Last edited by Độc hành; 27-07-2012 at 12:08 PM.
OA _ NỮ (27-07-2012)
Các sản phẩm chế biến từ đậu nành có chất chống ung thư tự nhiên và làm đẹp làn da, nhưng thật ra nó chỉ tốt cho PN. Với nam giới mà nói, nó thật sự không tốt. Bởi vậy, thấy các thầy có làn da đẹp ghê!
Rau răm nóng nhưng nó lại có lợi cho PN nếu họ không có đối tác. Giờ mới hiểu tại sao một số PN đáng kính lại có làn da xấu!
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
OA _ NỮ (27-07-2012)
Chị PL dùng một từ "báo chí" chung để phê phán thì hơi oan đới ạ. Bou cũng là 1 nhà báo nên đọc cũng hơi chạnh lòng nên phải pr lại cho nghề của mình chứ nhỉ? Những người viết những bài lá cải đó chỉ là 1 bộ phận trong số rất nhỏ làng báo chí VN thôi. Không phải nhà báo nào cũng "lá cải" đâu chị ạ. Có những lúc đấu tranh mà thấy có tác dụng cũng thích lắm, đơn cử như về Hà Đông viết về 3 đơn vị sân khấu của Hà Tây nhìn cảnh họ không có trụ sở tập, nghệ sĩ lấy cả pano ra che nhà mượn tạm... Em "khóc" 1 bài thảm thương để rồi sau đó khi em trở lại cả 3 đoàn đều đã có trụ sở khang trang, nghệ sĩ đã được cấp nhà ở... Đó là lý do nghệ sĩ Đưc Quang - trưởng đoàn 3 Hà Nội vừa gặp trong cuộc giao lưu ở Lệ Mật với anh em diễn đàn Niềm riêng đã rất vui khi gặp được "nhà báo" ngày xưa - người đã khiến cả tỉnh và Sở Văn hóa TTDL Hà Tây dựng ngược lên mắng 3 đơn vị đã dám "kể tội" và chống lại địa phương... hihi
Đây là bài báo mới ra hôm nay của Bou em, em sẽ tiến hành tiếp các cuộc điều tra từ bạn đọc, người trong cuộc là bố mẹ phụ huynh, các thầy cô giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực gia đình... Loạt bài này sẽ khoảng 4 bài theo dự định. Cộng thêm 2 link dưới là 2 bài báo em mới viết về cùng 1 vấn đề về nghệ thuật cũng do Bou em viết với bút danh : Ngân Ca và Trọng Hoàng(Ngân Ca là tên Trung Quốc dịch từ tên Thúy Hiền, Trọng Hoàng là nick của anh iu, hihi)... Đó cũng là lý do Bou em mặc dù rất yêu quý NR nhưng cũng chỉ dám "lót ghế" thi thoảng thò thụt... hì hì... Vì bận đi học cao học, bận viết bài cho báo mình, nên Bou em chỉ dánh oanh tạc trên báo Nhân dân (không phải nhân dân ngày mà là Nhân dân cuối tuần và Nhân dân điện tử, là những tờ báo uy tín và chính thống, đồng thời nhuận bút cũng ngon lành hơn các tờ khác)
Theo Bou nghĩ nếu 1 nhà báo chân chính sẽ không bao giờ chạy theo cách lăng xê và viết những bài theo dạng "lá cải" đó, vì đó là tự trọng nghề nghiệp, và bản thân lãnh đạo của báo em cũng sẽ không thông qua những loại bài như vậy... Và bản thân người đọc cũng sẽ tự lọc chọn cho mình những tờ báo nào phù hợp với sở thích của mình thì những bài lá cải như thế này sẽ không bị vấp phải để gây khó chịu
Giáo dục gia đình "Nhìn từ trong ra ngoài"(27/07/2012)
Ảnh minh họa LTS:
Từ xưa, giáo dục trong gia đình rất được đề cao, chú trọng, và vì thế đã tạo nên một nề nếp, gia phong trong nhiều gia đình Việt. Từ nền tảng ấy, thế hệ con cháu về sau cứ lấy lời răn dạy của cha ông làm phương châm tiếp nối truyền thống gia đình, nhất là trong việc giáo dục con em trở nên người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, khoảng thập kỷ trở lại đây việc giáo dục trong gia đình đang là vấn đề đáng quan ngại khi nhiều người, nhiều gia đình đã coi nhẹ yếu tố này. Điều đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy đối với xã hội.
Câu hỏi đặt ra ở đây là ngày nay phụ huynh có còn coi trọng việc giáo dưỡng trong gia đình? Con trẻ có coi gia đình là môi trường giáo dục nhân cách, đạo đức làm người? Văn Hóa sẽ đăng tải các bài viết, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu, bạn đọc, thậm chí là người “trong cuộc” để cùng góp câu trả lời cho câu hỏi trên, qua đó thúc đẩy hơn nữa vai trò, giá trị của việc giáo dục trong gia đình.
Bài 1: Có đúng con hư tại mẹ, cháu hư tại bà?
Trăm đường để… con hư
Xưa, dân gian thường nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” nhằm ám chỉ đến việc những người mẹ, người bà đã quá nuông chiều con, cháu hoặc thiếu phương pháp giáo dưỡng khiến nhiều đứa con, cháu sinh hư hỏng. Còn nay, lời đúc kết người xưa có còn đúng nữa không? Mới đây, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã thực sự quan ngại khi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng, tội phạm trẻ vị thành niên đang có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình đối với con em mình đang là vấn đề gây nên sự lo lắng. Nhiều bậc phụ huynh không hề biết con mình bỏ học, bỏ nhà đi chơi, tụ tập, đến khi xảy ra vi phạm thì mọi việc đã trở nên quá muộn.
Nhiều sự việc xảy ra trong các gia đình có con hư đã liên tục được đưa lên các phương tiện thông tin. Câu chuyện người mẹ tên Lê Hoa (Đống Đa, Hà Nội) bất lực vì con lên cả mạng facebook… chửi mình. Bố mẹ chia tay, cô con gái 17 tuổi trở nên ương bướng và ngày càng không phải với ngay cả người đã sinh ra mình. Mẹ không cho tiền ăn chơi thì cô con gái chửi lại mẹ và đổi cách xưng hô. Bị mẹ tát, cô con gái trả đũa bằng cách cào xước mặt và cổ mẹ mình. Đau lòng hơn ở trường hợp người bố, anh Đoàn Ngọc Du (TP.HCM) đã chết lặng không tin vào mắt mình khi chứng kiến những hình ảnh trong đoạn clip đứa con gái bé bỏng mới 16 tuổi đầu như người đàn bà đầy kinh nghiệm đang trao thân cho một cậu trai lạ mà con gọi là “chồng”. Những dòng thác bình luận nặng lời, cay nghiệt của cư dân mạng, những lời nói tục tĩu, những nhận xét khiếm nhã về những nơi đáng lẽ con phải giữ kín như vàng như từng mũi dao cứa vào lòng người bố.
Còn nữa, Tòa án nhân dân TP.HCM vừa mở phiên tòa xét xử vụ án “hiếp dâm trẻ em” đối với bị cáo Hồ Văn Tốt (22 tuổi, Đồng Tháp) có quan hệ tình cảm với N (13 tuổi). N bỏ học đi theo người yêu, để giữ con gái không bỏ nhà đi, bố mẹ N chấp nhận cả việc cho cậu người yêu vào ở chung nhà, đến khi N mang bầu, gia đình N quyết định hủy thai và mới làm đơn tố cáo. Thế nhưng khi hội đồng xét xử hỏi ông suy nghĩ như thế nào khi con gái mới 13 tuổi mà ông và gia đình đã chấp nhận cho bạn trai vào ở chung, ngủ chung một nhà thì ông phân trần: Vì sợ N bỏ đi theo bị cáo nên vợ chồng ông phải năn nỉ, xuống nước cho con về nhà, chấp nhận luôn cả việc cho Tốt vào ngủ trong nhà vì chiều ý con. Còn việc N và Tốt có quan hệ tình dục với nhau trong nhà thì mẹ N tỉnh bơ trả lời: “Không biết”… Sự nuông chiều con và nhận thức kém, lệch chuẩn về phương pháp giáo dục đã khiến bố mẹ N “vẽ đường cho hươu chạy”, tiếp tay cho Tốt thành tội phạm và con mình thành người bị hại.
Còn hàng trăm vụ việc mà khi đọc qua những bậc làm cha làm mẹ đều phải giật mình về những hành vi hư hỏng của một bộ phận giới trẻ.
Đòn roi không phải là thuốc chữa
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng có bao giờ những bậc phụ huynh có con em “dính” vào sai trái tự đặt câu hỏi “Vì sao con tôi lại ra nông nỗi này?”.
Nhiều bậc cha mẹ mải mê làm ăn, kiếm tiền nên nhiều gia đình phó thác hết sự giáo dục con cái cho nhà trường, tin tưởng tuyệt đối môi trường giáo dục mà quên đi trách nhiệm uốn nắn, sửa chữa, chia sẻ với con mình hằng ngày cũng như quên đi việc theo dõi sát sao con cái, nhất là khi con mình ở lứa tuổi teen, một lứa tuổi nhạy cảm rất dễ tiếp thu những tệ nạn xấu của xã hội. Để rồi khi con hư thì họ không thể dạy nổi được nữa. Những đòn roi, chửi bới, đánh đập… tất cả đã không còn là thuốc chữa đối với con mình nữa.
Nhiều gia đình kinh tế khá giả những tưởng là điều kiện tốt để giáo dục con cái trưởng thành nhưng họ đã không phát huy được lợi thế này. Khi có nhiều tiền, nhiều chiêu thức chiều con đã được cha mẹ phát huy tối đa để thỏa mãn nhu cầu của các cậu ấm, cô chiêu. Chỉ biết nhận và hưởng thụ nên nhiều đứa trẻ đã không hiểu được giá trị lao động, thiếu những kỹ năng sống cần thiết, sinh ra ích kỷ, lười biếng. Không được bố mẹ kịp thời uốn nắn, để bù lấp những khoảng trống về tinh thần khi bố mẹ mải mê với lợi ích kinh tế, các em vùi đầu thâu đêm vào những trò chơi vô bổ và bị lôi kéo vào tệ nạn lúc nào không hay. Cái nghèo cũng lại khiến nhiều trẻ vị thành niên phải tự bươn chải, lo toan quá sớm, vượt quá khả năng có thể. Trong môi trường đầy cạm bẫy, lại chưa được giáo dục định hướng đầy đủ nên những thói hư tật xấu xâm nhiễm dần biến các em thành những đưa trẻ hư hỏng và thành tội phạm vị thành niên.
Mặt khác, cách “thương cho roi cho vọt” đã bị nhiều bậc làm cha, làm mẹ áp dụng một cách khô cứng, máy móc khiến con họ trở nên lì lợm trước đòn roi thường xuyên. Những áp lực về kinh tế khi phải nuôi con ăn học, đóng học phí… cũng khiến nhiều bậc cha mẹ coi con mình như “của nợ” khiến có lúc trẻ cảm thấy cuộc sống của chúng trở nên thừa trong gia đình, là gánh nặng của bố mẹ. Cho tới giờ thì một thực tế hiển nhiên của nhiều gia đình đã cho thấy: Con hư tại cha mẹ!
Thúy Hiền
http://www.baovanhoa.vn/Doisong/47060.vho
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nha...-cheo-1.358365
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nha...duyen-1.358560
Last edited by Boulevard; 27-07-2012 at 05:46 PM.
"Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)
Thật sự thì để PR cho một môn nghệ thuật (cho dù hiện đại) đang xuất hiện trong "mindset" mọi người là hàn lâm (academic) như môn múa này thì thật sự là khó. Cách làm này ít nhiều cũng hiệu quả cho cô này. Mình không lạm bàn về vấn đề này quá vì thật sự có thể con người thật của cô ấy không như vậy, đôi lúc còn yếu đuối nữa là khác (bằng chứng là mất kiểm soát hoàn toàn khi bị phản bội), chủ yếu là chém gió để PR thôi. Mọi người đừng bực mình, tức giận, xấu hổ thay làm gì cho hại thân.
::CHƯA KÝ::
Boulevard (27-07-2012),Chim Vành Khuyên (27-07-2012),kehotro (27-07-2012),OA _ NỮ (27-07-2012),Phu sinh (29-07-2012)
Vâng, không phải là tất cả đâu, Boulevard ạ. Chắc chắn như thế.
Những lời than vãn của chúng ta thường gom đối tượng vào chung một gói : “Y đức bây giờ…”, ”Giới trẻ thời nay”…v.v…Nhưng chúng ta đều hiểu, trong muôn trùng cát bụi vẫn có vô số những kim cương.
Ở giới báo chí, tôi đã có thời làm việc với Phạm Phú Tâm – Tổng Biên Tập báo Pháp Luật TP.HCM hiện nay - từ ngày anh còn đang học lớp 10 phổ thông. Anh đã thể hiện sự say mê làm báo từ thuở đó. Có những đêm chúng tôi thức trắng để o bế tờ báo cho cơ quan, từ khâu viết bài cho đến khâu in ấn. Có khi được giải, chúng tôi cùng nhau bước lên bục. Anh trao, tôi nhận. Những tờ báo vàng úa cho đến giờ tôi vẫn giữ . Đặt bên cạnh một tờ báo đương thời, trông nó thật thê thảm !
Tôi đã có lúc nâng cốc chung vui và luyện game hàng giờ với Quang Vĩnh – Phó Tổng Biên Tập Báo Tuổi Trẻ vào cái thời lẫy lừng nhất trong sự nghiệp của anh. Và rồi cũng đã nhìn thấy những giọt nước mắt của anh, ngày anh rời tòa soạn. Người ta sợ sự quyết liệt không khoan nhượng của Quang Vĩnh trong công tác điều phối phóng viên săn bài, đưa tin ; nên cho dù các phóng viên khẩn thiết yêu cầu giữ anh lại, đến nỗi có lúc họ gần như nổi loạn ; và dù anh từ chối mức lương khủng của cái ghế phó GĐ một Xí nghiệp In Thành phố, xin ở lại chỉ để làm phóng viên; anh vẫn phải ra đi.
Tôi cũng đã từng miệt mài nhiều giờ liền bên cạnh cậu phóng viên trẻ đến xin giúp một số vấn đề về kỹ thuật. Và, có lúc tôi thật sự thấy hụt hẫng! Một phóng viên đã tốt nghiệp trường lớp chính qui về báo chí mà chỉ thế này thì những phóng viên nghiệp dư sẽ còn như thế nào nữa ? Đây sẽ là lực lượng tiếp bước các thế hệ đi trước sao ?
Không ! Chắc là không ! Vì các bạn tôi, tôi tin như thế !
Nhiều khi ta đã đánh đồng với sỏi đá những viên ngọc trong tay mà ta chưa biết đó thôi.
Tôi tin là mình chỉ mới lướt mắt qua một ngõ hẹp không đèn trong một thành phố sáng.
Vì những người mà tôi đã từng quen biết; vì những người mà tôi đã được sánh bước đi chung – Tôi tin !
Last edited by Độc hành; 27-07-2012 at 05:16 PM.
@ Bou, Anh ĐH đã giải thích giùm PL rồi, nên PL không giải thích nữa nhé. Song, cũng muốn nói thêm cho vui về bài báo Bou viết. Con hư tại ai?
PL không biết những bài tiếp theo của Bou thế nào, nhưng đọc bài Bou trích dẫn ở đây, PL muốn chia sẻ thêm. Ngày xưa, thời chưa có internet, mối quan hệ của con người nhỏ hẹp lắm, chỉ từ trong nhà ra ngoài ngõ là hết rồi, nên dấu ấn của gia đình lên con cái rõ lắm... Còn bây giờ, mối quan hệ vượt thời gian không gian có cảm giác như không giới hạn, nên dấu ấn của gia đình nhạt nhoà đi. Trong bối cảnh này, bối cảnh mà mối quan hệ ngoài gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách con người, thì xã hội và nhà trường cần phải thấy sự quan trọng của mình để hỗ trợ gia đình nhiều hơn trong việc giáo dục trẻ thì xã hội chúng ta thế nào? Ở nước ngoài, trẻ em được giáo dục nhân cach rất tốt ở trường, ra xã hội thì được quản lý bởi những quy định rất chặt chẽ, một trong những ví dụ rõ nhất là ở nước ngoài họ cấm bán rượu, thuốc lá cho trẻ vị thành niên...
PL đọc rất nhiều bài báo đại loại, con hư tại gia đình... như một cách phủi tay của XH và nhà trường. Nếu cứ đổ riệt hết cho gia đình như thế này thì có khi các bà mẹ phải ở nhà giữ rịt con, chứ xã hội ngoài kia cái xấu tênh huênh toang hoang, nhởn nhơ lui tới, cơ hội tiếp cận cũng dễ dàng, tránh sao cho trẻ không bị lôi kéo. Nhất là những gia đình vì miếng cơm manh áo phải chồng một nơi, vợ một nẻo... ít có thời gian gần gũi với con cái.
Có vào các trường quốc tế mới thấy lối giáo dục của họ khác chúng ta lắm, từ mầm non, trẻ đã được giáo dục về tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng tinh thần yêu nước...
Giáo dục của nhà trường không đến đầu đến đũa + quản lý xã hội lỏng lẻo + sơ sẩy của gia đình ==> con cái hư hỏng... Sảy nhà là vô khám, sao không thể sảy nhà còn có xã hội và nhà trường?
Hì hì, chị chỉ so sánh cô này với mấy cô chân dài vỉa hè thui mà...Có lẽ chị gọi cô này là PLG hãy còn thiếu nhiều tiêu chuẩn lắm. TZ là một PLB thì chắc hiểu rõ một PLG phải như thế nào hơn chị rồi, Tiện đây TZ cũng bổ xung thêm đi để mọi người hiểu rõ thêm thế nào là một PLG đích thực.
Thanks TZ.
Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera