Đánh tennis quan trọng là gì nhỉ? Là lối đánh hay và đẹp ... chúng ta nhìn theo trái banh, tay chứ đâu có nhìn zô mặt nhiều đâu nhỉ? Xấu đẹp hông có quan trọng ... quan trọng là cổ vũ cho bất kỳ nước nào khác đoạt giải cũng được không để cho TQ đoạt giải (tránh TQ lên mặt). Tội cho Schiavone bị một tay vợt không tên tuổi qua mặt
Emanuel (15-06-2011),Marat Safin (15-06-2011),Phu sinh (15-06-2011)
Để thành một vận động viên được nhiều người yêu thích tất nhiên có nhiều yếu tố để đánh giá, MT có thế yêu thích Schi avone, còn Safin lại yêu thích một mẫu vận động viên có phong cách khác, chẳng hạn như kim clijsters và người khác lại yêu thích một mẫu vận động viên khác.... đó là quyền của mỗi cá nhân.
Chuyện tay vợt ít tên tuổi hơn hoặc trình độ kém hơn thắng đó là sự bất ngờ, đem lại sự thú vị trong thể thao, chứ cứ mạnh thắng yếu mãi thì còn gì hấp dẫn, thú vị nữa?
Còn TQ, China hay Tàu khựa thì SF không ý kiến, thể thao là thể thao, còn chính trị là chính trị. Dù bây giờ cũng đang sôi máu và ghét cay ghét đắng sự bành tướng của TQ.
To Dung_ Sha: bà liên hệ Ánh Dương hỏi xem có chương trình nhạc sống không? giá cả thế nào? Nhạc sống sinh động hơn chứ KO hoài chán lắm. tất nhiên là anh em vẫn đem theo guitare thùng, bongo và có thể là organ để phục vụ chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn .
Vì sao các tay vợt dự Wimbledon đều mặc đồ trắng?
Chẳng có giải đấu quần vợt nào mà các VĐV tham dự lại phải tuân theo những quy định về trang phục chặt chẽ như tại Wimbledon. Tất cả đều phải mặc đồ trắng, kể cả giày, không mặc quần quá dài (nam) và váy quá gợi cảm (nữ).
Hai hình ảnh khác nhau của Rafael Nadal.
Đơn giản bởi trong quy định dành cho các VĐV Wimbledon, tất cả các trang phục đều phải rất nghiêm chỉnh, màu trắng, thậm chí cả giày. Trường hợp của tay vợt Tây Ban Nha, Rafael Nadal, là một ví dụ cụ thể. Lâu nay, anh vẫn nổi tiếng với chiếc quần lửng qua đầu gối màu trắng và chiếc áo cộc tay xanh. Và hình ảnh đó càng trở nên thân thuộc khi anh đăng quang ở Roland Garros, hai tuần trước. Thế nhưng, BTC Wimbledon đã từ chối việc anh mang theo bộ trang phục đó tới nước Anh. Trước khi giải khởi tranh, đã có một cuộc nói chuyện giữa đại diện của anh với BTC giải chỉ vì vấn đề trang phục.
Và kết quả cuối cùng là BTC gật đầu với chiếc quần trắng kiểu "cướp biển" của Nadal. Thế nhưng, họ đã lắc đầu quầy quậy với lời đề nghị mặc chiếc áo xanh bởi một lẽ đơn giản... vì quy định. Và nếu họ nhân nhượng cho Nadal, chắc chắn họ sẽ còn phải nhân nhượng với nhiều trường hợp khác nữa.
ĐKVĐ Pháp Mở rộng người Tây Ban Nha đã ký một hợp đồng tài trợ trang phục với hãng thời trang thể thao Nike cho bộ quần áo độc quyền không giống ai của mình trong toàn bộ mùa giải này. Và Nike, cũng như những nhà sản xuất trang phục khác, đều phải thông qua các thiết kế nếu muốn được trình làng tại Wimbledon.
Người phát ngôn của Wimbledon cho biết: "Trước đây, từ rất lâu rồi, các tay vợt tham dự Wimbledon vẫn mặc những trang phục dài. Chính vì vậy, chiếc quần "hơi quá khổ" của Nadal được chấp nhận. Còn về chiếc áo, chúng tôi nhân nhượng với loại trang phục cộc nách, nhưng màu xanh thì không. Quy định của Wimbledon rất rõ ràng, tất cả trang phục đều phải hoàn toàn là màu trắng".
Màu trắng, nhưng không quá gợi cảm
Bộ trang phục được cho là quá gợi cảm của Kournikova.
Năm 1985, Ann White đã gây ra một sự kiện khi xuất hiện trong một bộ trang phục liền, siêu ngắn, siêu bó và siêu gợi cảm. Sau đó, White đã miêu tả bộ trang phục của chị là một sự kết hợp hoàn hảo của thời trang và sự tiện dụng. Chính nhờ bộ váy này mà đôi chân của chị đã được khoe hết. Và khi đó, chị đã bị trọng tài nhắc nhở, yêu cầu không được tiếp tục mặc bộ đồ đó trong ngày thi đấu tiếp theo. Thế nhưng, tay vợt người Mỹ này đã tự hào nói rằng chính chị là người đi tiên phong cho xu hướng mới của thời trang quần vợt hiện nay.
Ngôi sao quần vợt người Nga, Anna Kournikova, cũng từng gặp rắc rối với sở thích không giống ai tại các giải đấu lớn. Chị luôn ra sân với những bộ trang phục gây sốc, không đồ lót. Và chị cũng không thoát khỏi ánh mắt nhòm ngó của các nhà tổ chức. Họ đã yêu cầu chị cần phải... học lại các quy định.
Chị em nhà Williams là những người luôn thích "thể hiện" ở mọi giải đấu, bất kể ở đâu. Serena luôn có một thương hiệu của riêng mình và chẳng bao giờ ngại thử nghiệm những bộ trang phục mới ở các giải đấu lớn. Thế nhưng tại Wimbledon, họ cũng phải kiềm chế.
Sự ngông cuồng của Agassi năm 1991.
Tay vợt người Mỹ, Andre Agassi, từng từ chối thi đấu tại Wimbledon, không chỉ bởi mặt sân cỏ không phù hợp với những pha dọc biên của anh, mà còn bởi vì BTC đã không cho phép anh mặc những bộ quần áo không phải màu trắng. Với tính cách khá ngang ngạnh, năm 1991 khi mới 21 tuổi, Andre Agassi, đã phải nhận án phạt cấm thi đấu vì bộ trang phục vi phạm nặng nề mọi quy định, cho dù khi đó, rất nhiều khán giả tán đồng. Người đồng hương John McEnroe cũng "bướng" không kém, đã từ chối thẳng thừng những trang phục được thiết kế chính thức cho anh những năm 80 của thế kỷ trước.
(ST)