Bạn là dân du lich đang băn khoăn tháng 5 này sẽ đi đâu? Dù bạn ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hay bất kì nơi nào, chỉ cần đọc bài viết này, bạn sẽ biết, mình muốn đi du lich đâu.

1. Du lich tránh mưa, trốn nắng

Với những người không ở Thủ đô, nếu không ngại những cơn mưa bất chợt thì đây là dịp khá thú vị để du lich khám phá Hà Nội vì nếu chần chờ sang tháng 6, thời tiết ở Hà Nội sẽ rất oi bức. Nếu không kịp ra Hà Nội tháng 5 này, khách du lich phải chờ cho đến cuối tháng 9, đầu tháng 10 - khi Hà Nội chuyển sang thu - mới có dịp thưởng thức khí hậu se lạnh đặc trưng của Hà Nội.

Sài Gòn bắt đầu vào mùa mưa, vậy mùa này đi chơi đâu để “tránh” mưa? Bạn đừng lo, vẫn còn khá nhiều những đường tour du lich hấp dẫn cho bạn lựa chọn trong những ngày đầu hè. Thứ nhất, phải kể đến những tour du lich đi biển. Theo các nhà tour, đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để làm một chuyến đi biển. Ngoại trừ biển Vũng Tàu đang vào mùa cát biển xâm thực, còn lại các bãi biển ven miền Trung như: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết… thời tiết rất đẹp. Biển êm, trời trong xanh và không mưa. Khí trời cũng dịu mát, không còn quá oi bức như những tháng vừa qua. Những resort, khu du lich ở đây như Hội An Riverside, Furama… cũng đang vào mùa khuyến mãi, giảm giá.

Nếu không thích đi biển, bạn có thể chọn tour du lich khám phá đồng bằng sông Cửu Long - một đường tour du lich khá thích hợp trong mùa này. Hiện nay, mưa chỉ mới ảnh hưởng đến các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, do đó, khách du lich vẫn có thể làm tour du lich ngắn ngày khám phá miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long như: tour du lich 1 ngày du ngoạn cù lao tứ linh ở Bến Tre - Mỹ Tho, tour du lich về tràm chim Xẻo Quýt (Đồng Tháp), tour du lich câu cá sấu – cưỡi đà điểu ở khu du lich Vinh Sang (Cù lao Minh, Cần Thơ)…

2. Du lich ham vui, ưa lễ hội:

Những lễ hội dưới đây sẽ là gợi ý tốt nhất cho những người đam mê du lịch lễ hội

Hòa Bình: Lễ hội cầu mưa – Tháng 4 âm lịch

Lễ cầu mưa của người Mường - Bãi Tếch Lìm, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình: Lễ cầu mưa được tổ chức ở bãi Tếch Lìm, chủ xóm dọn mâm lễ. Xóm Đon và Chuông bày binh diễn trận giả và khấn cầu vua nước làm mưa.

Lễ cầu mưa của người Thái - Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Hội cầu mưa của người Thái ở Mai Châu được mở vào những đêm trăng quầng đỏ của tháng 3, tháng 4 âm lịch. Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản.



Lễ hội cầu mưa ở Tây Bắc

Vĩnh Phúc: Hội Yên Lập - 21/4 âm lịch. Xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc: Tiệc bánh giầy, múa gươm, chọi trâu.

Quảng Bình: Lễ hội cầu ngư - 14/4 âm lịch. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình: Rước cốt Ông (cá voi) từ làng về đình.

Cần Thơ: Hội đình Bình Thủy (Lễ thượng điền)
- 12 - 14/4 âm lịch. Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ : Lễ Thượng điền (cúng Thổ Thần sau khi thu hoạch), cúng thành hoàng làng, cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền.

Long An : Lễ cầu mưa - 18/4 âm lịch. Tỉnh Long An: Cúng lễ truyền thống, lễ cầu mưa còn được thể hiện bằng những cuộc đua ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi).

3. Ham mê “ngược dòng lịch sử”

Bạn không có thời gian đi du lịch dài ngày? Và ham mê lịch sử? Tháng 5 có rất nhiều lựa chọn cho bạn:

Triển lãm “Gốm Lái Thiêu”

Với sự hợp tác của các nhà sưu tập cá nhân, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM tổ chức trưng bày nhiều loại sản phẩm gốm được sản xuất từ các làng nghề ở đất Thủ Dầu Một xưa, nay là tỉnh Bình Dương với tên gọi chung là gốm Lái Thiêu. Từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, Lái Thiêu là nơi tập trung và phân phối sản phẩm gốm đi khắp hai miền Nam, Trung và sang cả vùng Cambodia và một số nước khu vực Đông Nam Á.

Với sự hợp tác của các nhà sưu tập cá nhân, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM tổ chức trưng bày nhiều loại sản phẩm gốm được sản xuất từ các làng nghề ở đất Thủ Dầu Một xưa, nay là tỉnh Bình Dương với tên gọi chung là gốm Lái Thiêu

Địa điểm:
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP HCM.
Giờ mở cửa: từ 8h00-17h00 mỗi ngày.
Trưng bày đến hết tháng 6

Trưng bày “Tiếng vọng Đông Sơn”


Trưng bày gồm hơn 100 hiện vật mới được phát hiện 5 năm trở lại đây, lần đầu tiên được công bố, chủ yếu là đồ đồng, đồ gốm của thời kỳ Đông Sơn. Trong số những hiện vật trưng bày lần này, có nhiều hiện vật chưa từng thấy trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn trong nước cũng như trên thế giới: bộ sưu tập đèn ở di chỉ Làng Vạc (Nghệ An), những chiếc trống đồng trang trí hoa văn hình người kéo thuyền.
Trống đồng Đông Sơn (Ảnh:Travellive)

Địa điểm: Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 04.3 824 1384
Từ ngày 9/6 đến ngày 11/10/2009

Trưng bày Đường 9: Cơ hội và thách thức


Trưng bày phản ánh những tác động về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường của đường 9. Trước các chủ đề đó là phần giới thiệu về lịch sử lâu đời của con đường đã trở nên nổi tiếng này, nhất là trong thời kỳ chiến tranh trước giải phóng miền Nam 1975. Qua 7 phần trưng bày, với hệ thống hiện vật, ảnh, phim video và bài viết các loại, khách tham quan sẽ có được nhiều hiểu biết đa dạng, từ đường 9 trong quá khứ cho đến hiện trạng đời sống ở vùng đường 9 đang có nhiều chuyển đổi, với không chỉ cơ hội mở ra, mà cả thách thức nảy sinh.

Địa điểm:Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Đường Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 04.37562193

Theo du lich Viet Nam