-
Member
Suy tim và những điều cần biết
Suy tim là tình trạng tim không tống đủ lượng máu (có chứa dưỡng chất và oxy) để nuôi cơ thể. Đây là hậu quả của sức bóp của tim suy yếu (suy tim tâm thu) hoặc tim dãn nở không đầy đủ (suy tim tâm trương). Suy tim xảy ra khi tim không đáp ứng cung lượng để duy trì khả năng chuẩn hóa của cơ thể.
Dựa vào sinh lý bệnh và sự khác biệt của phương pháp điều trị người ta thường phân ra:
Suy tim cấp
Suy tim mạn
Suy tim tâm thu
Suy tim tâm trương
Suy tim phải; suy tim trái; suy tim cả hai phía
Theo lâm sàng, các tác giả châu Âu (1) chẩn đoán suy tim dựa vào các tiêu chuẩn trong bảng sau:
Các tiêu chuẩn xác định suy tim
(Các tiêu chuẩn 1 và 2 cần có trong mọi trường hợp)
Có triệu chứng cơ năng suy tim (lúc nghỉ hay trong khi gắng sức)
Chứng cớ khách quan của rối loạn chức năng tim (lúc nghỉ)
Ðáp ứng với điều trị suy tim (trong trường hợp có nghi ngờ chẩn đoán).
Suy tim cấp bao gồm phù phổi cấp, sốc tim và có thể là đợt mất bù cấp của suy tim mạn.
Suy tim tâm thu xảy ra khi khả năng tống máu của tim giảm (phân xuất tống máu giảm). Các triệu chứng lâm sàng chính thường là các triệu chứng cung lượng tim thấp như mệt mỏi, cảm thấy yếu, tay chân lạnh do giảm tưới máu ngoại vi, lú lẫn, lừ đừ, lượng nước tiểu giảm, cuối cùng là sốc.
Suy tim tâm trương xảy ra khi độ đàn hồi (Compliance) của buồng thất giảm, do đó nhận máu kém. Các triệu chứng lâm sàng chính thường là các triệu chứng xung huyết phổi và mạch hệ thống như: khó thở gắng sức, khó thở khi nằm, phù phổi, dãn tĩnh mạch cổ, phù chi, tràn dịch màng phổi, màng tim, xung huyết gan.
Ðộ nặng của suy tim thường được phân độ. Bảng phân độ của Hiệp hội Tim mạch New York thường được dùng nhiều nhất (NYHA functinal classification) (3).
Những xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán suy tim
Cho đến nay không có xét nghiệm đơn độc nào chắc chắn để chẩn đoán suy tim cho bạn , bác sĩ sẽ kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng với một số xét nghiệm để kết luận bạn có bị suy tim hay không.
1. Điện tâm đồ giúp gợi ý dày dãn các buồng tim, loạn nhịp tim (rung nhĩ, ngoại tâm thu…), thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim. Đó là những dấu hiệu gợi ý có thể bạn dễ dàng bị suy tim.
2. X quang tim phổi: là xét nghiệm khá quan trọng trong chẩn đoán suy tim. Hình ảnh bóng tim lớn hoặc ứ máu phổi là dấu hiệu gợi ý nhiều suy tim. X quang tim phổi còn giúp gợi ý nguyên nhân suy tim, hoặc khó thở do nguyên nhân khác (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, lao phổi, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn…).
Hình ảnh X quang tim phổi của một bệnh nhân suy tim do cao huyết áp không điều trị, sau hơn một tháng điều trị ngoại trú tại bệnh viện chúng tôi, bóng tim đã nhỏ lại rõ rệt.
3. Siêu âm tim: xét nghiệm này giúp đánh giá tim co bóp còn tốt hay không (phân suất tống máu: EF), tim có dày dãn thất hay không, có thể giúp tìm nguyên nhân suy tim (bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tràn dịch màng ngoài tim…)
4. BNP: đây là hóc môn nội sinh viết tắt từ chữ Natriuretic Peptide týp B, thường gia tăng khi thành tim bị căng ra, áp suất trong buồng tim tăng lên. Khi nồng độ trong máu lớn hơn 500pg/ml thì khả năng rất cao bạn bị suy tim. Khi nồng độ 100-500pg/ml, thì có khả năng bạn có suy tim nhưng đang điều trị, hoặc bắt đầu suy tim, hoặc có bệnh lý quan trọng khác ảnh hưởng đến tim (nhồi máu phổi, ung thư phổi…). Khi nồng độ <100pg/ml thì khả năng suy tim là thấp.
5. Các xét nghiệm bổ sung: điện giải đồ để điều chỉnh điện giải khi sử dụng lợi tiểu, creatinin máu để biết tình trạng chức năng thận, xét nghiệm chức năng giáp. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân như MSCT hoặc DSA động mạch vành để tìm nguyên nhân thiếu máu cơ tim.
Nguồn : Suy tim và những điều cần biết
-----------------
Có thể bạn quan tâm :
- Bệnh suy tim
- Dấu hiệu suy tim
- Điều trị suy tim
- Bệnh tim mạch
-
Thành viên cám ơn bài của phamlinhtintin:
Posting Permissions
- Bạn không thể tạo chủ đề mới
- Bạn không thể trả lời
- Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
- Bạn không thể hiệu chỉnh bài
-
Quy định của diễn đàn