Bài 1 đến 7/7

Chủ đề: Trông vào thực tại

Hybrid View

  1. #1
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Re: Trông vào thực tại


    Sự phát triển và trở ngại

    Muốn phát triển một quốc gia, cần thiết phải có nền chính trị ổn định, lực lương quân sự đủ mạnh, tài chính hùng hậu. Và quan trọng nhất là phải bồi dưỡng được nhân tài, tận dụng được nhân tài phục vụ cho quốc gia.

    Nhiều nước không được thiên nhiên ưu đãi về mặt tài nguyên vẫn phát triển lớn mạnh được đều do yếu tố con người. Điển hình nhất là Nhật bản. Truyền thống dân tộc, giáo dục, đào tạo có bài bản sẽ tạo nên bước ngoăc lớn cho sự phát triển sau này. Đây là tầm nhìn chiến lược nhằm tạo nền móng vững chắc để tương lai có thể xây dựng quốc gia lớn mạnh và vững chắc hơn.

    Một thế hệ với cách nghĩ hiện đại, bao quát hơn, tầm nhìn rộng hơn sẽ làm thay đổi được vị thế của một quốc gia.

    Một quốc gia mà công dân không biết hy sinh lợi ích cá nhân thì quốc gia đó sẽ không thể phát triển. Ví dụ như xây dựng các công trình lớn hay hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc...vv. Các quốc gia yếu về tài chính sẽ gặp nan đề về quỹ đất.Không thể đền bù giá đất trưng dụng theo đúng giá thị trường, cũng không thể dùng biện pháp cưỡng chế giao đất với giá thấp vì sẽ gặp phản ứng gay gắt từ phía người bị cưỡng chế. Do vậy mà đi vào thế bế tắc!

    Một quốc gia lớn mạnh không cần dùng vũ lực cũng có thể kềm hãm sự phát triển của quốc gia nhỏ yếu hơn. Giống như chỉ cần đầu tư vài khu công nghiệp, mua đất giá cao, thu mua một số đất ở các thành phố lớn xây dựng cao ốc...vv. Điều đó sẽ nhanh chóng đẩy giá trị đất lên một mức ảo. Ban đầu, nó sẽ là nguồn lợi tưởng chừng như vô tận nhưng về lâu dài. Chính nó sẽ là trở ngại khó giải quyết vô cùng khi ta nhận ra bộ mặt thực của nó.

    Tiêu diệt các doanh nghiệp sản xuất cũng là một trong những chiêu bài của các quốc gia lớn có đầy dã tâm. Lợi dụng đường biên giới liền kề với nguồn hàng giá cực rẻ sẽ nhanh chóng bóp chết đối thủ. Khi nền sản suất tự thân không còn, điều gì sẽ xảy ra nếu đối thủ bỗng nhiên tăng giá các mặt hàng? Trở tay gây dựng lại nền sản xuất là không dễ! Thế nhưng liệu người dân có thể nhìn rõ được nguy cơ này không? Chính người dân vì lợi ích của mình sẽ tiếp tay một cách nhiệt tình đưa hàng hoá giá rẻ vào thao túng thị trường, bóp chết nền sản xuất trong nước.

    Sự giao lưu với văn hoá nước ngoài cũng là mối nguy hiểm khi nhận thức của người dân vẫn quá kém! Người dân không sàng lọc được điều gì nên học và điều gì không nên. Không đánh giá được khả năng, tiềm lực hiện tại của bản thân của xã hội mà đòi hỏi lối sống hưởng thụ. Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra quá nhanh, tầng lớp giàu có cách sống, cách hưởng thụ gây ảnh hưởng mạnh đến cách nghĩ của các đối tượng còn lại. Do vậy mà hình thành phong trào đua đòi, sống buông thả, đòi hỏi được sống hưởng thụ mà gia đình và xã hội không thể cung ứng. Nếu lực lượng kế thừa như vậy, nó không là tiềm lực phát triển mà sẽ là gánh nặng và sự cản trở cho tương lai.

    Một điều vô cùng nghiêm trọng là nếp sống và nghĩ của người Á Đông. Tam đại đồng đường làm gia đình thân mật, đoàn kết nhưng nó lại xây dựng nên sự ỷ lại cho lớp trẻ. Họ không tự chủ, thiếu sáng tạo và thích dựa dẫm. Với phương châm : Một người làm quan cả họ được nhờ. Sẽ làm các nhân tài khác trơ mắt nhìn mà không thể tham gia hay tìm được vị trí thích hợp khả năng để phát triển và cống hiến. Khi xảy ra các vấn đề tiêu cực, chắc chắn sẽ có chuyện bao che khuyết điểm vì đó là người trong gia đình.

    Nếu cứ như vậy, sự trì trệ sẽ làm chậm đà phát triển. Mà chỉ cần chậm lại một chút, các quốc gia khác sẽ vượt qua và càng dễ dàng thao túng, bắt chẹt. Cái lý luôn nằm ở kẻ mạnh và không quốc gia nào không có dã tâm với các quốc gia khác.

    Muốn lớn mạnh thoát khỏi sự chèn ép, xâm lấn từ các quốc gia khác cần phải có đánh đổi, có những hy sinh cần thiết. Và đương nhiên là phải có tiền để đầu tư. Tiền kiếm được tốt nhất là từ sản xuất công nghiệp. Nhưng nó chỉ dành cho các nước đã phát triển. Các nước khác khó lòng mà chen chân ngoại trừ Trung Quốc với các chính sách và biện pháp cực đoan.

    Muốn kiếm tiền, các quốc gia yếu có nhiều cách khác nhau như: Xuất khẩu lao động, bán đi nguồn tài nguyên thiên nhiên, hấp dẫn du lịch kể cả công nghiệp sex như Thái lan. Xuất khẩu nông sản, hải sản...vv. Nhưng nguồn tiền đó được đầu tư như thế nào lại là vấn đề đau đầu. Tầm nhìn hẹp, nhỏ sẽ đầu tư cho tương lai một thứ vất đi mà tương lai phải tốn thêm tiền đập bỏ và xây mới.

    Ví dụ như xây một chiếc cầu để phát triển cho một tỉnh. Nếu như mặt cầu chỉ có hai làn xe xuôi ngược thì tương lai chỉ vài chục năm nó sẽ là vật cản. Hay như công trình xây dựng đường cao tốc mà các vấn đề kỹ thuật, vật tư không đảm bảo nó sẽ liên tục ngốn tiền sửa chữa và đến lúc nào đó những dặm vá cũng không còn có thể. Buộc người ta phải đào lên và làm lại mới hoàn toàn!

    Ai sẽ giải quyết được các nan đề cho sự phát triển của một quốc gia?

    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  2. Có 11 thành viên cám ơn bài của kehotro:

    1100i (08-12-2012),Boulevard (05-12-2012),Emanuel (06-12-2012),hahaha (05-12-2012),loyal (06-12-2012),Marat Safin (05-12-2012),MinhThy (08-12-2012),Nhudadauyeu (05-12-2012),OA _ NỮ (08-12-2012),Phu sinh (06-12-2012),thuphong (06-12-2012)

  3. #2
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2011
    Bài viết
    119
    Thanks
    352
    Thanked 673 Times in 134 Posts

    Default Re: Trông vào thực tại

    Trích dẫn Trích dẫn của kehotro Xem bài viết

    Sự phát triển và trở ngại

    Muốn phát triển một quốc gia, cần thiết phải có nền chính trị ổn định, lực lương quân sự đủ mạnh, tài chính hùng hậu. Và quan trọng nhất là phải bồi dưỡng được nhân tài, tận dụng được nhân tài phục vụ cho quốc gia.

    Ai sẽ giải quyết được các nan đề cho sự phát triển của một quốc gia?

    Người Trung Hoa cầm đầu có một lịch sử mưu mẹo, xảo trá từ rất xa xưa. Từ Tôn Võ,...đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, rồi Hồ Cẩm Đào ngày nay đều lắm mưu mẹo. Bản chất của họ là tham vọng quyền lực, bành trướng. Dòng máu bẩn thỉu này di truyền và chảy trong huyết quản của họ mãi mãi. Người dân đen Trung quốc thì không hẳn như vậy. Họ cũng đói ngèo, cơ cực, ngu dốt và đủ các thứ của kẻ ngèo hèn. Vậy, kẻ thù của chúng ta không hoàn toàn là người TQ mà chỉ bọn cầm đầu, tham vọng bá quyền, bành trướng mà thôi.
    "Bắt giặc phải bắt tướng". Nếu những người Tàu tử tế lãnh đạo, chúng ta không bị khổ sở như vậy. Thời Nguyễn Huệ, Tây Sơn; người Tàu tử tế đó là Càn Long, người định gả con gái cho Nguyễn Huệ, đã không nghe đám quần thần ở dưới đánh VN trả thù khi Tôn Sĩ Nghị bị thua, quyết giữ hòa bình cùng VN. Vậy, nay nên ngoại giao tốt với người lãnh đạo có ảnh hưởng là Tập Cận Bình và đám bậu sậu có tiếng nói của ông ta. Điều này là rất nên làm.
    Người cầm đầu của ta phải thật can đảm. Thế hệ cầm đầu của ta phải kết thành hệ thống, có tư tưởng thống nhất một ý chí, đánh đến cùng, không có gì quý hơn độc lập tự do, thế hệ này tiếp thế hệ khác, chơi đến cùng với giặc, bất kể là Tây hay Tàu. Tỷ dụ như cụ Hồ, ông Lê Duẩn và các đồng chí của ông đã làm. Ý chí đã đủ làm cho giặc khiếp sợ. Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ khốn cùng liều thân. Ta bị khốn cùng khi Hoa Kỳ gây ra thì ta chiến thôi, đã chiến và thắng rồi đấy. Tàu thì khó chơi hơn. Vì Tàu thâm. Xưa trong lịch sử, lần nào ông cha ta chả bị Tàu lấn lướt khi chúng mạnh hơn. Trừ thời Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu ra, ta toàn bị ăn hiếp trong thế yếu. Ngay đời nhà Trần, sứ giặc Sài Thung đã cưỡi ngựa đi ngênh ngang đến tận cửa khuyết sân rồng, hạch sách Vua, đánh lính cấm vệ quân đấy thôi. Chả khi nào ta mạnh mà Tàu dám chơi ta cả, vì vậy, ta phải mạnh.
    Vậy, làm thế nào để ta mạnh?
    Có lẽ ta đều nghĩ được. Có nhiều cách. Nhưng trước hết, như Trần Hưng Đạo đã dạy: "Vua-Tôi phải hòa mục, anh em hòa thuận, cả nước góp sức...". Sự đồng thuận trong ý chí, lòng quyết tâm mạnh mẽ từ lãnh đạo đến dân chúng thề giữ từng tấc đât, tấc biển là yếu tố đầu tiên. Có điều cơ bản đó đã rồi hãy nói đến các thứ khác.
    Last edited by toitimtoi; 06-12-2012 at 09:27 PM.

  4. Có 9 thành viên cám ơn bài của toitimtoi:

    1100i (08-12-2012),Boulevard (06-12-2012),Emanuel (06-12-2012),kehotro (12-12-2012),Marat Safin (06-12-2012),MinhThy (08-12-2012),OA _ NỮ (08-12-2012),Phu sinh (07-12-2012),thuphong (06-12-2012)

  5. #3
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Re: Trông vào thực tại

    Sự tự sướng chính là trở ngại lớn nhất cho dân Việt!
    Điều đó rồi cũng qua đi!

  6. Có 7 thành viên cám ơn bài của hahaha:

    1100i (08-12-2012),kehotro (12-12-2012),Marat Safin (07-12-2012),MinhThy (08-12-2012),OA _ NỮ (08-12-2012),Phu sinh (07-12-2012),Tazang (07-12-2012)

  7. #4
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket OA _ NỮ's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    4.994
    Thanks
    4.403
    Thanked 9.333 Times in 1.852 Posts

    Default Re: Trông vào thực tại

    Ai sẽ giải quyết được các nan đề cho sự phát triển của một quốc gia?



    Ai? Hiện giờ ko ai có thể làm nếu ko thay đổi một thể chế.Ở đó người dân phải được tôn trọng quyền dân chủ để hình thành một nhà nước có pháp quyền. Tạo ra một xã hội dân sự có nền kinh tế do nhiều thành phần tham gia.
    Đó là một khuynh hướng dân chủ xã hội hiện nay theo trào lưu tiến bộ của loài người.
    Một chính quyền hiện nay quốc hội ko ra quốc hội. Hô hào chống tham những mà ko chịu tam quyền phân lập. Chính sách Đất đai thuộc về sở hữu toàn dân chứ ko của một người dân nào. Bá quyền địa phương lũng đoạn , người dân mất lòng tin ở trên bảo dưới ko nghe...Đối nội rối bời như thế thì người dân còn tin tưởng sự đối ngoại nào sẽ thành công của một nhà nước CS hiện thời.
    Thật là bất hạnh thay khi một đất nước có những người trở thành lãnh đạo dân bằng tài luồn lách chứ ko phải bằng những cải cách tốt cho dân. Họ chỉ cần làm tốt cân bằng quyền lực của đảng còn lợi ích của dân họ hứa hẹn lên thiên đường sẽ có tất cả...

    Thôi stop, cứ miên man rồi sẽ phạm quy. Admin nếu thấy để được vài hôm xong rồi xoá đi, nếu ko xoá ngay cũng được...
    Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
    The future's not ours, to see
    Que Sera, Sera

  8. Có 3 thành viên cám ơn bài của OA _ NỮ:

    hahaha (09-12-2012),Marat Safin (09-12-2012),Phu sinh (08-12-2012)

  9. #5
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Re: Trông vào thực tại

    Nhà chính trị và thương gia là những người luôn bất chấp thủ đoạn miễn đạt được lợi ích. Do vậy, mà nhìn ra được thủ đoạn của kẻ khác nhắm vào mình, dân tộc mình để hóa giải cũng là điều kiện thiết yếu để duy trì lợi ích cho quốc gia. Nếu toàn bị dính bẫy thì: Thảm quá!

    Chiến tranh ngày nay không còn là chiếm đất và bỏ mạng người ra thật nhiều nữa rồi. Do vậy mà có dũng cảm có liều mạng cũng không có chỗ dùng!

    Giờ nước nào có nguồn năng lượng dự trữ dồi dào, có vũ khí hiện đại để bảo vệ nguồn năng lượng đó cho tương lai mới là điều quan trọng.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  10. Có 3 thành viên cám ơn bài của kehotro:

    OA _ NỮ (13-12-2012),Phu sinh (12-12-2012),Thảo_ANA (13-12-2012)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •