Gần đây trên nhiều website du lịch liên tục quảng cáo giảm giá các gói tour trong và ngoài nước với những lời hứa hẹn có cánh. Không chỉ “mập mờ” về giá cả mà chất lượng các tour “siêu giảm giá” này luôn khác xa so với quảng cáo…



Khách sạn 3 sao… thành nhà trọ

Cách đây 2 tuần chị Hoàng Thu Trang, nhân viên kế toán một công ty bất động sản đã vào một trang web để đặt mua 2 phòng khách sạn 3 sao ở Mũi Né đi nghỉ cùng gia đình. Theo như quảng cáo, giá phòng mua tại đây sẽ được giảm 50% so với giá thực tế của khach san. Tuy nhiên, khi vào website chính thức của khách sạn này, chị Trang mới biết đó là mức giá được công bố thường ngày của họ.

Lợi dụng tính chất “vô hình” của các sản phẩm du lich, đó là phải trải nghiệm mới biết chất lượng tour thực hư thế nào, nên các công ty du lịch thường đưa ra mức giá cực thấp so với giá của các thương hiệu du lịch có uy tín. Gần đây, chương trình khuyến mãi đặc biệt tour du lich thai lan 6 ngày 5 đêm có giá hơn 3 triệu đồng (chưa bao gồm vé máy bay) được chào bán trên mạng đã bị không ít khách hàng phản hồi, vì khi cộng thêm tiền ve may bay, giá tour du lich đắt hơn nhiều so với tour du lịch chưa giảm giá của các thương hiệu lớn.

Hiện trên nhiều trang bán hàng trực tuyến, các tour du lịch kèm theo những lời chào mời hấp dẫn đến những địa điểm nổi tiếng du lich trong nuoc như du lich Nha Trang, du lich phu quoc ,du lich Da lat , du lich Hue , du lich Hoi An, du lich Ha Long, du lich Sa Pa… và cả du lich nuoc ngoai như du lịch Thái Lan, du lich Campuchia, du lich Singapore,du lich Malaysia,… được quảng cáo rầm rộ. Nếu không thích gò bó theo chương trình định sẵn, du khách có thể thực hiện chuyến hành trình theo kiểu tự túc bằng cách mua phiếu giảm giá của những resort, khách sạn tại điểm du lịch ưa thích. Điểm nổi bật nhất của các dịch vụ du lịch trên mạng chính là mức giá ưu đãi rất lớn, giảm từ 30-50% so với giá gốc. Tuy nhiên, mức giá “siêu rẻ” của các tour du lịch mà những trang web này công bố cũng tỉ lệ thuận với chất lượng.

Từng là “nạn nhân” khi đặt tour siêu giảm giá qua mạng, anh Trần Quang Hà, ở quận Long Biên, Hà Nội ấm ức kể lại chuyến du lich Da Nang : “Tôi đã rất vui mừng khi đăng ký được tour giá rẻ so với thực tế 1 triệu đồng/người cho cả gia đình, nhưng đến nơi mới vỡ lẽ… của rẻ là của ôi, chất lượng khác xa so với quảng cáo...”.

Theo anh Hà thì khách sạn tiêu chuẩn ba sao như trong hợp đồng mà anh đã ký với đơn vị lữ hành chỉ tương đương phòng trọ loại thường, nằm cách xa bãi biển Mỹ Khê gần 5 cây số. Thay vì được thưởng thức những món đặc sản trong nhà hàng, khách sạn, du khách chỉ được ăn tại những quán cơm bình dân. Nhiều du khách đi cùng đoàn với gia đình anh Hà phàn nàn về chất lượng bữa ăn với hướng dẫn viên thì chỉ nhận được câu trả lời: “Lịch trình tour đã lên kế hoạch từ trước và họ chỉ là người thực hiện. Nếu du khách có gì thắc mắc thì liên lạc với đơn vị đã ký hợp đồng…”. Không chỉ riêng anh Hà, nhiều du khách từng đặt tour trên mạng còn chỉ rõ những “chiêu trò” mà các đơn vị lữ hành thường dùng để giảm giá tour, đó là bớt xén lịch trình tour, hướng dẫn viên thiếu kiến thức lẫn kinh nghiệm, khách sạn thấp cấp, khẩu phần ăn bị cắt giảm... Thậm chí, du khách bị đưa đến những điểm nghỉ chân để ăn uống hay mua hàng lưu niệm với giá “cắt cổ”.

Giá rẻ chất lượng kém

Ông Dương Huy Hoàng, đại diện cong ty du lich Sapa cho biết, hình thức mua - bán tour trên mạng góp phần thúc đẩy việc kinh doanh của các đơn vị cũng như giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cách làm ăn chụp giật, mất uy tín của một số đơn vị đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị kinh doanh chân chính. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp lữ hành được cấp phép đều hoạt động nghiêm chỉnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao vị thế du lich viet nam. Trong bối cảnh du lịch nở rộ như hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín cũng xuất hiện không ít công ty “chui”, đăng thông tin quảng cáo siêu giảm giá trên các trang web nhằm hút du khách.

Trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, bán tour qua mạng là một trong những hình thức kích cầu du lịch bởi giá rẻ sẽ hút khách. Trên thế giới, việc mang các sản phẩm du lịch chào bán trên mạng đã trở nên phổ biến, bởi nó tiết kiệm công sức, chi phí, thời gian của người mua lẫn người bán. Trên thực tế, không phải tour du lịch giảm giá, chào bán trên các trang mạng nào cũng đều lừa khách. Thậm chí, có những doanh nghiệp lữ hành đã phối hợp tốt với các đối tác như: hàng không, nhà hàng, khách sạn… chấp nhận giảm giá tour mà vẫn giữ nguyên chất lượng để tạo uy tín và gây dựng thương hiệu.

Để du khách có được chuyến hành trình như mong muốn, ông Nguyễn Anh Quân- Giám đốc một công ty lữ hành có uy tín trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đưa ra lời khuyên, khi đăng ký các tour du lich trong nuoc và ngoài nước, du khách cần xem kỹ những nội dung trong hành trình tour như chi tiết tuyến, điểm tham quan, khu du lich , loại xe di chuyển, hạng khách sạn lưu trú, tiêu chuẩn bữa ăn, giá tour đã bao gồm phí vào cổng các điểm tham quan, bảo hiểm du lịch chưa, có phải đóng thêm phí phát sinh không... Còn nếu đặt mua phòng khách sạn nên tìm hiểu trước thông tin chính thức từ khách sạn, sau đó so sánh giữa hai mức giá để lựa chọn. Theo kinh nghiệm của những người chuyên làm du lịch và du khách hay đi du lịch thì không nên quá chú tâm so sánh giá cả, bởi các công ty lữ hành có uy tín có xu hướng không cạnh tranh bằng mức giá mà bằng chất lượng dịch vụ.

Cho đến thời điểm hiện tại, mức xử phạt đối với các doanh nghiệp du lịch “chui” vẫn còn quá nhẹ nên đây cũng là lý do các công ty này vẫn có đất sống. Do vậy, để tự bảo vệ mình, du khách nên cảnh giác trước những chương trình tour giá rẻ và nên chọn những thương hiệu du lịch tin cậy, tránh vừa mất tiền oan, vừa chuốc lấy sự bực mình.


Theo Yume