Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ có tiền sử bị viêm đường hô hấp. Lần đầu bé nhà mình bị viêm tai giữa là lúc bé chưa biết nói. Sốt cao dài ngày, quấy khóc về đêm, có biểu hiện bứt rứt nhưng khi hỏi: “ Con đau ở đâu?” thì bé không diễn tả hết được tình trạng bệnh. Đến khi mủ vỡ tràn ra tai thì mới hay bé bị viêm tai giữa.
Điều trị ở viện 9 ngày là quãng thời gian mẹ không thể quên. Nào là tiêm, lấy máu xét nghiệm, rửa tai, cho con uống thuốc… Ngày nào cũng hai mũi kháng sinh, nhưng lấy ven cho con rất khó, nếu là điều dưỡng ít kinh nghiệm thì không thể tiêm cho con được. Mẹ biết tiêm kháng sinh rất hại sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng đành phó mặc cho bác sĩ vậy…
Ngày xuất viện, mẹ là người mừng nhất vì sẽ không còn cảnh lẽo đẽo theo con mỗi ngày đến nơi mà hai mẹ con chẳng hề muốn. Theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ vệ sinh tai, mũi, họng cho con cẩn thận hơn. Tuy nhiên, chắc chỉ hết thuốc chống viêm là con lại tái phát.
Một tháng 4 lần bị lại, mẹ bỏ bê cả công việc cơ quan để ở nhà chăm sóc con. Tình cờ một thầy thuốc đông y chỉ cho mẹ một phương thuốc chữa trị viêm tai giữa rất hiệu quả mà lại ngăn chặn được tái phát. Nửa tin nửa ngờ nhưng có bệnh thì vái tứ phương nên mẹ quyết định cho con chữa thử. Lần này, mẹ không đưa con đi viện nữa mà điều trị cho con ở nhà.
Nghe nói, đó là bột nhau thai (đông y gọi là tử hà sa). Không chỉ khống chế được viêm tai giữa tái phát mà tử hà sa còn làm tăng sức đề kháng, giúp trẻ tránh được các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Bạn có thể mua bột Tử hà sa ở các nhà thuốc đông y.
Cách chữa trị:
Khi mủ trong tai chảy ra thì vệ sinh sạch sẽ, sau khi lau khô thì thổi khoảng 0.5g bột Tử hà sa vào tai, nhớ là càng sâu càng tốt. Nếu thổi đúng cách thì bệnh nhẹ chỉ một lần là khỏi, còn bệnh nặng thì thổi bột tử hà sa ngày 2 lần, khoảng 3 – 4 ngày điều trị sẽ khỏi.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, việc vệ sinh tai rất khó khăn nên các mẹ cần phải kiên trì. Với bé nhà mình sau khi sử dụng thuốc này hiện đã khỏi, chưa biết thế nào nhưng mấy tháng nay chưa bị lại. Mặc dù thời tiết mùa đông nhưng sau đợt điều trị vừa rồi bé không ho hắng, không bị viêm họng. Không biết có phải do tác dụng của thuốc này không nhỉ?
Lưu ý:
Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:
Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.
Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.
Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.
Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.
Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.
Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
Trên đây là kinh nghiệm của mẹ Thanh Tú trong việc chăm sóc và điều trị bệnh viêm tai giữa cho con. Nếu mẹ nào đang có con ở trường hợp này, hãy thử một lần xem sao nhé! Chúc các bé luôn khoẻ mạnh, vui tươi!
Nguồn bài viết: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa