Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Đàn ông Việt tự ái cao và coi thường phụ nữ

  1. #1
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Wink Đàn ông Việt tự ái cao và coi thường phụ nữ

    Phát biểu của Nguyệt Ánh đang làm cho làn sóng dư luận tạo nên 2 cơn sóng bất bình và đồng tình... Bou em đọc và thích hơn là bài phản ánh của Ngọc Nga về bài trả lời phỏng vấn của Nguyệt Ánh, mọi người đọc coi nhé... Đàn ông Niềm riêng chớ công kích Bou, đây là post lên để chờ sự tranh luận thui ạ.

    Nguyệt Ánh thất vọng vì đàn ông Việt

    "Sẽ ngày càng nhiều phụ nữ yêu và lấy người nước ngoài nếu đàn ông Việt không đáp ứng được yêu cầu bình thường của phụ nữ và không chịu thay đổi quan niệm. Phái mạnh đừng nghĩ tất cả phụ nữ đều cần tiền và phải dựa vào họ. Cái chúng tôi cần là được tôn trọng, yêu thương và ủng hộ", MC - ca sĩ chia sẻ.

    - Khi yêu, chị bộc lộ sự mạnh mẽ, cá tính ở mức độ nào với người yêu?

    - Cũng có nhiều người nói với tôi là em giỏi như thế này thì liệu có lấy được chồng không, vì sợ em lấn lướt người ta. Nhưng mỗi người một cá tính. Mình không thể trở thành người khác, dịu dàng một cách giả tạo. Đúng là những người tôi yêu đôi lúc sợ cá tính của tôi. Họ luôn tìm cách kìm hãm nghị lực, mong muốn của tôi. Trải qua những cuộc tình như thế, tôi rút ra kết luận, vì mình mạnh mẽ quá, nên người đàn ông của mình cảm thấy không cần phải nâng niu, bao bọc. Họ nghĩ cái gì mình cũng có thể làm được nên mất dần khả năng chăm sóc mình. Đôi lúc mình lại trở thành người chăm sóc người yêu.




    Hình ảnh Nguyệt Ánh trong album "Khi em yêu anh".
    - Đã bao nhiêu lần sự mạnh mẽ đó dẫn đến kết cục buồn?

    - Thật ra, trong các cuộc tình, người nói chia tay đều là tôi. Người đầu tiên tôi chia tay vì cảm thấy mình đã luôn nỗ lực để đạt được vị trí này, còn sau hai năm yêu tôi, anh ấy không khá lên được. Khi tôi cần người đàn ông có ý chí, luôn cầu tiến, ngày hôm nay phải khác ngày hôm qua, thì anh ấy vẫn ở cái vị trí cuối cùng. Và đó là điều tôi không chấp nhận được.

    - Đến người đàn ông thứ hai thì sao?

    - Anh ấy lại cần một người phụ nữ chỉ ở nhà ngồi chơi chứ không phải người cùng họ chia sẻ, gánh vác công việc. Điều đó tôi cũng không chấp nhận được.

    - Còn người thứ ba?

    - Chúng tôi đã là bạn trước khi biết nhau. Anh ấy suy nghĩ độc lập và cũng tôn trọng quyết định của tôi. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau như những người bạn. Tôi cảm thấy rất thoải mái, không bao giờ sợ bất cứ điều gì. Nhưng chính vì anh ấy trẻ tuổi, còn mình lại sâu sắc chín chắn nên nhiều khi tôi thấy khó chia sẻ được hết.

    - Người thứ tư thì thế nào?

    - Hiện chúng tôi rất ổn. Anh ấy người Singapore, mang trong mình một phần dòng máu Pháp, học ở Mỹ, hiện làm việc tại Singapore. Chúng tôi thường xuyên gặp nhau. Khi thì tôi sang đó thăm anh ấy, khi thì anh ấy về đây gặp tôi.

    Thật ra trước đây tôi không nghĩ mình sẽ yêu người nước ngoài, vì tôi sợ cảnh nói với nhau mà không hiểu hết, rồi tôi sợ họ không chung thủy vì ai cũng nói người nước ngoài sống thoáng. Nhưng ngoài người yêu, tôi có nhiều bạn nước ngoài khác, và tôi có cảm giác họ đang muốn hướng về truyền thống Á Đông.

    - Nếu người ta nghĩ rằng vì thất vọng với những cuộc tình trước khi đều rơi vào đàn ông Việt Nam nên chị chuyển hướng yêu người nước ngoài, chị nghĩ sao?

    - Thật sự tôi cảm thấy không ổn, nên thử chuyển sang hướng khác. Tôi còn trẻ mà. Tình cảm không phải trò đùa, nhưng mình phải tìm cho cuộc sống bước ngoặt nếu con đường mình đi không tốt. Mà nói thất vọng cũng đúng. Mối tình thứ hai làm tôi thất vọng nhiều lắm. Tôi thấy mình nói tiếng Việt đấy, mà sao không hiểu hết được người này. Tôi nghĩ mình gặp một người đáng yêu, dễ thương, quan tâm tới mình, lại lịch sự, mình cũng thấy ấm áp, dễ chịu nên không lý do gì mà không quen người ta. Nhưng anh ấy lại ích kỷ, cho rằng phụ nữ khi lấy người thành đạt thì phải ở nhà, không được làm những điều mình thích. Anh ấy luôn kiểm soát tôi, điện thoại cũng kiểm tra. Tự nhiên bị kìm hãm, mình không còn là mình nữa, chính mình cũng sợ, cũng rối lên, không biết mình làm có đúng hay không. Đó là cảm giác không bao giờ muốn.

    Thời điểm đó tôi đặt nhiều tình cảm và muốn có một kết thúc có hậu, nhưng không được như thế nên cuối cùng tôi phải ra đi. Đến thời điểm nay suy nghĩ của tôi khác rồi. Mình đâu cần phải có một người đàn ông để đùm bọc, che chở. Mình kiếm ra tiền và có thể sống độc lập được. Tình yêu phải giúp con người ta thăng hoa, được yêu thương chia sẻ, giảm bớt áp lực cuộc sống, chứ trở thành áp lực thì đành phải xin "kiếu".

    - Yêu người nước ngoài, chị đánh giá thế nào về sự bình đẳng, văn minh của họ?

    - Đối với trường hợp của tôi là như vậy. Anh ấy luôn tôn trọng quyết định và công việc của tôi, miễn sao tôi cảm thấy vui. Anh ấy tạo cho tôi nhiều cảm hứng để làm được những điều mình mong muốn. Thậm chí, khi tôi rất thích công việc nào đó nhưng còn rụt rè thì chính anh ấy là người khuyến khích em hãy thử làm đi, phải thử mới biết được. Đó là động lực cho tôi. Một điểm nữa là đàn ông nước ngoài thích thể hiện tình cảm, và thể hiện bất cứ lúc nào, điều đó làm mình cảm thấy thú vị. Nhưng không phải lúc nào họ cũng dữ dội, nhiều khi rất mềm mỏng và lãng mạn. Chính những cung bậc tình cảm đó làm tình yêu của chúng tôi thăng hoa. Nhưng quan trọng hơn cả là anh ấy rất tôn trọng tôi. Tôi nghĩ, có tôn trọng mới sống với nhau được.


    Ảnh: Tuổi Trẻ.
    - Những ưu điểm vượt trội đó khiến chị suy nghĩ sao về quyết định gắn bó lâu dài?

    - Cách đây vài năm, tôi nghĩ yêu một người nào đó phải đi đến kết cục cuối cùng là hôn nhân. Nhưng bây giờ tôi nghĩ chuyện gì đến sẽ đến, không cần và không nên gây áp lực cho nhau. Chúng tôi rất độc lập và tôn trọng nhau, tôn trọng quyết định và sở thích của nhau. Suy nghĩ đó làm cả hai thoải mái và vui vẻ. Mình không thể đoán trước được chuyện xảy ra. Dĩ nhiên, yêu người nào đó tôi rất muốn có một kết thúc có hậu.

    - Chị nghĩ gì nếu người ta gán cho chị tội sính ngoại, ham tiền?

    - Sính ngoại, ham tiền ư? Trong khả năng của tôi, tôi có thể quen nhiều người giàu có hơn anh ấy nên tôi đâu cần quan tâm đến điều mọi người nghĩ. Sẽ ngày càng nhiều phụ nữ yêu và lấy người nước ngoài nếu đàn ông Việt không đáp ứng được yêu cầu bình thường của phụ nữ và không chịu thay đổi quan niệm. Đàn ông đừng nghĩ tất cả phụ nữ đều cần tiền và phải dựa vào họ. Cái chúng tôi cần là được tôn trọng, yêu thương và ủng hộ.

    (Theo Đẹp)
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  2. #2
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Default Re: Đàn ông Việt tự ái cao và coi thường phụ nữ

    Đàn ông Việt tự ái cao và coi thường phụ nữ


    Đàn ông Việt Nam rất ít chịu lắng nghe, chỉ thích nghe những điều như: anh tuyệt lắm, anh giỏi quá. Nghe một câu chê thôi là đã đùng đùng đòi " xin lỗi đàn ông Việt

    " mà không suy xét duyên cớ đâu người ta lại nói vậy. (Ngoc Nga)
    Người gửi: Ngoc Nga.
    Gửi tới: Ban Văn hoá
    Tiêu đề: Thay vì tự ái, đàn ông Việt Nam hãy nhìn lại mình.


    Tôi rất cảm phục Nguyệt Ánh đã dũng cảm nói lên cảm nhận của mình về (không phải tất cả) mà một bộ phận không nhỏ đàn ông Việt Nam. Cô đã nói là không cần vật chất, danh vọng mà cần sự tôn trọng, thoải mái nên cũng đừng kết luận cô ấy mê ngoại (ngoại tệ).

    Đàn ông Việt Nam không chung thuỷ và công bằng trong chuyện tình cảm như đàn ông phương Tây hay các nước phát triển khác. Các anh có vẻ là chung thuỷ, nhưng tôi đã đi nhiều thấy nhiều thì thấy một sự thật mà phụ nữ Việt Nam đang phải chịu đựng: chưa có nơi nào mà tôi từng sống (Singapore, Malaysia, Hongkong, Australia, châu Âu), đàn ông lại đi bia ôm và nhậu nhiều như ở Việt Nam. Điều này là sự thật đấy.

    Còn đàn ông phương Tây cũng có những tật như vậy, nhưng chỉ là một bộ phận độc thân hoặc một số người, chứ chưa đến mức phổ cập như ở Việt Nam. Tôi thích cách xử sự thẳng thắn của người phương Tây: có yêu thì nói rằng yêu, không yêu nữa thì nói không. Đàn ông Việt dù bị bắt quả tang ngoại tình, thậm chí ăn ở với bà bé có đến hai, ba mặt con vẫn giấu bà cả. Lúc bị phát hiện thì ông nào cũng nói "muốn cả hai". Điều này thể hiện sự khinh thường phụ nữ và tính ích kỷ của đàn ông.

    Còn một điều khác mà nói ra các bạn đều biết là sự thật chứ không phải võ đoán: phần lớn đàn ông Việt rất ít chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con với vợ. Đó là thiệt thòi của những người lấy chồng Việt Nam.

    Khi chúng tôi lên tiếng, thay vì tự suy xét lại mình các anh lại đùng đùng nổi giận.

    Riêng tôi, tôi cũng từng có bạn trai người Việt Nam, nhưng 2 năm nay tôi đã có bạn trai không phải người Việt. Tôi thấy rất hạnh phúc khi mình luôn được chia sẻ tôn trọng, dù anh ấy ít tiền và địa vị thua kém tất cả các bạn trai người Việt của tôi. Nhưng tôi hoàn toàn hài lòng vì sự lựa chọn của mình.

    http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Dan-.../11012984/483/
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  3. Thành viên cám ơn bài của Boulevard:

    Bình Nguyên (11-06-2012)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •