Tám chuyện trên trời dưới đất cho vui í mà, có gì phải sorry chứ.
Vấn đề nào trong cuộc sống cũng đa mặt cả, chưa chắc ai đúng, ai sai. Chúng ta sống chưa đủ dài, học chưa đủ rộng, đi chưa đủ nhiều nên mỗi người sẽ có một quan điểm từ nơi chúng ta đứng, góc độ chúng ta nhìn... Thế giới này 10 tỷ người. Những người chúng ta biết, thấy, gặp, trò chuyện là bao nhiêu để có thể nâng điều chúng ta thấy, nghe lên thành chân lý? PL thấy Bou khi tham gia tranh luận hay vội vàng quy chụp, điều người này nghĩ chưa đúng, điều người kia nói chưa chuẩn... Chúng ta chỉ có thể nói là chúng ta chưa đồng ý, chúng ta có ý kiến khác, vì biết đâu kết thúc cuộc tranh luận chúng ta mới vỡ lẽ là chúng ta sai?
Nguyên tắc tranh luận là đưa ra ý kiến và trưng bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình, chứ không phải phân loại ai đúng ai sai khi vấn đề chưa ngã ngũ, mà cũng không ai có đủ sở học để phân định đúng sai, vì theo thuyết tương đối thì không có gì tuyệt đối cả.
Còn khi một người đang dẫn ý kiến của ai đó thì chưa phải là nhận định của họ. Có khi họ dẫn chứng để phản biện, có khi dẫn chứng để phụ hoạ. Hãy kiên nhẫn đợi xem họ kết luận thế nào đã...
Chúng ta đôi khi tinh tướng, cho rằng chúng ta hiểu trước điều ai đó định nói nên có thói quen quy chụp, nhưng đa số trường hợp là chúng ta hiểu sai...
Đối với một vấn đề còn chưa rõ ràng thì chúng ta cùng tranh luận để bóc tách hết các ngóc ngách vấn đề từ đó làm sáng tỏ vấn đề chứ không phải phán định ai đúng, ai sai.
Và theo PL báo chí có thể đúng khi viết phóng sự, vì người thật việc thật, còn khi bàn về các vấn đề như bài báo trên cũng chỉ là đưa ra một ý kiến mà thôi...