Hihi, Votinh chỉ viết vài câu mà có rất nhiều bài dài để bà con đọc. Cảm ơn tất cả những người viết và Votinh rất trân trọng những ngôn từ cảm xúc của các anh chị, bạn bè dù rằng quý cô bác ở phía bên nào, hihi.
Giống như bác ĐH, VT cũng rất tâm đắc với bài "được" của Bou và quan niệm sống của VT cũng giống vậy. Mọi thứ cứ "được" là được!
Một lần nữa cám ơn Bou vì bài "được"
Lang thang chân bước vô tình
Bạc phơ vó ngựa, rập rình ánh sao
Last edited by Boulevard; 09-10-2012 at 05:04 PM.
"Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)
@ Trước tiên, tôi xin phép được trích dẫn trong CM của mình một vài câu chuyện hoặc bài có liên quan đến các bạn Boulevard, 1100i, loyal, PL. Những chuyện và bài của các bạn đều nằm trên diễn đàn NR chứ tôi không lấy từ nguồn nào khác. Vì không phải các bạn chủ động đưa bài, nên mọi thắc mắc liên quan đến nội dung CM này, tôi sẽ là người duy nhất chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn tất cả các bạn
Bạn KHT,
Xem thấy ý kiến đề xuất của bạn, là chia 2 phe thuận và nghịch với bài của chủ topic, nên tôi xin nhân đây nói rõ một chút về ý kiến của tôi, dù có khi hơi thừa, nhưng cần thiết để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc.
Ý kiến của tôi không thuận cũng không nghịch với bài của chủ topic, mà là cả hai. Trong các CM của tôi trong topic này, chưa bao giờ tôi bác bỏ chuyện đàn ông Việt hành xử tệ bạc trong gia đình. Ngược lại, ngay bây giờ đây tôi xác định là chuyện đó có, và thậm chí có khi còn tệ hại hơn cả những gì mà chủ topic đã đưa lên.
Ý kiến phản bác của tôi nhằm vào vấn đề khác:
Phản bác thứ nhất: Đó là những từ định lượng “đa số…, nhiều…” mà tác giả không thể chứng minh rõ ràng được khi lên án một số đông như một tập thể, một giới, một dân tộc. (đây không phải là lần đầu tiên tôi phản bác những từ này trên diễn đàn)
Vậy tại sao những từ định lượng đó lại quan trọng như vậy khi nói tới một số đông ?
Bạn cho phép tôi đặt ví dụ để dễ hình dung: Một du khách đến VN phát biểu: “Việt Nam có nhiều người tốt nhưng cũng không ít kẻ trộm cướp, móc túi” thì có lẽ bạn cũng chỉ có nỗi buồn riêng trong lòng chứ không trách được du khách kia. Nhưng nếu câu phát biểu đó lại là: “Việt Nam đa số là dân trộm cướp, móc túi” thì bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra ? Có lẽ bão sẽ nổi lên đấy. Tuy người ta chỉ nói đa số chứ không phải tất cả, nhưng với lòng tự trọng của bạn , một người dân Việt, bạn vẫn có quyền yêu cầu người du khách kia đưa ra bằng chứng cụ thể về “đa số” đó, nếu không, phải công khai xin lỗi.
Không nói đâu xa, chuyện ngay trên diễn đàn chúng ta đây thôi mà chính bạn và nhiều người cũng biết: Trong một lần than vãn vì các bài báo tạp nham trên mạng, Pha Lê có phát biểu :” Các phóng viên bây giờ…” . Ngay lập tức Boulevard đã phản ứng. Tôi cho là Bou phản ứng đúng, dù một câu than vãn không phải hàm chứa tất cả mọi người cùng giới trong đó. Lần đó tôi đã xoa dịu bằng cách kể về những người bạn làm báo của mình để minh chứng không phải những người làm báo đều xấu xa như nhau.
Bou phản ứng với PL như vậy, nhưng bản thân Bou khi đánh giá về một số đông thì như thế nào?
Đây, xin mời xem:
Có tốt, có xấu. Không có cái nào đa số. Chuẩn, phải không ạ ? Như thế này thì ai bức xúc được ?
Tôi đã trình bày để bạn đã thấy tầm quan trọng của những từ mô tả số nhiều khi đánh giá về một số đông rồi. Vì vậy, như tôi đã giải thích bên trên, bài viết ở đây đã lên án đa số đàn ông Việt hành xử tệ hại trong gia đình, thậm chí lên án cả cha ông họ. Tôi là người trong giới đó nên tôi hoàn toàn có quyền yêu cầu người viết nêu bằng chứng cụ thể mà không ai có thể phản bác được về cái “đa số” đó. Nếu không chứng minh được thì hãy nhìn rộng hơn đi rồi hãy kết án đàn ông. Hãy đọc bài thơ của 1100i để biết tâm sự người cha "gà trống nuôi con" ra sao. Hãy nghe bài “Bố là tất cả” của loyal post lên sau đó để xem trẻ em nghĩ gì về bố nó . Cần nhiều hơn nữa thì search ở google để biết thêm chuyện người cha suốt 7 năm trời cõng đứa con què quặt tới trường , hay người đàn ông bao năm trời lượm ve chai vừa nuôi vợ liệt giường vừa nuôi con ăn học v.v…
Chủ topic đã viết:” Hai chữ "khách quan" nói và viết thì rất đơn giản nhưng muốn làm được, có người có đi hết cuộc đời cũng ko thể...”
Chính xác lắm. Hãy “KHÁCH QUAN” đi xem nào ! Hai chữ này cần cho chủ topic hơn ai hết.
Phản bác thứ hai: Bài viết thiếu sự tôn trọng đối với các bậc sinh thành.
Tôi không cho rằng cha mẹ không sai hay không có lỗi. Ngược lại, tôi cho là có rất nhiều nữa là khác. Nguyên nhân thì có nhiều, và chúng ta cũng rất cần phải đấu tranh bằng nhiều cách để xóa bỏ những xung khắc giữa hai thế hệ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn cứ là bề trên, không thể nói về cha mẹ như nói với một người bạn ngang hàng, và khi kể tội con thì không được lôi cả cha mẹ, thậm chí cả tổ tông vào như thế. (….Thế là, lớp cha ông được “phục vụ”, ắt sẽ đào tạo ra những lớp “con, cháu” sống để “hưởng thụ”….) Trong những đôi co lời lẽ, bạn mắng mỏ một người thì chưa chắc đã xảy ra chuyện gì lớn, nhưng kéo cha mẹ họ vào, dù chỉ rất “nhẹ nhàng” như: “cha mẹ mày không biết dạy mày à ?” thì có thể gây án mạng. Cho dù bản thân mình có đang bức xúc thế nào thì cần nhớ không phải ai cũng suy nghĩ giống mình. Diễn đàn dù có thế nào cũng chỉ là một trò chơi, không được đem bêu rếu các đấng sinh thành - dù của bất cứ ai - vào một trò chơi như thế.
Và còn một vài chuyện linh tinh khác trong đó, nhưng ngay từ đầu tôi đã quyết định không tham gia nên tôi thấy không cần thiết phải nêu ra đây. Bất đắc dĩ khi bạn kêu :”… không có ai vào viết gì! Chẳng lẽ ai cũng đồng tình với nhận định trên?...” thì tôi cũng chỉ reply một dòng đơn giản và cũng nghĩ là đã thôi. Nhưng đến khi VT bồi thêm:” Thường thì người ta hiểu rằng im lặng có nghĩa là không phản đối !!!” thì tôi buộc phải nói lên ý kiến của mình, bởi tôi không muốn ai cho rằng tôi tán thành chuyện hỗn láo với các đấng sinh thành và cường điệu số liệu để lên án giới đàn ông Việt, tán thành chuyện phụ nữ Việt đi lấy Tây.
Tôi nghĩ là trình bày với bạn thế cũng đủ, chỉ xin đề xuất về chuyện chia 2 phe thuận và nghịch – nếu có - nên xét đổi lại là : Nhận xét nội dung topic này là Góp ý xây dựng để đàn ông Việt sửa mình hay Chê bai, công kích thói xấu của đàn ông Việt để hô hào chuyện lấy Tây ?
Đây sẽ là CM cuối cùng của tôi trong topic này. Tất cả những chuyện liên quan tới những CM của tôi, tôi vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trả lời đến nơi đến chốn, nhưng xin đừng ở đây mà hãy lập topic khác. Tôi vẫn và sẽ luôn là người biết phục thiện. Nếu tôi có lỗi, xin các bạn hãy chỉ cho tôi đúng chỗ tôi sai, tôi rất cảm ơn các bạn và sẽ công khai xin lỗi trước mọi người. Tôi không có cái “văn hóa” lấp liếm, ngụy biện mỗi khi phạm lỗi. Tôi tôn trọng tất cả các thành viên của diễn đàn bởi hiểu các bạn có trình độ cao và rất cao. Chữ nghĩa rành rành, các bạn đọc và hiểu tất. Có muốn dùng xảo thuật lấp liếm với các bạn cũng không được. Là người chứ không phải thánh, không ai không có lỗi. Lỡ có lỗi mà biết nhận lỗi, mọi người sẽ nhìn mình với cái nhìn thiện cảm hơn. Bạn KHT đã biết tôi từ lần tranh luận trước, dù chưa biết mình có lỗi gì, tôi vẫn sẵn sàng công khai xin lỗi trước rồi chờ nghe bạn vạch lỗi tôi sau, mặc dù sau đó bạn không đưa ra được lỗi gì của tôi.
Xin cảm ơn tất cả mọi người.
@ Vì thấy chủ topic có CM mới, tôi xin phép trả lời luôn vào đây, bởi đây sẽ là CM cuối cùng của tôi trong topic này:
1- Câu "Sao phải bỏ đường vào canh chua?" nếu tách riêng ở một chỗ khác thì có thể chỉ có nghĩa là :” vì sao canh chua nên bỏ đường ?”. Nhưng đọc trọn bài, với những lập luận cường điệu để mọi người tưởng rằng “canh chua CÓ đường” đã hiện diện và ức hiếp phụ nữ ở khắp nơi nơi, nhà nhà; công kích để hạ sát ván “canh chua CÓ đường” hết ngóc đầu lên được; qui lỗi cho cả cha mẹ nó, kèm theo đó là tâng bốc sự lịch thiệp, biết quan tâm tới phụ nữ của “canh chua KHÔNG đường”, cộng thêm chuyện phụ nữ có tri thức THƯỜNG CÓ KHUYNH HƯỚNG (?!) chọn “canh chua KHÔNG đường” làm chồng v.v… thì câu kết : "Sao phải bỏ đường vào canh chua?" đã thể hiện rõ bản chất thật của nó là : “ Ngu sao các người lại bỏ đường vào canh chua ?”
Xin thưa, không có CÂU nào trong bài viết nói rằng: "nên lấy chồng nước ngoài hơn chồng VN" cả, mà toàn bộ bài viết nó đã nói lên như thế.
Thủ thuật lấp liếm này cũng khá, nhưng xin đừng xem thường người đọc đến độ cho rằng người ta đọc mà không hiểu gì. Trình độ thành viên NR từ cao đến rất cao đó ạ ! Mô tả một điều mà không cần những từ ngữ chỉ đích danh điều đó thì có gì là khó ? Lấy ngay tiêu đề của topic đây để thấy: “Tản mạn về “thiên chức” làm mẹ và… làm mọi “ Có chữ nào là ĐÀN ÔNG đâu, nhưng không khó để đàn ông thấy mình hiện diện làm đích nhắm trong đó.
Và cuối cùng xin cảm ơn chủ topic vì đã nhắc nhở tôi đừng tự mang đá vào mình và hãy nhẹ nhàng.
Xin đừng quá lo, vì tôi không phải mới lò dò làm quen với net. Tôi đã từng gỡ đá cho nhiều người chứ chưa có ai đeo đá được vào tôi. Ngay từ đầu tôi đã khẳng định mình không quan tâm và bây giờ cũng thế thôi. Vài CM ở đây chỉ là bất đắc dĩ như tôi đã nói bên trên. Tôi chỉ tiêu thời giờ và sức khỏe của tôi vào những việc có ích cho tôi hay cho mọi người.
Tôi cũng rất cảm ơn vì đã hướng dẫn tôi nên đọc bài viết như thế nào cho đúng ý người viết. Điều này quả là rất mới, nhưng tôi lại có cách đơn giản hơn nhiều: Đi đường thấy hoa thì ngắm, thấy gai góc thì tránh. Đơn giản thế thôi. Chẳng việc gì phải ôm một đống gai xương rồng rồi học cách để cảm nhận mình đang ôm một chiếc gối bông. Và thực lòng tôi cũng không hề mong rằng sau này những sáng tác văn, thơ sẽ phải kèm theo lời hướng dẫn của tác giả cách đọc sao để thấy nó hay, bởi từ xưa đến nay tự đọc, tự hiểu theo ý mình như kiểu cũ đã quen rồi.
Xin chào.
Last edited by Độc hành; 09-10-2012 at 11:52 PM.
KHT ham tranh luận để học hỏi cũng như ôn lại kiến thức. Nhưng hôm giờ thấy không khí có vẻ căng thẳng nên ngưng không viết gì. KHT thấy tiêu đề của topic thật sự hấp dẫn mình. Còn ý của tác giả như thế nào hẳn bạn đọc cũng rõ, KHT không xen vào phân tích vì đó là ý của Sheiran chứ nào đâu phải ý của mình. KHT cũng chưa già để có thể xưng Chú hay Bác nên việc tự nhận mình có nằm trong số đó hay không thật sự không cần thiết và cũng rất ư vô lý.
Một điều nữa là KHT không phải quân tử gì nhưng khi thấy người khác đang tranh luận với một ai khác, KHT không thích xen vào vì có cảm giác mình đánh hội đồng. Một điều nữa mà KHT cũng hay cố chấp là khi tranh luận về vấn đề gì đó thì hai bên coi như ngang bằng và chỉ tập trung vào chuyên môn. Nếu một ai đó thốt lên mình cao tuổi, KHT lập tức ngưng không viết. Đây là KHT tôn trọng người có tuổi.
Một điều nữa thì các bạn hẳn ai cũng biết. Giữa nói, viết và thực tế hành động luôn rất khác nhau. Có thể ai đó tự nhận mình là đàn ông rất tốt, rất hiện đại nhưng liệu người ấy có bao giờ chui vào bếp chăm lo bữa cơm gia đình cùng với vợ của họ chưa? Có bao giờ rửa bát, lau nhà, giặt đồ và thức dậy giữa đêm chăm con để cho vợ được nghỉ thêm cho khoẻ sau khi sinh em bé hay chưa? Và liệu anh ta có dám cho vợ đi chơi để mình ở nhà lo mọi việc từ đưa đón con đi học, tắm cho con và dạy con học hay chưa?
Nói được và làm được là chuyện rất khó!
Nhiều người không tiếc lời ca tụng vợ và những việc lớn, to tát thường tranh phần gánh vác như quyết định một vấn đề gì. còn những việc tay chân thuộc loại nhẹ nhàng hay cả việc lo toan tài chính cho gia đình, chăm lo cho con là việc nhẹ nên nhường cho vợ đảm. Đúng là rất yêu vợ ở cái mồm như bài thơ này của KHT.
Chồng thương kiểu mẫu
Thích nhỉ chồng yêu dạng Tú Xương
Làm thơ nịnh vợ có ai dường…
Mom sông một gánh tha hồ quản
Xó chợ đôi bồ mặc sức bươn
Vỗ ngực chơi bời cao nhất xứ
Vênh râu trác táng bảnh muôn phường
Thân cò lặn lội ngàn năm nữa
Chẳng biết đâu còn kiểu ấy thương?
23-8-12 KHT
Last edited by kehotro; 10-10-2012 at 12:14 PM.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
Sư huynh chơi vui vẻ nha, cái gì dài quá mà trình bày nhìn hổng bắt mắt em làm biếng đọc
1100i (10-10-2012),kehotro (10-10-2012),Lão K (11-10-2012),loyal (11-10-2012),Nhudadauyeu (10-10-2012),OA _ NỮ (11-10-2012),Phu sinh (12-10-2012),TeacherABC (10-10-2012),votinh (10-10-2012)
Có chớ, có LK đây, chẳng những thế mà còn hơn vậy nữa. Nhưng LK không dám nhận mình là người đàn ông tốt, chỉ dám thành thật khai báo mình là thành viên kỳ cựu của "Hội thờ bà" thôi.
Nhớ lại ngày xưa, lúc mới quen nhau, LK thường
Vô chùa cầu Phật trên trời
Sao cho con lấy được người con thương
Rồi sau đó:
Từ khi lấy vợ buồn hiu
Từ khi lấy vợ đủ điều đắng cay
Lau nhà rửa chén hằng ngày
Giử con giặt giủ làm hoài ... cũng quen
Chuyện gì LK cũng có thể làm được chỉ có chuyện bếp núc thì chịu, nấu ăn không ai nuốt nỗi. Do đó nếu hôm nào nàng mệt, réo LK vào bếp thì kéo nhau ra tiệm cho tiện. Lúc nào nặng túi, ăn chổ sang một chút. Còn bửa nào sát kỳ lương thì gặm bánh mì ... cũng xong.
Nói giỡn cho vui chứ LK nghĩ nếu hai người cùng đi làm thì công chuyện trong nhà chia nhau cũng là chuyện thường. Ở nhà LK, một người nấu ăn thì người kia rửa chén. Mới đầu đứng rửa, nước mắt lưng tròng vì trước khi về nhà vợ, ở với má, có bao giờ mình phải rửa chén đâu. Vậy mà bây giờ ... . Nhưng rửa riết rồi cũng ... quen và hôm nào được miễn rửa chén thì lại ... nhớ.
Trường hợp một người đi làm, người kia nội trợ thì cơm nước trong nhà, lo cho chồng con cũng là chuyện ... thường luôn.
LK có đọc một bài thơ, thấy đàn ông VN cũng được lắm chứ
Môt thương đôi má của nàng,
Xoa toàn mỹ phẫm anh tàn tháng lương.
Hai thương giọng ngọt như đường,
Nàng xin môt tiếng vua nhường mất ngôi.
Ba thương đo đỏ đôi môi,
Anh không chạm đươc sợ trôi son nàng.
Bốn thương mười ngón thiên đàng,
Móng nàng lạ lắm, lúc vàng lúc xanh.
Năm thương đôi măt long lanh,
Liếc tình cọp cũng biến thành nai tơ.
Sáu thương cái nết ngây thơ,
Quen nàng môt tháng anh khờ ba năm.
Bảy thương cái mặt chằm dzằm,
Đòi mua môt cái áo đầm mới dzui.
Tám thương mái tóc buông xuôi,
Làm anh điêu đứng bởi mùi dzầu thơm.
Chín thương nàng biêt nấu cơm,
Ba năm môt món anh ròm như ma
(Sưu tầm)
Last edited by Lão K; 11-10-2012 at 07:46 AM.
Anh Lão K sống ở nước ngoài nên tư tưởng và cách sống cũng thay đổi là chuyện đương nhiên. Chứ dân sống tại VN thì chỉ một phần nhỏ mới thấy điều đó và dũng cảm noi theo. Nói chung là chấp nhận bị mất đi một phần chủ nhân ông, mà từ khi vừa sinh ra đã mặc nhiên được thừa kế cái quyền đó từ Cha Ông đã dày công thiết lập.
Thay đổi một nếp nghĩ, nếp sống đã hình thành từ đời này sang đời khác là chuyện chẳng dễ dàng! Nhiều người đàn ông và cả phụ nữ thuộc dạng có tiếp xúc nhiều với XH, học hỏi và trông thấy nhiều điều hay lại vẫn ủng hộ cách sống: Chồng chúa vợ tôi!
Ở cái thời mà đàn ông lo toan toàn bộ tài chính gia đình thì còn có thể chấp nhận. Chứ thời nay, hầu hết cả hai vợ chồng đều phải bươn trải để kiếm miếng cơm thì sống theo kiểu đó quá ư tàn nhẫn! Một số người bảo mình thấy đàn ông VN tiến bộ nhiều. Theo KHT thì nói vậy chưa chính xác bởi vì họ chỉ mới nhìn được cái khoảng không hạn hẹp qua một nhóm bạn bè hay những người sống gần với gia đình của họ mà thôi.
Mặt bằng chung của XH thì quá rộng và ít ai có thời gian để tìm hiểu vì cuộc sống giờ cũng hối hả hơn! Giống như ta sống ở TP, ngày ngày thấy quán nhậu nhà hàng đông nghẹt lại cứ nghĩ VN giờ giàu quá. Bởi trung bình ngồi đồng quán nhậu chia ra mỗi người chí ít phải tốn cỡ hai hay ba xị. Ngồi nhà hàng thì phải tầm bốn hoặc năm mới gọi là đủ đô. Vậy trung bình một tháng cũng tốn cho khoản ăn nhậu cỡ năm hay sáu chai. Vậy thu nhập của họ phải gấp đôi hay gấp ba con số đó là khả năng thấp nhất.
Nhưng nhìn lại GDP của VN cỡ 100 tỉ USD/ năm. Chia ra thì thu nhập trung bình của người VN chỉ khoảng 2 triệu 4/ tháng. Nhỉnh hơn trăm đô chút đỉnh mà thôi. Thế nhưng giá cả ở VN lúc này nhiều cái đã được cập nhật theo giá quốc tế! Vậy tính ra với mức thu nhập như vậy thì VN nghèo chứ làm sao mà giàu cho được! Đây là VN còn nhờ bán dầu thô chứ nếu không tính dầu vào thì con số có lẽ tệ hơn rất nhiều!
Bởi vây, nên có cái nhìn thực tế hơn, bao quát hơn lên toàn XH.
Một trong những vùng trũng của VN chính là nơi được xem là vựa lúa của Đông Nam Á. Ở đây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các đức ông chồng, các chàng thanh niên ngồi đồng nhậu từ sáng đến tối mà không làm gì cả. Tình trạng các cô gái miền tây phải bỏ xứ đi lấy chồng xứ người ở đây cũng phát triển mạnh so với cả nước. Rồi thì vào các nơi nhạy cảm, bạn cũng sẽ nghe những giọng nói rặt miền tây.
Thật sự là đau lòng quá!
Làm gì để có thể thay đổi cách nghĩ của một bộ phận con người quanh năm chẳng biết máy vi tính là gì? Chẳng biết thiên hạ giờ sống ra sao, chẳng biết các quốc gia khác sống và phát triển như thế nào! Chắc KHT không cần đưa ra con số người VN sử dụng máy vi tính vì các bạn có thể tra nó trên GG.
Nhiều người có trình độ hẳn hòi, có tiếp xúc rộng với XH nhưng họ quá cá nhân nên đâu dại gì thay đổi cái vị thế mà mình đang được hưởng. Họ bảo đó là những người dại, sướng không muốn lại cứ khoác việc vào người cho thêm mệt và mất cả thời gian giải trí. Ừ thì họ khôn hơn chúng ta anh Lão K hén!
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
Bắt chước LK xíu! Có chớ, có chớ, có huynh nè, mờ chỉ đi bộ chớ hổng dám chạy "hơn thế nữa" như LK, bảo đảm không phải đàn ông tốt nên dạo này hay bị nghi ngờ "..đang toan tính chuyện gì đó..".
Hic... Hic... Thiệt là... không hiểu nỗi... Mình làm tốt thì lại bị nghi ngờ mới ấm ức làm sao...
Mừng quá, có đồng minh rồi.
Không phài một mình PS đâu, hôm nào mình hơi tốt tốt một chút thì bị hạch hỏi "Chắc bửa nay có chuyện gì nên xum xoe dử vậy? Nhìn mặt thấy gian ghê"
Mới hôm trước nói mình vô lương tâm, vậy mà hôm nay cái mặt gian này biết hối hận nên phải theo nịnh nọt.
PS hơi sức đâu mà ấm ức. Quan niệm của mấy bà là "thà giết lầm hơn bỏ sót". Không làm cũng bị nghi ngờ, thôi thì làm đại cho khỏi bị ... oan ức.
LK thấy hơi kỳ kỳ là sao mấy ông phải vào bếp nấu cơm mới là người chồng tốt? Vậy chứ lúc xe hư, mình trần thân ra sửa, lúc mình rửa xe, tráng xi măng cái sân bị bể, lợp lại cái mái nhà bị dột, ... Lúc đó đâu có bà nào dành làm đâu? Mà cũng đâu có ông nào nói không làm những chuyện đó là vợ không tốt đâu?