậy mà chưa bao giờ có cảm giác thật bình yên, thật hồn nhiên để sống, đôi khi muốn làm người tốt cũng không phải dễ.

    Anh Độc Hành cũng đúng
    Chị Oa Nữ không sai
    Tặng Lão K nghìn like
    Ai chỉ tôi cách sống?
    i ơi, đừng nôn nóng
    Kẻo đầu nhức, mắt hoa
    Sống trong cõi người ta
    Nghĩ chi nhiều cho mệt ?
    Muốn sống thì…đừng chết
    Đơn giản vậy thôi mà !

  6. Có 5 thành viên cám ơn bài của Độc hành:

    1100i (08-04-2013),Boulevard (10-04-2013),kehotro (08-04-2013),Lão K (06-04-2013),Triplec (07-04-2013)

  7. #14
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Triplec's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    605
    Thanks
    1.803
    Thanked 1.799 Times in 418 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    [COLOR="SeaGreen"]
    Trích dẫn Trích dẫn của Lão K Xem bài viết
    Có thể LK may mắn, chưa hoặc không gặp những trường hợp thật xấu. Dù có chuyện gì, LK vẫn tin tưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và không vì vài truòng hợp ngoại lệ, mình trở thành vô cảm, nhìn đời qua lớp kính màu đen.


    Có lẽ Triplec cũng là người may mắn như LK, chưa từng "thấy quan tài" nên Triplec chưa bao giờ phải "đổ lệ" hay hối hận vì những điều có thể coi là tốt nhỏ nhoi mà mình đã làm cho người khác. Sự thực thì Triplec cũng không hay phải so sánh nhưng giờ ngồi nghĩ lại Triplec vẫn thấy dường như mình nhận được nhiều hơn là cho và chính bởi những điều tốt đẹp đã nhận được từ người khác khiến Triplec không mất lòng tin vào con người và vào cuộc sống hôm nay.

    Hồi Triplec mới sang US học, có lần ngồi trong xe với một người bạn, ít tuổi hơn nhưng sang đó đã cả chục năm, học từ phổ thông sang PhD, nên cậu ấy được coi là có kinh nghiệm sống trên đất Mỹ đầy mình và bạn bè nếu có việc gì về cuộc sống trên đất Mỹ thường tìm lời khuyên ở cậu ấy. Trên đường đi Triplec thấy có người vẫy xin đi nhờ xe. Trời cũng mới cuối chiều, chưa tắt nắng, con đường cũng ngay cạnh khuôn viên trường nhưng ngày cuối tuần nên khá vắng vẻ. Khi Triplec kêu có người xin đi nhờ xe kìa thì cậu bạn nói, chị ơi, ở trên đất Mỹ này đừng bao giờ nghĩ tới chuyện dừng xe cho đi nhờ, có ngày mang họa vào thân! Triplec khi đó mới sang nên cũng thấy bất an và lo lắng. Nhưng rồi cuộc sống xung quanh diễn ra và Triplec thấy con người ta sống với nhau tốt lắm, từ bạn bè, thầy cô trong trường, người nhân viên thư viện hay một người cảnh sát trường đại học, những người theo đạo trong các nhà thờ quanh trường... Tất cả khiến Triplec an tâm lên nhiều và những năm cuối khóa học có thể thường xuyên hàng đêm đi bộ từ phòng làm việc của mình trên trường về nơi ở, khoảng gần 1 km bên ngoài khuôn viên của trường, mà không thấy sợ gì cho dù rất nhiều người bạn của Triplec vẫn cho rằng Triplec liều.

    Rồi có một tối khuya Triplec đi từ trường về nhà. Đi được quá nửa đường, gần tới nhà rồi Triplec thấy như có ngưòi gọi đằng sau. Quay nhìn lại Triplec thấy một người thanh niên da đen đang bước về phía mình và như đang gọi mình. Trời thì tối khuya, xung quanh không một bóng người. Theo một phản xạ tự nhiên, Triplec thấy run hết cả người và mặc dù cố bước thật nhanh nhưng hai chân cứ ríu lại và chẳng mấy chốc thì anh chàng da đen cũng đuổi kịp Triplec. Anh ta gọi: này cô, có phải cái này của cô không. Trilec quay lại, trong tay anh ta là cái điện thoại Nokia của Triplec. Triplec không nhớ đó là chiếc Nokia đời gì nhưng nó nhỏ, nắp gập, khá dầy và hơi thuôn thuôn nên rất trơn (À, đó là kiểu điện thoại mà nhân vật cô bác sĩ do Sandra Bullock đóng trong phim The Lake House đã dùng và khi xem phim thấy thế Triplec đã rất khoái, buồn cười!!!). Có lẽ vì vậy nên chiếc điện thoại đã rơi ra từ cái chỗ buột chỉ ở cái ngăn kẹ của cái túi vải Triplec mang bên mình. Câu chuyện với anh chàng da đen này khiến Triplec càng vững tin hơn mỗi khi "mình em lầm lụi trên đường về" (Nguyễn Bính) và sau đó Triplec có viết lại trong một bài luận về sự định kiến trong một khóa học về tâm lý giao tiếp.

    Tiếp đó, hè năm 2007 Triplec lấy một khóa học ngắn hạn bên Đức, tranh thủ sang Ba Lan thăm anh trai, chị dâu và cháu luôn. Một trong các thủ tục phải làm khi đó là xin visa đi Đức. Visa này cũng có giá trị đi tất các nước Châu Âu tham gia Thỏa thuận Schengen, trong đó có Ba Lan, nên Triplec không phải xin Visa đi Ba Lan nữa. Tuy nhiện, do chuyến bay từ Ba Lan về Mỹ của Triplec phải transit ở Luân-đôn và phải chuyển từ sân bay Gatwick sang sân bay Heathrow nên Triplec lại còn phải xin visa nhập cảnh nước Anh nữa. Cái chính sách quái quỷ của nước Anh làm Triplec khốn khổ (và tốn tiền) vì thực tế Triplec đâu có được thăm thú gì nước Anh, chỉ là ngồi trên xe buýt hàng không để họ đưa mình chuyển từ sân bay Gatwick sang sân bay Heathrow, chắc 30 phút!

    Quay lại với chuyện xin visa năm ấy, Triplec phải bay tới Houston để xin visa. Thực ra từ thành phố của Triplec tới Houston chỉ 4 giờ chạy xe nhưng khi đó Triplec chẳng chạy xe đường trường trên xa lộ một mình bao giờ nên không tự tin, quyết định đi máy bay cho lành. Hồ sơ thì đã gửi qua đường bưu điện từ trước đó tới lãnh sự quán Đức ở Houston. Triplec chưa tới Houston bao giờ và ở nhờ nhà một người bạn của bạn ở Houston. Việc lấy visa đi Đức khá dễ dàng. Lãnh sự quán Đức ở ngay trong thành phố Houston và chỉ việc đi xe buýt tới đó (đi xe buýt hay Subway/Metro thì Triplec thạo lắm!). Nhưng visa đi Anh thì không đươc dễ dàng như vậy. Lãnh sự quán Anh không nằm trong nội thành Houston mà đóng ở Sugar Land, một thành phố nhỏ bên cạnh Houston và Triplec phải thuê ô tô chạy tới đó. Điều này thì Triplec đã biết trước và đã thuê xe qua mạng trước đó. Tuy nhiên ngày đầu khi Triplec tới thì tòa nhà lãnh sự đóng cửa. Ngày hôm sau đến, đợi mãi mới có người mở cửa, vào hỏi thì hóa ra bộ phận lãnh sự quán đó không có thẩm quyền cấp visa đi UK mà phải tới lãnh sự quán ở San Francisco cơ. Thất vọng vô cùng và lòng đầy lo lắng vì ngày bay đi Đức đã tới nơi rồi Triplec lái xe từ Sugar Land về Houston. Có thể vì tâm trạng không tốt nên trên đường thoát từ đường cao tốc liên bang vào đường nội thị, với một tốc độ xe vẫn còn khá cao và đường thì uốn cong như hầu hêt các đường thoát khác, Triplec đã lao bánh trước sượt vào gờ chắn bên vệ phải đường. Xe đảo một hồi thì Triplec cũng dừng được xe. Nhìn bánh xe xẹp lép Triplec biết mình chẳng thể làm gì. Đến phân biệt cái cờ-lê với cái mỏ-lết Triplec còn không biết nói gì tới chuyện thay lốp xe ô tô. Mà thực ra lúc đấy Triplec cũng không hề biết cái xe đó có cả lốp phụ kèm theo vì nó ko treo ở bên ngoài như Triplec vẫn thường thấy.

    Lo lắng gọi cho một người bạn để kể chuyện và cũng để mong được trấn an về tâm lý thì bạn đang họp, chỉ kịp nói là anh sẽ gọi lại chứ cũng chưa kịp nghe và biết chuyện gì đang xẩy ra với Triplec (sau cuộc họp anh gọi lại cho Triplec nhiều lần nhưng vì giận và bướng nên Triplec không chịu nghe!). Đứng ra đường vẫy xe nhờ người giúp thì hết xe này tới xe khác cứ chạy qua. Trời thì cứ tối dần và nước mắt Triplec đã bắt đầu rơi. Cuối cùng thì có một cái xe tải nhỏ dừng lại. Một người đàn ông trung niên da đen bước ra. Vui vẻ và thân thiện, người đàn ông đấy hỏi han sự tình, kiểm tra xe và nhanh chóng ra phía sau xe, mở cửa sau (loại xe hatchback), lật tấm lót sàn xe lên và lấy ra một túi dụng cụ cơ khí cùng một cái lốp ô tô, nhỏ hơn chiếc đang lắp ở xe một chút và bắt tay vào thay lốp xe cho Triplec. Trước khi thay lốp xe thì anh ta cũng trấn an Triplec là anh ta trước là thợ cơ khí ô tô nên việc này rất đơn giản, không có gì phải lo lắng. Vì mệt và buồn nên Triplec cũng chẳng nói chuyện gì nhiều với người đàn ông ấy, cứ ngồi bệt bên vệ đường chờ anh ta sửa xe cho mình. Chừng sau 15 - 20 phút lốp xe đã thay xong và trời thì cũng đã tối. Triplec định trả tiền bồi dưỡng nhưng anh ta nhất định không nhận, chỉ hỏi địa chỉ nơi Triplec đang ở nhờ và nói sẽ đi kèm Triplec về nơi ở vì Triplec đã rẽ ngược đường. Anh ta cũng cẩn thận dặn Triplec là cái lốp xe này là lốp dự trữ, nhỏ hơn lốp chuẩn của xe nên sáng hôm sau cần đi ra hiệu để thay lốp trước khi đi trả xe để đảm bảo an toàn. Nói chung người đàn ông da đen đó là một người rất tốt, tốt và chu đáo vô cùng. Kèm Triplec đi về tới cổng khu nhà Triplec ở nhờ mới vượt xe lên vẫy tay chào tạm biệt. Mặc dù trong lòng còn nhiều lo lắng vì chuyện giấy tờ và giận hờn người bạn nhưng lòng tốt của người đàn ông da đen đã khiến Triplec thấy ấm lòng và được an ủi rất nhiều. Quả thực là nếu buổi chiều tối hôm đó Triplec không gặp người đàn ông tốt bụng ấy thì không biết điều gì sẽ xẩy ra với Triplec.

    Đấy là chuyện bên Mỹ. Ở Việt Nam Triplec cũng gặp người tốt nhiều lắm. Triplec cũng đã từng được trả lại tiền bỏ quên ở KS như bạn của LK. Mới đầu năm ngoái thôi Triplec có dịp đi công tác tại Sóc Trăng, nghỉ tại khách sạn Quê Hương 1 tuần. Buối tối cuối đợt công tác cô bé trong ban tổ chức đến thanh toán tiền công tác cho Triplec, tất cả để trong một chiếc phong bì. Triplec nhận xong cảm ơn cô bé và để luôn phong bì ở đầu giường vì đang ngồi lướt web trên giường, ngại đứng lên lấy ví ra để cất tiền. Sáng hôm sau dậy sắp đồ để chuẩn bị trả phòng Triplec vẫn nhớ là phải cất tiền trong phong bì vào ví và nhớ là đã cầm cái phong bì đó lên để lấy tiền ra cất đi. Trước khi kéo va ly ra khỏi phòng khách sạn Triplec còn nhìn khắp phòng một lượt và thấy cái phong bì trên gối nhưng tin chắc rằng đó chỉ là cái phong bì rỗng.

    Trên suốt chặng đường từ Sóc Trăng đi về Cần Thơ và trong chuyến bay Cần Thơ - Hà Nội Triplec cũng chẳng suy nghĩ gì, chỉ mải tán chuyện và vô tư... ngủ. Cho tới khi tới sân bay Nội Bài, lấy hành lý xong xuôi, đang đẩy ra ngoài đón taxi thì thấy cô bé lo việc hậu cần của đoàn có cuộc gọi tới. Nghe điện thoại xong cô bé quay ra hỏi mình có để quên tiền trong khách sạn ở Sóc Trăng không, khách sạn Quê Hương gọi ra nói trong phòng mình có một phong bì tiền. Triplec nói chắc là không nhưng vẫn mở túi và ví ra kiểm tra thì đúng là chẳng có khoản tiền công tác phí ở trong đó. Có lẽ là trong lúc sắp đồ Triplec đã định cất tiền vào vì nhưng vì lấy cái nọ vào, bỏ cái kia ra rồi lại quên nhưng trong bụng thì lại nghĩ đã cất tiền rồi!

    Vì cô bé trong đoàn là người làm thanh toán cho Triplec nên cô ấy nhớ chính xác số tiền có trong phong bì và khớp với khách sạn. Sau đó thì khách sạn Quê Hương nói Triplec cho số tài khoản để sang tuần ra ngân hàng gửi tiền cho Triplec (hôm đó là ngày cuối tuần, ngân hàng không làm việc). Thực sự là Triplec ấn tượng và cảm kích vô cùng vì sự trung thực và lòng tốt của các nhân viên khách sạn QH, đặc biệt là của cô bé nhân viên dọn phòng. Số tiền trong phong bì với nhiều người không lớn nhưng có lẽ nó bằng vài tháng lương của cô bé dọn phòng và phong bì của Triplec thì không dán kín!

    Tất cả những người tốt xung quanh, những điều tốt Triplec đã gặp hoặc chỉ là đọc trên báo hoặc nghe nói đến như chương trình từ thiện Áo ấm cho em do ca sĩ Hoàng Thùy Linh khởi xướng hay chương trình Bữa cơm có thịt của nhà báo Trần Đăng Tuấn cùng rất nhiều những câu chuyện về người tốt việc tốt khác khiến Triplec tin rằng còn nhiều người không vô cảm với những con người và cuộc sống xung quanh. Cho dù hàng ngày Triplec vẫn thấy trên báo, vẫn nghe kể về cái giá của việc làm nguời tốt nhưng cũng như LK Triplec nghĩ đó chỉ là những cá biệt trong xã hội. Sẽ không bao giờ hết người vô cảm cũng như sẽ không bao giờ hết lý do để khiến người ta trở lên vô cảm. Mỗi người đều có lý do cho các hành động của mình và Triplec không phê phán hay chỉ trích ai cả. Triplec cũng không phải là người chỉ biết nhìn cuộc sống qua một lăng kính mầu hồng. Cuộc sống là có được, có mất, có nụ cười và có nước mắt, có chân thành và có cả dối trá. Con người chúng ta sống cũng có cả lý trí và tình cảm nhưng đôi khi cần để lý trí sang một bên để cuộc sống của mình được nhẹ nhàng hơn. Triplec tin rằng với nhiều người khi làm điều tốt đều có lẽ không suy tính mình sẽ được gì, mất gì, chỉ là hành động như một lẽ tự nhiên. Triplec vẫn nhớ một câu chuyện được đọc khi còn bé, trong đó khi cậu con trai xin phép mẹ làm một điều gì đó cho bạn mà Triplec không nhớ rõ, người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!

    Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt.

    Triplec 7.4.2013

    Last edited by Triplec; 07-04-2013 at 04:31 PM.

  8. Có 10 thành viên cám ơn bài của Triplec:

    1100i (08-04-2013),Độc hành (10-04-2013),Boulevard (10-04-2013),Emanuel (08-04-2013),kehotro (08-04-2013),Lão K (08-04-2013),OA _ NỮ (09-04-2013),Phu sinh (09-04-2013),Thảo_ANA (08-04-2013),thuphong (07-04-2013)

  9. #15
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Khi KHT viết về tài sản của con người, KHT muốn nói đến điều kiện, mà cái điều kiện ấy nó thuộc về người được cho là vô cảm!

    Bạn phải là người có thời gian mới có thể tận tình giúp người khác mà nó không ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bạn cũng phải có chút đỉnh tiền dư để có thể trả tiền taxi hay xe cứu thương để đưa nạn nhân đến bệnh viện.

    Liệu bạn đủ thời gian và bản lĩnh để trả lời các câu hỏi của CA khi họ nghi ngờ bạn là người gây tai nạn? Bạn có trong người một số tiền lớn để trả tiền cho bệnh viện nhằm cấp cứu người bị nạn trong cơn nguy kịch hay không? Bệnh viện không bỏ tiền chùa để làm những việc như vậy! Họ chỉ sơ cứu mà thôi!

    Bạn thấy cụ già hay người tàn tật bán vé số để mưu sinh. Bạn muốn mua để giúp họ mặc dù thừa biết mua chỉ để xé. KHT từng mua và không hề dò xem trúng hay trật. Bỏ bóp vài ngày rồi vất vào thùng rác! KHT làm vậy từ trước khi báo Thanh Niên đăng loạt bài về vé số chỉ bán ra chưa tới 30% lượng vé mà vẫn có lãi !

    Vụ Bác sĩ của bệnh viện Nhi Đồng gây tai nạn liên hoàn trên đường Lý Thái Tổ. Đoạn video quay lại cho thấy những khuôn mặt hớn hở của những kẻ vô nhân đạo cướp tiền của người bị tai nạn mà không hề giúp đỡ hay đưa họ đi cấp cứu.

    Điều kiện mà KHT đưa ra, nó ngược lại với cái mà chị Oa đã nghĩ!
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  10. Có 9 thành viên cám ơn bài của kehotro:

    1100i (08-04-2013),Độc hành (10-04-2013),Candy (23-04-2013),Emanuel (10-04-2013),Lão K (11-04-2013),OA _ NỮ (09-04-2013),Phu sinh (09-04-2013),thuphong (12-04-2013),Triplec (09-04-2013)

  11. #16
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    335
    Thanks
    1.069
    Thanked 1.703 Times in 326 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Trích dẫn Trích dẫn của Triplec Xem bài viết


    ........người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!

    .................................................. ........................
    Triplec 7.4.2013

    Dù trong suy nghĩ vẫn thấy có chút lấn cấn, nhưng ĐH vẫn đồng ý với Triplec là câu nói này nghe qua rất hay. Vậy ĐH xin phép được mượn nó để nối tiếp câu chuyện.

    “Làm người tốt không cần phải xin phép” ?
    ĐH thấy có 2 vấn đề ở đây .

    Vấn đề thứ nhất : “Vậy, như thế nào là người tốt ?”

    Định nghĩa như thế nào là người tốt thực sự quá rộng, vậy có lẽ chỉ nên xoáy đúng vào trọng tâm chủ đề đang bàn để thử tìm câu trả lời:

    - Có phải người tốt là người sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt ?

    - Hay người tốt là người rất sợ gia đình,người thân của mình lâm vào cảnh khốn khó, nên luôn ý thức né tránh mọi nguy hại cho bản thân, giữ cho mình được an toàn, vững vàng về mọi mặt, hầu có điều kiện phụng dưỡng đầy đủ cho ông bà, cha mẹ , làm tròn trách nhiệm với vợ (chồng), nuôi dạy con cái nên người ?

    Nhìn nhận thế nào cũng có cái cái lý của nó cả, tùy theo nhận thức và trải nghiệm sống của từng người thôi. Cái đáng bàn là “người tốt” theo kiểu “đối ngoại”với người xa lạ thì luôn được tôn vinh là người có lòng nhân ái, còn “người tốt” theo kiểu “đối nội” với người thân trong gia đình lại thường bị xem là người vô cảm.

    Vấn đề thứ hai: Có thật là “Làm người tốt không cần phải xin phép” không ?

    ĐH xin kể những câu chuyện thật 100%:

    1- Một chiều trên đường đi làm về, qua một quãng đường khá vắng, ĐH thấy ở phía trước có 4 thanh niên trên 2 chiếc xe máy kè sát một cô gái đi chiếc xe tay ga. Cô gái vùng vằng la lớn một câu gì đó rồi tấp xe vào sát lề đường. Thấy xe ĐH trờ tới nên mấy thanh niên kia rồ ga vọt đi. ĐH dừng xe bên cạnh cô gái và hỏi: ” –Có chuyện gì xảy ra vậy ? Cô có cần giúp gì không ?” Cô gái ngồi yên trên xe,mặt tái xanh, một tay túm hai vạt áo khoác, một tay xoắn chặt lấy chiếc túi đeo trên vai và lắc đầu nguầy nguậy. Biết cô ấy sợ nên ĐH nhẹ nhàng nhắc lại: “-Cô đừng sợ.Tôi chỉ muốn giúp cô thôi. Đoạn đường này khá vắng. Nếu cô muốn, tôi sẽ chạy xe kèm bên cạnh cô cho đến khi ra tới chỗ đông người.” Câu trả lời vẫn là cái lắc đầu, nhưng còn quyết liệt hơn. Lúc này chiều đã muộn, một nam một nữ dừng xe giữa quãng đường vắng, vài người chạy xe qua tò mò cứ ngoái đầu ngó lại, cộng thêm thái độ cương quyết từ chối của cô gái, ĐH thấy không tiện kéo dài tình trạng này nên quyết định thôi, nhưng vẫn bỏ ngỏ một giải pháp cuối cùng: “–Cô không cần giúp nên tôi đi đây. Nhưng nếu cô sợ phải đi trên đường vắng một mình, thì hãy chạy ngay phía sau tôi. Tôi sẽ chạy chậm chậm để cô theo kịp”. Khi ĐH cho xe chạy đi thì nghe tiếng xe cô ấy khởi động, nhưng sau đó nhìn vào gương chiếu hậu thì thấy cô ấy đã quay đầu xe chạy về hướng ngược lại.

    2- Một lần khác cũng trên đường phố , đang đi bỗng ĐH nghe đánh ầm một tiếng ở phía trước. Hai phụ nữ đã đứng tuổi, đèo nhau trên chiếc xe máy cùng một số bao túi lỉnh kỉnh, không hiểu vì va quẹt hay sao đó mà ngã lăn ra giữa đường, đồ đạc văng tứ tung. Khi ĐH chạy tới thì thấy giữa những túi xốp, bao giấy, hộp rơi vãi, có một túi da đeo vai khá sang trọng nằm tênh hênh trên đường. Giữa đường phố xe cộ đông đúc thế này, chiếc túi đó rất dễ là miếng mồi ngon cho những kẻ bất hảo, bởi chúng chỉ cần lướt xe ngang qua, thò chân xuống móc một phát là xong. Hết sức thận trọng, ĐH dừng xe sát bên chiếc túi, không cúi nhặt mà chỉ dẫm chân lên quai để giữ, miệng gọi, tay đưa cao ra dấu, chỉ xuống chiếc túi. Nhưng hai người phụ nữ lúc đó, một người còn đang dựng xe lên và đưa vào trong, người kia thì đang mải gom nhặt các thứ khác nên không nghe thấy. Lúc đó, một chiếc xe bus từ phía sau chạy tới bấm còi liên tục vì ĐH đang dừng xe giữa đường. ĐH ra dấu xin tài xế xe bus thong thả một chút nhưng anh ta vẫn cứ nhấn còi và khoát tay bảo phải tránh đường gấp gấp. Bất đắc dĩ ĐH cúi xuống nhặt chiếc túi. Nhưng tay vừa chạm túi, chưa kịp xách lên đã nghe tiếng la toáng: “Này, này, ông kia ! Túi của người ta đấy. Bỏ xuống !” Và người phụ nữ xồng xộc chạy tới giật lấy chiếc túi, mắt bà ta còn liếc ngang liếc dọc xem ĐH có nhặt món gì khác nữa bỏ trên xe không.

    3- Dẫn chứng kế tiếp là bài báo mà ĐH đã đưa ở CM trước đây:

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/P...i-cua-roi.html

    Bình luận của người xem cho rằng nạn nhân này thực sự có lòng tốt muốn trả lại của cho người mất, nhưng nếu ông ấy đừng gọi để trả trực tiếp, mà đến CA địa phương để “xin phép” trả lại của rơi cho người bị mất thì làm gì nên nỗi ?
    Trong 3 câu chuyện kể trên, ở chuyện thứ nhất, nếu ĐH tiếp tục lì lợm làm “người tốt” mà bất cần cô gái ấy cho phép thì hậu quả gì sẽ xảy ra sau đó, mọi người có thể dễ dàng đoán được. Trong câu chuyện thứ hai, dù đã hết sức thận trọng và không hề có ý xấu, nhưng trong tình huống bất ngờ, ĐH chỉ mới chạm vào cái túi xách trong khi chưa có sự đồng ý của chủ nhân, thì người ta đã nhìn mình như một tên trộm cắp. Còn câu chuyện thứ ba thì đã rõ, nạn nhân dám “làm người tốt mà không cần xin phép” nên mới nhận một trận đòn tơi tả đến nỗi phải vào bệnh viện

    Vậy thì “Làm người tốt không cần phải xin phép” chỉ có thể đúng ở xứ khác. Còn ở VN, trong khuôn khổ nội dung đang đề cập, ĐH vô cùng nghiêm túc mà “phản biện” rằng : Muốn làm người tốt là phải xin phép !
    Last edited by Độc hành; 10-04-2013 at 09:29 AM.

  12. Có 10 thành viên cám ơn bài của Độc hành:

    1100i (11-04-2013),Boulevard (10-04-2013),Candy (23-04-2013),Emanuel (10-04-2013),kehotro (10-04-2013),Lão K (11-04-2013),OA _ NỮ (11-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013),Triplec (11-04-2013)

  13. #17
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Lại được đọc nhiều điều hay và nhiều bài viết hay của các bác.
    Y100 xin gió đôi điều suy ngẫm và đúc kết
    1. Người tốt là người sống có trách nhiệm và luôn đúng mực trong cuộc sống cũng như công việc
    Đúng mực có nghĩa là proper action. Có nghĩa là mình làm cái gì thích đáng với hoàn cảnh.
    2. Người tốt nếu không giúp được người khác thì ít ra cũng phải lương thiện không tham của người khác. Sống và tồn tại bằng đôi tay và khối óc của mình hoặc của ông bô và mẹ mình ( tại vì chẳng may be mẹ mình giàu thì mình cũng không nên từ chối thừa kế nhỉ)
    3. Người tốt không thể ích kỷ làm cái gì cũng tốt cho bản thân mình chỉ trách nhiệm với bản thân mà quên đi người thân và xã hội.
    Tóm lại làm người tốt rất khó vì em không phải là người tốt lắm đâu ạ, ai mà xúc em là em hận cả nhà nó luôn đấy ạ
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

  14. Có 10 thành viên cám ơn bài của yeu100C:

    1100i (11-04-2013),Độc hành (11-04-2013),Candy (23-04-2013),Emanuel (10-04-2013),kehotro (10-04-2013),Lão K (11-04-2013),OA _ NỮ (11-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013),Triplec (10-04-2013)

  15. #18
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Triplec's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    605
    Thanks
    1.803
    Thanked 1.799 Times in 418 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Anh Độc hành thân mến,

    Anh đã hiểu sai ý của Triplec khi trích dẫn câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" rồi. Câu nói ấy được trích ra trong một câu chuyện kể về một cậu bé trai xin phép mẹ để làm một việc tốt cho bạn và người mẹ đã dậy con trai như vậy. Và cuối cùng, sau câu trích dẫn Triplec có nói thêm rằng "Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt". Tất cả để nói về phản ứng của gia đình khi có một người thân trong gia đình làm điều tốt và "không phải xin phép" ở đây là không phải xin phép những người trong gia đình. Đó là một cách giáo dục con cái mà Triplec rất ấn tượng và nghĩ rằng mình cũng chịu ảnh hưởng trong giáo dục các con mình. Tạo cho con cái thói quen độc lập suy nghĩ, quyết định và đặc biệt cho con hiểu làm được điều tốt cho người khác thì không nên chần chừ. Còn để cho con trẻ có thể biết được thế nào là tốt, thế nào là không tốt đó là trách nhiệm của người làm cha mẹ (và nhà trường). Với ý nghĩa của câu trích dẫn của Triplec, trong một ngữ cảnh như vậy thì các ví dụ mà anh đưa ra, từ các bài báo hay từ kinh nghiệm của bản thân anh, là không phù hợp.

    Về nội hàm của khái niệm người tốt, như mọi khái niệm thuộc phạm trù đạo đức khác, nó rất... trừu tượng, không phải như "1 + 1 = 2". Mặc dù vậy, nó cũng có những quy chuẩn xã hội nhất định: những hành vi, những cách ứng xử như thế nào được coi là tốt; những hành vi, những cách ứng xử như thế nào được coi là chưa tốt. Trong phạm vi thảo luận của chủ đề này, các anh chị em trong diễn đàn thảo luận về vấn đề vô cảm và có ý kiến nói về việc làm người tốt thật khó, tức sống sao cho khỏi bị coi là người vô cảm thật là khó. Vì vậy, khái niệm người tốt trong phạm vi thảo luận ở đây, tự trong thảo luận của mọi người đã thu hẹp nó về nghĩa làm người tốt là người không vô cảm. Tất nhiên, làm người tốt không chỉ có vậy.

    Triplec rất tán đồng với quan điểm của Yeu100C, người tốt là người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và với xã hội và luôn đúng mực trong mọi hành động của mình. Còn hành đông như thế nào để được coi là đúng mực thì nó phụ thuộc vào nhận thức và nền tảng giáo dục của mỗi người. Triplec nhớ cách đây mấy tháng báo chí có viết về vụ một cô gái bị bọn cướp chặt đứt cổ tay khi đang đi trên một đoạn đường khá vắng vẻ ở thành phố HCM, trời thì tối. Báo chí nói về việc có nhiều người chạy xe qua, cả ô tô xe máy, thấy cô gái bị thương, đang quỳ bên đường mà không có một động thái gì. Báo chí đã nói và phê phán những con nguời vô cảm đó. Tất nhiên những người bị coi là vô cảm đó chắc đa phần đều có những biện minh cho mình. Người đời chắc cũng không nỡ trách nếu trong số những con người đang vội vã bỏ qua cô gái đáng thương đó có một người con đang vội về đưa mẹ đi cấp cứu hay một người chồng có vợ ở nhà đang đau đẻ chờ chồng về để đưa đi bệnh viện hay một người bố đang vội vã phóng xe về vì ở nhà báo đứa con nhỏ học tiểu học mọi hôm vẫn tự về nhà từ cuối giờ chiều mà nay vẫn chưa thấy đâu... Hành động bỏ qua cô gái bị thương của những người đó vẫn có thể được xã hội chấp nhận, được coi là đúng mực xét trong hoàn cảnh của họ khi ấy và trong bối cảnh trên đường vẫn còn những con người, những xe cộ khác vẫn đang ngược xuôi mà không phải ai trong số đó cũng có việc khẩn cấp phải về ngay. Cũng trong câu chuyện về cô gái bị chém đứt cổ tay đó báo chí cũng kể có một người thanh niên đã dừng xe lại định giúp cô gái, sau đó đã bị bọn cướp quây lại định tấn công và người thanh niên đó đã phải phóng xe chạy đi (để báo công an hay dân phòng gần đó). Hẳn tất cả mọi người đọc tin đó đều cho là người thanh niên đó là người tốt và không ai cho rằng việc người thanh niên phóng xe chạy đi sau đó là vô cảm với cô gái.

    Như Triplec đã nói trong buổi trước, sẽ không bao giờ hết những người vô cảm và không bao giờ hết lý do để khiến người ta trở nên vô cảm hay biện minh cho sự vô cảm của mình. Tuy nhiên, từ những trải nghiệm của cá nhân, từ những gì đã nhận được từ những người tốt mà mình may mắn được gặp trong đời, Triplec nghĩ mình sẽ cố gắng để trái tim mình không chai sạn, không dửng dưng với những hoàn cảnh không may mắn quanh mình. Báo chí nói nhiều về sự vô cảm, về những con người vô cảm, về cái giá phải trả cho việc làm người tốt. Tuy nhiên báo chí cũng nêu rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Thậm chí ngay cả khi báo chí không tôn vinh thì quanh ta vẫn có rất nhiều những tấm gương, những con người như vậy. Đó là điều Triplec vẫn lấy để động viên mình, để không bị những bài báo giật gân làm mình có cái nhìn tiêu cực và có thái độ tiêu cực đối với những con người và xã hội xung quanh.

    Làm người tốt thật khó nhưng Triplec tin rằng đó là cái đích mà mỗi người luôn muốn hướng tới tự trong tâm.

    Triplec 11.4.2012
    Last edited by Triplec; 11-04-2013 at 12:59 AM.

  16. Có 8 thành viên cám ơn bài của Triplec:

    1100i (11-04-2013),Độc hành (11-04-2013),Candy (23-04-2013),kehotro (11-04-2013),Lão K (11-04-2013),OA _ NỮ (11-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013)

  17. #19
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    335
    Thanks
    1.069
    Thanked 1.703 Times in 326 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Trích dẫn Trích dẫn của Triplec Xem bài viết
    Anh Độc hành thân mến,

    Anh đã hiểu sai ý của Triplec khi trích dẫn câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" rồi. ................................................

    Triplec 11.4.2012
    Triplec thân,

    Trong các topic mà nội dung thuộc dạng này, trước khi nêu lên ý kiến của mình , ĐH thường đọc rất kỹ bài mà mình muốn tham gia rồi suy nghĩ cặn kẽ, đôi khi phải để đến một hai ngày, bởi ĐH vẫn cho rằng đọc vội vàng rồi trả lời cẩu thả là mình không tôn trọng người khác. Cho nên, qua bài viết trước và lời giải thích kế đó của Triplec, ĐH thấy mình hiểu hoàn toàn đúng như Triplec giải thích chứ không sai, có chăng là chúng ta còn chưa suy nghĩ như nhau trong một số vấn đề.

    Giống như cuộn chỉ rối, muốn tháo gỡ phải tuần tự từng chút một. ĐH cũng xin xếp ra đây từng vấn đề một để gỡ, và tránh cho bài đừng quá dài, những phần không quan trọng lắm ĐH xin hẹn lại ở một CM khác

    Có một câu chuyện “tếu” thế này: Một anh ở Nam Cực gọi điện cho một anh đang ở sa mạc Sahara. Anh này than trời nóng như điên, anh kia cãi lại là trời đang lạnh cóng cả người. Cứ thế hai anh cãi nhau tưng bừng.
    Để không xảy ra chuyện dở hơi như hai anh chàng đó, nên dù đang “nóng bức giữa mùa hè”, ĐH vẫn thích thú đọc cẩn thận toàn bộ bài viết “mát lạnh như đầu xuân” của Triplec mà không chút thắc mắc , bởi ĐH ý thức được chúng ta đang có sự khác biệt: Một người “đã thấy quan tài” rồi, còn một người thì tự nhận là chưa.
    Rồi đến đoạn cuối cùng, bài viết đột ngột trích dẫn lời của người mẹ dạy con trong một tác phẩm nào đó: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!”

    Thông thường theo ĐH biết, ở những bài viết dạng này, sau khi tác giả trình bày hết mọi ý ở thân bài, thì phần kết thúc thường mang những thông điệp quan trọng nhất. Xem lại bài từ đầu thì ĐH thấy mình nhận định chắc chắn không sai. Tác giả không vô tình và cũng không lạc đề. Sau những câu chuyện kể về người tốt bên trên, thì đây chính xác là thông điệp mà tác giả muốn gửi đi. Và vì thông điệp này đã không còn là vấn đề nhận định chuyện vô cảm hay không vô cảm, nên khi thấy “lấn cấn” với nội dung của nó, ĐH mới xin phép tiếp tục câu chuyện từ chỗ này. (Cũng xin được nói thêm, câu nói này mang nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, mà những nội dung này thì rất hấp dẫn đối với ĐH. Chắc bởi vì thế, nên ngày xưa ĐH mới chọn sư phạm, và cái nghề đầu tiên trong đời ĐH là đi “gõ đầu trẻ”.)

    ĐH thấy mình đã hiểu đúng như Triplec giải thích: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” là câu nói của một bà mẹ dạy con, được trích từ một câu chuyện nào đó mà Triplec đã đọc , và Triplec chỉ bổ sung thêm một câu bên dưới : "Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt".

    Và như thế, khi ĐH phản biện câu “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” - với đúng ngữ cảnh trong gia đình người mẹ dạy con - là ĐH phản biện chính tác giả của câu nói đó, chứ không phải phản biện Triplec. Triplec chỉ đọc rồi thích nó, cho nên không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện đúng sai của câu nói này. Cả hai chúng ta đều chỉ là người đọc và nêu ý kiến đánh giá của riêng mình về tác phẩm đó mà thôi. ĐH cũng chưa bao giờ được đọc tác phẩm này ở đâu khác, mà chỉ đọc từ bài của Triplec. Nên khi đánh giá nó thì không riêng ĐH, mà cho dù là bất cứ một ai khác trong trường hợp này, cũng buộc phải giữ nguyên gốc như Triplec đã đưa lên, chứ không thể cộng thêm vào đó một câu, một từ nào khác không thuộc về tác giả rồi đánh giá nó được.

    "Không phải xin phép" ở đây là không phải xin phép những người trong gia đình – đó chỉ là cách hiểu và giải thích của Triplec - một người đã trưởng thành. ĐH cho rằng khi được dạy “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” thì không đứa trẻ nào phân tích được như Triplec cả. Một ông bố nói với con gái : “Bố sẽ không lại gần những ai lười vệ sinh tắm rửa hàng ngày !” thì chiều hôm đó, lúc mẹ đưa đi tắm, cô bé lôi hết mấy con búp bê và chú gấu bông to xù theo vào phòng tắm: “Bố bảo không cho ai lười tắm hàng ngày lại gần, mà khi con nằm với bố, con lại hay ôm chúng”. Cách hiểu của trẻ con là như vậy đấy.

    Dù để nguyên văn đúng như trong bài của Triplec:
    “…người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!
    Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt.”


    Hay thử nối 2 câu vào một cách liền lạc :
    “Làm người tốt thì không cần phải xin phép, bởi gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt”
    Thì nó vẫn là câu đố hóc búa ngay cả đối với người lớn, khi từ câu nói này phải suy luận được rằng : Ngoài phạm vi gia đình thì phải hỏi ý kiến người cần giúp hoặc xin phép cơ quan hữu trách trước khi muốn ra tay giúp người.

    Và phản biện của ĐH không chỉ nhằm nhấn mạnh cho rõ nội dung quan trọng đó, mà còn mở rộng luôn đến “phải xin phép ngay cả trong gia đình”, thì không phù hợp chỗ nào ?

    Dù không thấy Triplec đề cập, nhưng tiện thể ĐH vẫn xem lại luôn cách hành văn và dùng từ của mình trong bài phản biện, cũng không thấy gì không phù hợp với người lớn và cả trẻ con.
    Hay nội dung các ví dụ đã đưa ra không phù hợp để giáo dục trẻ ? Hãy thử đưa các tình huống trong các ví dụ của ĐH vào áp dụng cho việc giáo dục trẻ xem sao :

    -Với ví dụ 1 :
    Khi muốn giúp đỡ một bạn hoặc một người nào đó, trẻ nên ân cần hỏi trước: “-Bạn bị làm sao thế ? Để tôi giúp nhé ?” Nếu người ta đồng ý thì mới giúp. Người ta từ chối thì đừng cố giúp mà nên đi tìm người lớn. Như vậy sẽ tế nhị và lịch sự hơn nhiều chứ nhỉ ?

    -Với ví dụ 2:
    Khi thấy ai đó đánh rơi đồ đạc, trẻ nên lên tiếng gọi người đó trước: “- Bác ơi, bác đánh rơi…này” rồi sau đó hãy nhặt. Có thể người đánh rơi chưa nghe kịp, nhưng những người chung quanh đó sẽ nghe và hiểu hành động của trẻ hoàn toàn xuất phát từ lòng tốt. Tránh chuyện người lớn hiểu lầm rồi xúc phạm đến trẻ.

    -Với ví dụ 3:
    Khi nhặt được một món đồ không phải của mình, nếu ở nhà thì trẻ nên đưa ngay cho cha mẹ, nếu ở trường thì nộp thẳng cho thầy cô và báo rõ nơi đã nhặt được nó. Chuyện trả lại cho người đánh rơi là chuyện của người lớn. Tránh cho trẻ tự mở xem vì tò mò hay để tìm tên, địa chỉ người đánh rơi, tai hại khôn lường.

    ĐH thật sự không tìm thấy gì không phù hợp với cả người lớn và trẻ con trong bài phản biện của mình. Có chăng sự khác nhau là Triplec muốn giáo dục con theo như bài viết :”… Tạo cho con cái thói quen độc lập suy nghĩ… ” Rất tốt. Có sao đâu ? Diễn đàn có cái tuyệt vời ở chỗ đó. Mọi ý kiến tranh luận đều có giá trị như nhau và cùng tồn tại. Người đọc sẽ tự chọn lọc lấy những gì phù hợp nhất cho mình. Ớt cay có thể tối kỵ với người này nhưng lại là gia vị không thể thiếu cho người kia.

    Tuy nhiên, không loại trừ mình vẫn còn sai sót đâu đó mà vì chủ quan nên chưa nhìn thấy, ĐH vẫn mong đợi sự góp ý tận tình, chi tiết, nếu Triplec sẵn lòng.

    Còn về chủ đề chính, ĐH không hề cổ súy cho lối sống vô cảm, và đã trình bày rõ trong các CM trước:

    “…Bởi nhiều nguyên nhân, mỗi người thể hiện “tấm lòng” của mình một cách, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, và như thế thì chưa chắc người không hành động gì để giúp đỡ người hoạn nạn đã là người vô cảm.”

    Và:

    “…ĐH vẫn cầu mong cho những người tốt bụng đừng ai phải “thấy quan tài” để rồi “đổ lệ” , cho người người cư xử với nhau tràn đầy lòng nhân ái, như vậy cuộc sống sẽ tươi đẹp và đáng sống hơn. Đừng ai như ĐH - con chim đã trúng tên nên cứ thấy cành cong là khiếp sợ.”

    Đúc kết những ý kiến của mình, ĐH xin góp thêm vài điều vào “12 điều không thể và có thể”:

    -Người ta có thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người góp nhiều tiền của để làm từ thiện, nhưng người ta không thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người chỉ có thể làm từ thiện bằng lời cầu nguyện.

    -Người ta có thể gửi vô vàn lời cảm tạ quan khách đến dự tang lễ có mang theo vòng hoa hoành tráng và phong bì phúng điếu dày cộp, nhưng người ta lại không thể gửi một lời cảm ơn nhỏ nhoi cho người nhặt ve chai tình cờ đi qua đám tang đã đứng lại ngã nón, cúi đầu.

    Riêng định nghĩa hay khái niệm về người tốt, trong bài trước của mình ĐH đã nói rõ là nó quá sâu rộng. Đó là một cuộc đua marathon mà ĐH không có ý định tham dự, vì biết mình không đủ sức.

    Thân.
    Last edited by Độc hành; 11-04-2013 at 09:52 PM.

  18. Có 7 thành viên cám ơn bài của Độc hành:

    1100i (11-04-2013),Candy (23-04-2013),kehotro (12-04-2013),OA _ NỮ (12-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013),Triplec (12-04-2013)

  19. #20
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Triplec's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    605
    Thanks
    1.803
    Thanked 1.799 Times in 418 Posts

    Default Re: 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống

    Anh Độc hành thân mến,

    Anh đã đúng khi nói rằng Triplec đã không vô tình và không lạc đề khi kết thúc bài viết (ngày 7.4) của mình bằng việc trích dẫn về câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" và đưa vào một câu kết của bản thân Triplec nữa. Đúng là Triplec đã không vô tình và không lạc đề. Một người nào đó không tham gia vào cuộc thảo luận về chủ đề "vô cảm" này và không theo dõi đầy đủ các bài viết, ý kiến của mọi người từ đầu thì có thể nghĩ như vậy nhưng với anh Độc Hành thì Triplec nghĩ là không.

    Bài viết của Triplec trao đổi về nhiều vấn đề, nhiều quan điểm, câu chuyện được đề cập trong các bài viết của một số anh chị em trước đó. Bài của Triplec có đề cập tới câu chuyện một người bạn ở Mỹ khuyên Triplec ở cái đất Mỹ đừng bao giờ cho người khác đi nhờ xe để nói lên rằng việc nhiều người e ngại "làm ngưòi tốt thật khó"không chỉ có ở mỗi Việt Nam. Hay câu chuyện thứ hai về người đàn ông da đen nhặt được chiếc điện thoại của Triplec cũng để minh chứng rằng làm người tốt thật khó bởi Triplec đã từng ở vị thế người được giúp mà đã nghi ngờ lòng tốt của người khác. Câu chuyện thứ 3 và thứ 4 nói về những tấm lòng tốt Triplec đã được gặp ở cả nước ngoài, cả Việt Nam và qua đó Triplec cũng muôn nói lòng tốt có thể ở quanh ta và ngay cả ở Việt Nam nó cũng không phải là điều xa xỉ hay hiếm hoi. Câu chuyện thứ 3 của Triplec, với chi tiết về việc Triplec đứng vẫy mãi đề nhờ giúp đỡ mà không có ai dừng xe lại để cũng một lần nữa nói rằng sự vô cảm hay nỗi sợ, nỗi e ngại làm người tốt cũng không phải hiếm ở nước Mỹ và không phải chỉ ở Việt Nam mới có. Qua câu chuyện thứ 3 Triplec cũng muốn nói rằng nếu chỉ cần chúng ta không vô cảm, không sợ làm người tốt một chút thôi thì có thể đã giúp người khác được rất nhiều. Triplec đã kể lại một số câu chuyện của bản thân và qua đó cũng chia sẻ quan điểm của Triplec về vấn đề "vô cảm" và "làm người tốt", những vấn đề được đề cập tới trong các bài viết trước đó của một số anh chị và các bạn tham gia chủ đề thảo luận này. Và mặc dù Triplec không trích dẫn lại bài viết của các anh chị, các bạn trước đó (trừ phần trích dẫn của LK để làm đề dẫn) nhưng những người theo dõi thảo luận sẽ biết các quan điểm của Triplec chỗ nào giống của ai, chỗ nào không giống của ai và thông tin trao đổi của Triplec ở chỗ này là đề cập tới vấn đề nào được nêu trong bài của ai (hoặc của những ai)... Hẳn là anh Độc hành cũng thấy như vậy.

    Cũng theo một cách thức nhập đề và dẫn dắt câu chuyện, chia sẻ thông tin và quan điểm như vậy Triplec nói về vấn đề làm người tốt và thái độ của gia đình đối với việc một người thân trong gia đình làm điều tốt. Trong phần này Triplec chỉ đề cập tới việc làm người tốt có phải xin phép người thân trong gia đình không, chỉ trong phạm vi đó và tin rằng những người theo dõi cuộc thảo luận này, đặc biệt là anh Độc Hành hiểu điều đó. Tại sao như vậy? Đó là vì phần nói chuyện về gia đình và làm người tốt ở đây liên quan tới vấn đề anh Độc Hành đã nêu ra trước đó về những điều anh cho là vô cảm với người thân trong gia đình với rất nhiều giả thiết cụ thể. Triplec không có thói quen đi vào từng câu từng chữ của người viết mà luôn hiểu xem tìm ý nghĩa khái quát của cả một câu hay một đoạn văn người viết muốn nói lên điều gì. Và với ý của anh là cho là vô cảm khi để mẹ già ngóng cửa, đề người vợ lo lắng chờ cơm, để đứa con bơ vơ cổng trường... Triplec đã kể về câu chuyện người mẹ dậy con, trích dẫn câu nói của người mẹ và tất cả là để đưa tới câu kết cuối cùng của Triplec và cũng là ý quan trọng nhất mà Triplec muốn trao đổi ở đây, đó là có thể mẹ già ta đã phải ngóng cửa, vợ ta đã phải đợi cơm, con ta đã phải chờ trước cổng trường nhưng khi biết lý do khiến ta đã làm người thân trong gia đình trông mong lo lắng như vậy là bởi ta vừa làm điều tốt cho người khác thì chắc cũng sẽ không phản đối. Đó cũng là lý do vì sao câu cuối Triplec để ngắt dòng, là cách để Triplec nhấn mạnh ý mình và cũng là một cách để kết bài. Câu trích dẫn "làm người tốt thì không phải xin phép" là trong ngữ cảnh như vậy, làm đề dẫn cho câu kết về gia đình và làm người tốt của Triplec. Chính vì vậy Triplec mới nói anh Độc Hành đã hiểu sai câu trích dẫn của Triplec khi đưa ra những ví dụ về việc phải xin phép người ngoài hay "đương sự" mà không có một ví dụ nào về việc cần phải xin phép hay không phải xin phép người trong gia đình khi làm điều tốt và những ví dụ của anh đã không phù hợp là vì vậy.

    Khi đưa ra một câu trích dẫn mà mình cho là thích và làm đề dẫn cho một ý kiến của mình theo cùng chiều hướng đó thì cho dù câu trích dẫn không phải là của mình nó cũng nói lên quan điểm của mình. Chính bởi vậy Triplec nghĩ rằng mọi người đều hiểu trong bài viết ngày 7.4 của Triplec với cách trích dẫn như vậy, đưa ra câu kết như vậy thì câu trích dẫn đó cũng chính là quan điểm của Triplec. Và đã là quan điểm của mình thì nếu cần có thể tranh luận để bao vệ quan điểm của mình. Tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình (mà cuối cùng cũng có thể là thấy quan điểm của mình và cũng là quan điểm của tác giả câu trích dẫn là sai) chứ không phải đi bảo vệ cho trách nhiệm phát ngôn của tác giả câu trích dẫn. Anh Độc Hành có thể phản biện lại tác giả của câu trích dẫn và Triplec vì đồng quan điểm với tác giả nên nếu cần thì có thể tranh luận lại để bảo vệ quan điểm của mình chứ không phải là đi ôm trách nhiệm phát ngôn của người khác vào người để mà đi bảo vệ.

    Mặc dù ở trên Triplec nói về việc có thể tranh luận để bảo về quan điểm của mình trong trường hợp trích dẫn câu nói của người khác mà mình đồng quan điểm, tuy nhiên trong phần trao đổi với anh Độc Hành ở bài trước (11.4) bởi Triplec đã nói các ví dụ của anh không phù hợp với ngữ cảnh trích dẫn và hàm ý của mình nên Triplec không đi vào tranh luận hay trao đổi về quan điểm của anh Độc Hành về việc làm người tốt có cần phải xin phép không (Nhân tiện đây thì Triplec muốn nói rằng Triplec không cho là việc cứ "lì lợm" hay nằng nặng đòi giúp người khác trong khi người ta muốn chối từ mới là không vô cảm với người khác hay mới là người tốt).

    Còn một điểm nữa là Triplec thấy mình và anh Độc Hành khác nhau nhiều trong cách tiếp cận, tìm hiều bài viết của người cùng tham gia thảo luận hay tranh luận với mình. Như đã nói, Triplec không hay đi vào tiểu tiết từng câu chữ mà luôn muốn tìm ý nghĩa chính hay hàm ý của một câu nói, một đoạn văn hay cả bài viết của người viết. Anh Độc Hành thì lại cẩn trọng tra cứu và nghiên cứu từng câu chữ để đảm bảo rằng không hiểu sai người viết và để thể hiện sự tôn trọng người viết, theo như anh nói. Và cũng bởi vậy, trong các bài viết của anh Độc Hành, ngoài việc luận giải ý kiến của ngưòi khác rất cụ thể anh nêu các ý kiến của mình với các dẫn chứng, ví dụ cũng vô cùng cụ thể. Tuy nhiên, Triplec e rằng đôi khi việc luận giải quá cụ thể lại làm mất đi ý nghĩa tổng quảt của một câu nói hay một đoạn văn cũng như việc đưa ra các dẫn chứng quá cụ thể làm hạn chế góc nhìn về một vấn đề và có thể dẫn đến sự sai lệch trong cách hiểu về một vấn đề. Ví dụ như khi bàn về khái niệm thế nào là người tốt anh đưa ra hai ý kiến để mọi người thảo luận:

    "- Có phải người tốt là người sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt ?

    - Hay người tốt là người rất sợ gia đình,người thân của mình lâm vào cảnh khốn khó, nên luôn ý thức né tránh mọi nguy hại cho bản thân, giữ cho mình được an toàn, vững vàng về mọi mặt, hầu có điều kiện phụng dưỡng đầy đủ cho ông bà, cha mẹ , làm tròn trách nhiệm với vợ (chồng), nuôi dạy con cái nên người ?"


    Hai ví dụ của anh đối ngược nhau hoàn toàn và anh muốn mọi người chọn một, cái này hoặc cái kia, như thế này mới là tốt hay người như thế kia mới là tốt trong khi thực tế thì con người ta thường không suy nghĩ và ứng xử cực đoan như thế. Trong các trao đổi trước đó cũng không có ai nói người tốt hoặc là phải như thế này (trường hợp 1) hoặc phải như thế kia (trường hợp 2). Ví dụ như khi chị Oa-nữ hay anh LK nói muốn được làm người không vô cảm (người tốt) để tâm được an, để tối có thể kê cao đầu ngủ Triplec tin rằng các anh chị ấy cũng không cho rằng mình "sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt?" Chẳng lẽ những người tốt nhất định phải là người không cót lý trí và vô cảm với gia đình hay sao? (viết đến đây tự nhiên Triplec lại nghĩ, không biết có cần phải nói với anh Độc Hành rằng lúc trước Triplec có nói đôi khi mình cần để lý trí sang một bên để cuộc sống được nhẹ nhàng thì không có nghĩa Triplec cho rằng để làm người tốt, để nhẹ nhàng trong tâm thì cần vứt bỏ mọi lý trí?).

    Triplec cũng không cho rằng tất những người sống có trách nhiệm với gia đình, sợ gia đình, người thân mình lâm vào cảnh khốn khó, người muốn được phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, nuôi dạy con nên người.... lại phải nhất thiết giữ mình đến mức không thể, ví dụ, dừng xe để hỏi thăm một cô gái đang kêu gọi sự giúp đỡ bên đường, xem cô ta cần gì và mình có thể giúp gì... Người tốt, như Yêu 1000C đã nói, là ngưòi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và biết cư xử đúng mực hay thích hợp theo hoàn cảnh. Bởi vậy việc anh Độc Hành quy người tốt về một trong hai trường hợp rất cụ thể và với ranh giới rõ ràng như trên theo Triplec là không phù hợp.

    Hay như khi Triplec nói về việc mình tán đồng quan điểm "làm người tốt thì không cần xin phép" để dạy con... "nếu có thể làm được điều tốt cho người khác thì không nên chần chừ". Hàm ý của Triplec như đã nói ở trên là mình dạy con nếu có thể làm được điều tốt cho ai thì hãy làm luôn đừng băn khoăn mẹ cha, ông bà hay người thân của minh có cho phép hay không. Tuy nhiên anh Độc Hành lại đưa ra những ví dụ cụ thể (1, 2, 3) và nói trước khi giúp người ta thì phải như thế này, như thế kia mới là phải, mới là lịch sự, là tế nhị, vân vân và vân vân... Tuy nhiên như Triplec đã nói, đôi khi ta càng cụ thể lại càng thiếu. Khi nói "không nên chần chừ" là Triplec nói về việc dạy cho con trẻ ý thức sắn sàng giúp đỡ người khác khi có thể chứ không phải để dạy con rằng khi thấy cần giúp ai thì cứ lao bổ vào giúp người ta theo ý mình mà không cần biết việc giúp đó có làm người ta phiền không, có bất lịch sự không, có làm người ta hiểu lầm mình không... Đó là về cách ứng xử, là một vài trong số những kỹ năng sống, kỹ năng mềm mà những người làm cha mẹ cũng cần dậy con mình. Tuy nhiên đó không phải điều Triplec muốn nói ở đây, không phải hàm ý trong câu nói của Triplec. Không có nghĩa khi mình nói cần rèn ý thức cho con là mình bỏ lơi việc hướng đẫn con kỹ năng sống. Không có nghĩa khi mình nói về việc dạy con có ý thức làm người tốt là mình đã quên việc dạy con làm người lễ phép...

    Với những khác biệt về cách tiếp cận vấn đề trong trao đổi, thảo luận và tranh luận như vậy nên Triplec thấy thật khó mà có thể tiếp tục trao đổi với anh Độc Hành về chủ đề này bởi sẽ dẫn đến việc đôi bên hoặc đi bắt bẻ ý kiến của nhau hoặc mất thì giờ giải thích cho nhau tại sao tôi lại nói thế nọ, tại sao tôi lại viết thế kia. Vậy nên xin phép anh Triplec sẽ dừng ở đây. Tuy nhiên nếu thấy Triplec nói chưa thỏa đáng thì anh vẫn có thể phản bác lại ý kiến của Triplec nếu anh thấy cần. Mặc dù vậy, cho dù ý kiến anh thế nào thì Triplec cũng xin phép không tiếp tục tham gia cùng anh bởi e ngại về những sa đà không đâu.

    Xin cảm ơn anh đã cùng trao đổi với Triplec.


    Trân trọng,

    Triplec 12.4.2013
    Last edited by Triplec; 12-04-2013 at 05:12 AM.

  20. Có 8 thành viên cám ơn bài của Triplec:

    1100i (14-04-2013),Độc hành (12-04-2013),Candy (23-04-2013),kehotro (12-04-2013),Lão K (12-04-2013),OA _ NỮ (12-04-2013),Phu sinh (15-04-2013),thuphong (12-04-2013)

Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 LastLast

Chủ đề tương tự

  1. Ngọc trong đá (Nhạc phim Ngọc trong đá)
    By Phương Lê in forum Nhạc Việt Online
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 06-05-2011, 06:55 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •