Bài 1 đến 10/136

Chủ đề: Ngu ngơ đường luật

Threaded View

  1. #21
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Ngu ngơ đường luật

    Trích dẫn Trích dẫn của yeu100C Xem bài viết
    yeu100C có phần mềm nà có ai mua hem lấy tiền sài tết đảm bảo 1 ngày lên 3 lớp thơ đường hì hì
    Nhắc đến phần mềm làm thơ, mình nghĩ đến chuyện làm thơ như máy và nhớ mấy mẫu chuyện vui vui sưu tầm được, post lên cho các bạn xem thư giãn nhé!

    Một vị thầy hỏi môn đệ rằng:
    - Thần đối với gì ?
    Anh học trò mau mắn trả lời:
    - Dạ, thánh ạ !
    Thầy gật gù:
    - Hay lắm, thế còn nông ?
    - Thưa, nông thì đối với sâu .
    Thầy lại khen:
    - Tuyệt, đối tiếp nhé ? giáo ?
    - Dạ, gươm .
    - Dân ?
    - Dạ, quan .
    Thầy lại tấm tắc khen:
    - Ừ phải, một đàng cai trị, một đàng bịi trị, đối xứng lắm! vậy, nghệ ?
    Anh học trò nghe khen hớn hở :
    - Thưa, nghệ đối với gừng ạ !
    - Ngũ ?
    - Dạ, tam !
    - Thế còn cốc ?
    - Dạ, cốc đối với bon!
    Thầy cười:
    - Hay quá, thế ghép câu của ta với của anh nhé ?
    "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" - đối với
    "Thánh sâu gươm quan gừng tam bon"

    thế là thế nào ?
    Không nói cũng biết mặt anh học trò đỏ như gấc chín ! Ông thầy chỉ cố ý dạy học trò một bài học mà chắc suốt đời anh ta sẽ không quên !


    Người ta còn kể 1 giai thoại về Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa:

    Thời xưa lúc ông BHN đỗ thủ khoa, tiếng tăm khá lừng lẫy lan ra tận Bắc Hà . Thường thời đó trung tâm văn vật ở miền Bắc và những danh tài thường xuất thân từ miền Bắc và miền Bắc Trung phần . Ở miền Bắc có anh chàng Văn Bình cũng tự coi mình giỏi chữ nghĩa, nghe tiếng ông BHN bèn vào Nam tìm tới thử tài .

    Tới làng ông Nghĩa ở, gặp một ông già đang ngồi vấn thuốc trước nhà anh ta lò dò hỏi thăm . Khi được hỏi, anh ta xưng danh tánh và cho biết mục đích chuyến đi của mình . Ông già nói :
    - Anh muốn so tài ông Thủ Khoa thì chắc là hay chữ lắm, xin cho hỏi vậy chớ Vũ thì đối với gì cho xứng ?
    Văn Bình đáp liền không suy nghĩ:
    - Vũ thì đối với văn !
    Ông già khen:
    - Hay, vậy thì Trắc ?
    - Trắc đối Bình thì không gì hơn nữa !
    Ông già gật gật đầu ;
    - Phải rồi, vậy còn khứ ?
    - Khứ đối với lai .
    - Nam ?
    - Bắc !
    - Vô ?
    - Vô đối với cụ được không ?
    Ông già đáp :
    - Được quá chớ ! Vậy bây giờ ghép mấy chữ của anh đối thành câu nghen ?
    Rồi ông cao giọng ngâm :
    - Vũ trắc khứ nam vô, Văn Bình lai bắc cụ !
    Nhìn thẳng vào mặt anh chàng, ông làm vẻ ngạc nhiên :
    - Vậy ra anh vào đây để "bắc cụ" tôi hay sao ?
    Lúc đó Văn Bình chỉ còn nước độn thổ !

    Còn đây là truyện câu đối bên Tàu:

    Ðời nhà Tống có một nhà thơ tên là Vương Kỳ lấy việc đối chỉnh làm hay.
    Kỳ làm bài thơ "Trúc Thi" được hai câu rất đắc ý, mới đem ra khoe với Tô Đông Pha:

    - Lá buông nghìn lưỡi kiếm
    - Thân dựng vạn cây thương

    Tô Ðông Pha cười :
    - Hay thì hay thực, song như vậy thì mười cây tre chỉ có một chiếc lá thôi ư ?
    Muôn cây mà chỉ có nghìn lá, thì chẳng phải 10 cây 1 lá hay sao ?

    Chỉ vì anh ta muốn đối cho chỉnh, cho khéo, mà quên lẽ thông thường ai cũng biết !



    Trong Tùy Viên Thi Thoại chép rằng:

    Một viên tú tài trình cho tác giả (Tuỳ Viên) một bài thơ, trong đó có câu:
    - Cha chết chôn Vị Bắc
    - Anh đau nằm Giang Nam

    Tùy Viên cảm động nói :
    -Tình cảnh nhà anh sao mà thảm thiết thế ?

    Viên tú tài liền thưa :
    - Sự thật không phải thế, chỉ là làm thơ muốn đối cho chỉnh thôi.

    Muốn làm thơ đối cho chỉnh mà bày đặt ra chuyện trù ẻo cả cha anh, thiệt là hết ý kiến!

    ST
    Last edited by NHAT NGUYET; 27-01-2010 at 08:50 PM.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •