Bài 1 đến 1/1

Chủ đề: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Threaded View

  1. #1
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Jul 2009
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    37
    Thanks
    0
    Thanked 16 Times in 7 Posts

    Default Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

    Viêm tiểu phế quản (TPQ) là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ còn bú. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về bệnh để chăm sóc trẻ được tốt hơn.

    Nguyên nhân


    Bệnh do virút hô hấp gây ra, mà hàng đầu là loại virut có tên viết tắt là RSV. Virút này có 2 điểm đặc biệt:
    Có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch.
    Người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm RSV nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường. Nhưng nếu trẻ dưới 2 tuổi bị lây nhiễm có thể biểu hiện dưới dạng nặng là viêm tiểu phế quản. Bệnh có thể có quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa (các tỉnh phía Nam), hay mùa lạnh (các tỉnh phía Bắc).

    Triệu chứng


    Thường trẻ sẽ có triệu chứng cảm trong 2-3 ngày đầu (sốt nhẹ, ho, sổ mũi). Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự suyễn. Cần phải được BS thăm khám để có chẩn đoán chính xác.

    Điều trị
    Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì viêm tiểu phế quản do virus gây nên. Một loại thuốc kháng virus có tên là ribavirin có thể giúp trị bệnh, song dược liệu này không phổ biến vì có nguy cơ gây phản ứng phụ và thiếu tính thực tế trong sử dụng. Do đó, cách đối phó tốt nhất là hỗ trợ và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Cho trẻ thở khí dung
    Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản RSV nhẹ thường bị ho và khò khè một chút, song nhìn chung vẫn ăn uống tốt và không cần sự hỗ trợ của máy thở hay viên thuốc nào. Trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
    Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ thấy khó chịu vì triệu chứng thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, trẻ cần thêm oxy, hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol – dược liệu làm giãn cơ phổi dùng trong bệnh hen suyễn.

    Một khâu quan trọng trong điều trị viêm tiểu phế quản là hút hết dịch nhầy, và việc này cần phải tới bệnh viện.
    Trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu bé gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Trường hợp của bé bị rối loạn tiêu hoá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên đổi thuốc hoặc bổ sung thêm men vi sinh cho bé không? Nếu bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám ngay nhé!

    Phòng bệnh
    Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá. Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi trẻ sau khi đi chơi về. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh như: sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến các chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng

    Chăm sóc tại nhà
    Ngoài ra, các trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.


    Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước (thì thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn). Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho.

    Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
    Cần cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại nhất là ở trẻ nhỏ.
    Tránh khói thuốc lá: khói thuốc lá có thể làm trẻ sẽ trở nặng và dễ bị suyễn sau này hơn.
    Cần đi tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của thầy thuốc và chú ý phát hiện những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.
    Last edited by baohoa2886; 10-09-2012 at 04:44 PM.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •