Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh

  1. #1
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket chuột con's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    406
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts

    Default Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh

    Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh

    Vị trí địa dư của Việt nam ở một ngã ba giao thông đem lại rất nhiều ảnh hưỡng khác nhau mà tài mô phỏng và hòa đồng của ta đã thâu phục và biến chế được đễ thành những nhạc khí thích hợp cho nền văn minh của ta.

    Vị trí địa dư của Việt nam ở một ngã ba giao thông đem lại rất nhiều ảnh hưỡng khác nhau mà tài mô phỏng và hòa đồng của ta đã thâu phục và biến chế được đễ thành những nhạc khí thích hợp cho nền văn minh của ta.

    Trên đường lịch sử, văn hóa Ấn Độ đã đến nước ta trước do các nước Phù Nam, Chiêm Thành và Nam Dương. Những nhạc khí gốc Ấn Độ như Phong Yêu Cổ (trống eo ), trống cơm, kèn bá lổ, chiên đẩu vv.. đều do đường phía nam và phía tây sang qua những cuộc tiếp xúc nhất là bằng Phật Giáo.

    Những nhạc khí gốc trung Hoa như Tranh, Nguyệt, Tỳ, Tam, nhiều lọai trống, kèn, sáo (như thượng, trì), huân và nói chung là phần lớn các nhạc khí dùng đễ tế lể triều chính (cầm, sắt, chúc, ngữ, tam, âm la, chung, khánh vv…) đều do đường phía bắc xuống qua thời nội thuộc hoặc qua những cuộc tiếp xúc lâu dài về văn hóa.

    Căn cứ vào những tài liệu xưa còn tìm thấy được, ta co thể khẳng định rằng cây đàn tranh ngày nay bắt nguồn từ cây đàn cầm và đàn sắt của Trung Hoa.

    Ở VN ta đàn cầm có 7 dây, được nói đến từ thế kỷ XI đến XIV trong các ban Triều Nhạc các đời Lý Trần, trong ban Đường Thượng Chi Nhạc đời Lê Thái Tôn (thế kỷ XV) và ban Đồng Văn Nhã Nhạc đời Lê Thánh Tôn và cã trong ban nhạc Giáo Phường trong cung nội (hát cửa quyền). Truy tìm trong lịch sử ta không thấy đề cập đến kích thước của cây đàn, chỉ biết rằng vào đầu thế kỷ XX, nhất là sau đai chiến thứ nhất , tại Bắc cũng như Nam có phong trào canh tân nhạc khí. Điển hình là tại miền Bắc có hội Khai Trí Tiến Đức đã sáng chế những cây đàn mới như Thân Đức Cầm, Dương Tranh Cầm bằng cách nới rộng gấp 2. 3 lần kích thước đàn cầm thời bầy giờ. Ngoài ra, ta củng không thể biết rỏ loại dây được xử dụng vào thời ấy là dây tơ hay dây sắt. Tuy nhiên theo cách phân loại trong danh từ Bát Âm của sách Ngũ Kinh Thông Nghĩa thì rỏ ràng là đàn cầm được xếp vào loại có tiếng ty có nghĩa là dùng dây tơ (tiếng nhẹ nhàng và êm) được dùng để hòa với các âm khác trong bát âm như tiếng cách (da), tiếnh kim (cồng) và tiếng trúc (sáo)…).

    Ngoài ra, cũng theo sử, ta còn thấy các loại đàn cầm với 9 dây (cửu huyền cầm) cũng được dùng trong các ban nhạc Triều Chính trong các thế kỷ từ XV đến XVIII.

    Cũng trong thời điểm nầy ta còn thấy nói đến danh từ đàn sắt, dùng đễ nói đến một loại đàn có vóc dáng giống như đàn cầm (hay đàn tranh bây giờ – và cũng giống như đàn sắt của Trung Hoa). Chử sắt được dùng cho tên gọi của lọai đàn nầy, có thể để ngụ ý loại dây được dùng là dây sắt hoặc cũng có thể, theo một thói quen của người VN ta hay dùng tiếng đôi như : duyên cầm- sắt, loan-phụng hoặc trống-mái v…v…!

    Cuối cùng trong lịch sử ta còn thấy nói đến một lọai đàn gọi là thiết sắt, gồm có 25 dây, được dùng trong Ban Đường Thượng Chi Nhạc đời Lê Thái Tôn (thế Kỷ XV), cã trong ban nhạc Giáo phường, và trong Ban Nhạc Huyền thời Nguyễn (thế kỷ XIX) – Cây đàn nầy giống như đàn tranh đại ngày nay. Tuy nhiên điều nầy chưa thể khẳng định được !

    Song song với cây đàn cầm, sắt và thiết sắt, cây đàn Tranh cũng với vóc dáng tương tự như đàn cầm, được dùng trong các ban Triều Nhạc các đời Lý, Trần (thế kỷ XI-XIV). Lúc ấy đàn tranh chỉ có 14 hoặc 15 dây thôi. Song đến thời Nguyên, đàn Tranh có 16 dây, còn gọi là Thập Lục Huyền Cầm.

    Kể từ lúc đàn Tranh có 14 dây trở lên thì theo suy luận ta có thể biết rằng vào lúc ấy, dây sắt có thể được dùng song song với dây tơ. Tuy nhiên sang đến thời Nguyễn, theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Thinh thì khi vào Nam lần đầu tiên vua Thành Thái, có kết bạn với một nhạc sỉ, bạn của thầy Thinh là cô Ba Ngoạn, và Vua Thành Thái đã tặng cho người bạn nầy một cây đàn tranh cẩn ốc loại 16 dây, mà chúng tôi cũng đã có cơ hội xử dụng nhiều lần mỗi khi đến học với thầy trong lúc còn dạy tại trường Sân Khấu II. Đàn nầy , cuối cùng được giao về tay Thầy Nguyễn Văn Thinh, đàn dài độ 1.10, dầu nhỏ 0.14 và dầu lớn 0.23. Cây đàn nầy làm bằng gổ ngô đồng Trung Hoa, cẩn ốc xà cừ hình nho sóc rất tinh xảo, nhạn và trục bằng ngà, và đặc biệt nhất là dây làm bằng kim lọai hổn hợp đồng thau nên tiếng rất thánh thót mà vẫn êm ái nhẹ nhàng, có thể nói là một tuyệt tác có một không hai!

    Do cấu kết của cây đàn nói trên ta có thể suy luận rằng, dây tơ có thể do độ căng không đáp ứng được với độ dài của cây đàn tranh nên được thay thế bằng dây đồng thau, có độ căng cao nhưng tiếng vẫn êm ái như tơ. Và có lẽ cũng do thế mà ta có thấy từ “tiếng tơ đồng” cũng nên ?

    Ngày nay đàn tranh gồm 3 lọai tiểu, trung và đại gồm có từ 16 đến 25 dây. Đàn tiểu được dùng nhiều nhất trong các buổi đàn ca tài tử, đàn trung thích hợp cho đệm ca và đàn đại thường được dùng trong những sáng tác mới.

    Nguyễn Xuân Yên trích từ tư liệu giãng dạy đã viết cho Trường Nghệ Thuật Sân Khấu II tháng 10 năm 1992

  2. #2
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket chuột con's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    406
    Thanks
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts

    Default Ðề: Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh

    Tiếng Tơ Đồng

    Vĩnh Tuấn

    (Trả lời cô Phương Thảo phòng ca nhạc đài truyền hình HTV)



    Hôm qua đi thâu hình ngoại cảnh mệt mà vui.Gia đình được mặc áo xanh, áo đỏ,dược quay phim,chụp ảnh lại được HTV cho tiền ăn nhà hàng rồi trên đường về còn ghé siêu thị mua sắm nữa. Thật là một kỷ niệm đáng nhớ mà sau này các cháu lớn lên sẽ không bao giờ quên được. Một lần nữa xin cám ơn cô P.T và HTV vô cùng.

    Cô P.T hỏi “ Tiếng Tơ Đồng ” có liên quan gì với ông Tơ Bà Nguyệt như Tô Vũ nói không. Thật ra là hơi có liên quan đấy!

    Đàn tỳ bà nguyên là hậu thân của đàn Cầm : “ Cầm Phục Hy sở tác, cổ vi ngủ huyền, hậu dụng tứ huyền, toàn huyền phàm thập tam huy ” (Đàn cầm do vua Phục Hy chế ra, xưa là 5 dây, nay dùng 4 dây, thân đàn có 13 phiếm).

    Sách Hoàng Đàm Tân Luận: “ Phục Hy thị thủy tước đồng vi cầm, thằng ti vi huyền ”. (Đời Thượng cổ, vua Phục Hy mới chẻ gỗ ngô đồng làm thân đàng và xe tơ làm dây).

    Vể sau người Hồ nương theo cây đàn cầm để biến cải và đổi tên thành tỳ bà. Thích Danh: “ Vị kỳ khí xuất ư Hồ trung mã thượng sở cổ; Thôi thủ tiền viết Tỳ; Dẫn thủ khước viết bà ” (Sách Thích Danh gọi đàn này nguyên của quân Hồ cởi ngựa mà đàn, đưa tay tới gọi là tỳ, kéo tay lui gọi là bà. Tỳ bà tứ huyền nhạc khí, nội hệ tế đồng điều vi đảm , thập tam phẩm, do Cầm chi huy vị. (Đàn tỳ bà 4 dây, trong thân đàn có buộc một mảnh lá đồng, cũng 13 phiếm như dàn cầm ). Ngày nay đàn tỳ bà có mặt tại nhiều nước châu Á. Đàn tỳ bà du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ 11. Về cấu trúc hình dáng, cây đàn tỳ bà V.N nhỏ hơn đàn tỳ bà Trung Quốc. Trên đầu đàn có chạm hình con dơi và chi gắn 9 phiếm (thay vì 13 phiếm) . Về tính năng, đàn tỳ bà Việt Nam chủ trọng những âm biến cung và những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy, còn của Trung Quốc thì chủ yếu dùng kỹ thuật reo dây, chạy nốt. Vì thế người Trung Quốc cầm đàn thẳng đứng, còn người Việt Nam thì cầm đàn nằm ngang.

    Mãi mê nói về tỳ bà mà lạc đề Ông Tơ bà Nguyệt của cô P.T hỏi rồi. Người ta thường chúc nhau “ xe duyên cầm sắt “ (sắt cầm hảo hợp, bách niên giai lão) thì Cầm chính là đàn tỳ bà làm bằng dây “ tơ ”, còn Sắt chính là đàn tranh làm bằng dây “đồng ”!

    Đàn tranh (hậu thân của đàn sắt): Cổ vi ngũ thập huyền , huyền các hửu trụ , khả thượng hạ di động. (Đời xưa đàn này có 50 dây, mổi dây mỗi trục, giỡ lên, giỡ xuống được, vặn căng, vặn chùng được.)

    Tần nhân cổ sắt, huynh đệ tương tranh, phá chi nhi vị lưỡng. Tranh chi danh tự thử thủy. tranh Tần thanh giả , Mông Điềm sở tạo thập lục huyền cầm. ( Xưa người Tần đàn Sắt , có hai anh em giành nhau chẻ ra làm hai . Từ đấy mới gọi là Tranh. Giọng đàn tranh là của người Tần do ông Mông Điềm chế thành 16 dây ). Mông Điềm là vị đại tướng triều Tần Thủy Hoàng (246-209) người đã cùng thái tử Phò Tô xây nên Vạn Lý Trường Thành. Từ An Trinh: Hốt văn họa các Tần tranh dật. Tri thị lân gia triệu nữ đàn. (Bỗng nghe dậy tiếng tranh Tần. Biết là cô gái đông lân đạo đàn).

    Vậy thì Tiếng Tơ Đồng còn mang một ý nghĩa “ xe duyên Cầm Sắt ” vì sự hòa điệu gắn bó, tri âm tri kỷ của những người yêu nhau.

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 61
    Bài cuối: 04-06-2010, 07:05 AM
  2. Bức tranh gây chết người
    By T.m in forum Ảnh vui - Ảnh lạ
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 21-03-2010, 09:24 PM
  3. Vẽ tranh trên cơ thể trần của phụ nữ
    By TeacherABC in forum Ảnh vui - Ảnh lạ
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 21-10-2009, 09:07 AM
  4. Bài tập tranh thơ của SW
    By SunWild in forum Tranh Thơ
    Trả lời: 17
    Bài cuối: 21-07-2009, 10:16 AM
  5. tranh thư pháp
    By T.m in forum Wallpapers - Nice Pics
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 21-06-2009, 11:46 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •