Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Tiết kiệm và nâng cao chất lượng nghệ thuật các chương trình lễ hội:

Hybrid View

  1. #1
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.167
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Default Re: Tiết kiệm và nâng cao chất lượng nghệ thuật các chương trình lễ hội:

    http://www.baovanhoa.vn/sankhau/33475.vho

    http://www.baovanhoa.vn/sankhau/33475.vho

    Tuần này em ra quân 3 ky về lễ hội

    VH- Nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng nghệ thuật của một số lễ hội gần đây bị sa sút, trùng lặp và gây bức xúc trong dư luận? Và đâu là những giải pháp khắc phục tình trạng này để những chương trình nghệ thuật trong lễ hội (Festival) thật sự là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân, giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến với công chúng? “Bàn tròn” của những người trong cuộc dưới đây sẽ phần nào trả lời những câu hỏi ấy.
    Điều gì khiến chất lượng nghệ thuật của một số lễ hội sa sút?

    Đạo diễn, NSND Lê Hùng: Mới chỉ quan tâm tới “cái tiếng”

    Nguyên nhân là do các địa phương đua nhau tổ chức và bắt chước lẫn nhau. Tỉnh này thấy tỉnh kia tổ chức thì cũng làm. Họ chỉ cần "cái tiếng" mà không quan tâm tới chất lượng. Người dân háo hức nườm nượp đổ về nhưng xem một lần chán, lần sau chẳng ai tới...

    Những lễ hội dân gian như Lễ hội Đền Bà chúa Kho, Lễ hội Bắc Ninh, Hội Lim Quan họ... hoặc những lễ hội như Lễ hội Hoa Đà Lạt vì sao không cần phải khuếch trương thì người dân vẫn đổ về? Đó là vì những lễ hội đó vốn đã có bản sắc riêng. Tôi nghĩ rằng việc tổ chức lễ hội ở các tỉnh nên xem lại, không phải cứ tỉnh nào cũng phát triển ra làm lễ hội để cho “ra lò” hàng loạt những lễ hội giống nhau.

    Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Vấn đề là phải biết "chọn mặt gửi vàng"!




    Lễ hội văn hóa dân gian cũng có kịch bản lễ hội nhưng kịch bản đó là tự phát và được các thế hệ tự chọn lọc qua hàng mấy chục năm, hình thành nên một khung kịch bản riêng cho từng lễ hội.

    Hiện nay, nhiều người cứ nghĩ rằng ai cũng có thể viết kịch bản lễ hội, trong khi trên thực tế để viết một kịch bản lễ hội thành công đòi hỏi người viết không chỉ có tinh thần trách nhiệm mà còn phải có sự am hiểu về văn hóa và thẩm mỹ.

    Theo tôi, việc giao cho các công ty tổ chức sự kiện làm các lễ hội cũng không sao. Vấn đề là người tổ chức phải biết "chọn mặt gửi vàng" cẩn thận, tìm ra các công ty có đủ tư cách pháp nhân, đủ năng lực tài chính lẫn việc huy động tài năng để đảm nhận.

    Tác giả Vũ Hải: Chưa coi trọng người viết kịch bản


    Tôi có cảm giác mọi người chưa thực coi trọng người viết kịch bản lễ hội nên sẵn sàng để một vị quan chức địa phương nào đó có thể đứng ra viết kịch bản cho chương trình lễ hội.

    Với nhiều người, một kịch bản chương trình lễ hội quá đơn giản, chỉ cần vài cái gạch đầu dòng, vài trang kịch bản là xong và đưa cho nhạc sĩ, biên đạo múa thực hiện. Thế nên chúng ta mới có một loạt các chương trình lễ hội được thể hiện được mang tên như “Âm vang”, “Hướng tới tương lai”... một cách đồng loạt.

    Đạo diễn, NSND Phạm Thị Thành: Nhiều chương trình thất bại vì rơi vào tay...

    Sở dĩ việc tổ chức một số lễ hội bị nghiệp dư hóa là do người tổng đạo diễn của lễ hội đó không được học, không có ý thức tự học... Việc qua cầu các công ty tổ chức sự kiện theo tôi cũng có thể chấp nhận. Vì không phải những người làm nghệ thuật như chúng tôi lúc nào cũng phải đứng ra lo từng ly từng tý một về chuyện chi tiền âm thanh, ánh sáng, lấy diễn viên ở đâu...

    Nhưng mặt khác, hiện nay có một số "cai đầu dài" với danh nghĩa công ty tổ chức sự kiện khi đứng ra mời ê kíp dàn dựng chỉ cốt làm thế nào bớt tiền kinh phí dàn dựng, tăng phần "tư túi" chứ không đặt cái lớn nhất là chất lượng của chương trình. Nhiều chương trình lễ hội bị thất bại bởi rơi vào các công ty tổ chức sự kiện không có thực lực.

    Cần thẩm định kỹ kịch bản


    Đạo diễn, NSND Lê Hùng: Cần có cấp thẩm định kịch bản và thực hiện

    Theo tôi, cần phân biệt ra hai loại lễ hội. Những lễ hội dân gian truyền thống ở địa phương thì do địa phương quản lý. Nhưng với những lễ hội mang tính sự kiện lớn ở vùng, miền thì cần phải thẩm định kỹ kịch bản. Thật là phi lý khi nghệ sĩ của chúng ta phải qua "cầu" của các công ty để làm văn hóa. Tiền bạc dĩ nhiên là bị thất thoát rất nhiều.

    Tôi cũng xin nhấn mạnh vì sao nhiều lễ hội được tổ chức không thu được hiệu quả bởi lẽ chương trình được dàn dựng thông qua người đứng ra thuê chỉ cốt thu lợi nhuận sẽ khác với chương trình của những người có trách nhiệm được cơ quan nhà nước chỉ định.

    Hiện nay, các địa phương cứ đổ xô vào một số tên tuổi tác giả, đạo diễn thường xuất hiện trong các chương trình lễ hội, trong khi lực lượng nghệ sĩ của ta thì rất hùng hậu. Đây chính là lý do khiến các chương trình bị hạn chế và mất đi sự phong phú, đa dạng.

    Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Nâng cao cả trình độ hội đồng duyệt
    Theo tôi, khắc phục tình trạng này không khó. Quan trọng là cần có sự cẩn thận hơn, tính toán hơn để tìm ra một đội ngũ sáng tạo cho thích hợp. Điều này sẽ giảm bớt những cái dở của các lễ hội hiện nay. Vấn đề không chỉ nâng cao chất lượng của đội ngũ dàn dựng chương trình lễ hội mà còn cần nâng cao cả trình độ và thành phần của các hội đồng duyệt chương trình lễ hội.

    Đạo diễn, NSND Phạm Thị Thành: Vì sao đạo diễn trẻ khó len chân?

    Lớp tác giả viết kịch bản lễ hội chưa có nhưng chúng ta không thiếu những đạo diễn lễ hội. Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã mời tôi dậy lớp đạo diễn sự kiện và lễ hội. Trường hiện đang có một lớp chính quy tuyển sinh từ năm 2007.

    Ngoài ra đã tổ chức được 3 lớp đào tạo ngắn hạn, có lớp đã tốt nghiệp. Học sinh theo học rất đông có cả những nhà sư tham gia để về làm lễ hội cho các lễ hội của phật giáo.

    Tôi thấy có nhiều người có khả năng tổ chức lễ hội, có thể tự viết kịch bản và dàn dựng các lễ hội nhưng vì họ quá trẻ và quá mới nên chưa nhà tổ chức nào dám mạnh dạn mời họ. Làm lễ hội, chúng ta không chỉ coi trọng tính chuyên nghiệp trong các chương trình mà còn phải quan tâm tới tính quần chúng trong các màn trình diễn của nghệ thuật quần chúng.

    Thuý Hiền

    thực hiện
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  2. Thành viên cám ơn bài của Boulevard:

    TeacherABC (23-02-2011)

Chủ đề tương tự

  1. Cái gọi là nghệ thuật
    By Lão K in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 15-09-2010, 09:21 AM
  2. Nghệ thuật sống
    By phale in forum Tác Phẩm, Sách, Truyện Sưu Tầm...
    Trả lời: 10
    Bài cuối: 21-01-2010, 03:56 PM
  3. Nghệ thuật tha thứ
    By TeacherABC in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 18-10-2009, 08:29 PM
  4. Nghệ thuật làm lành
    By Nhudadauyeu in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 15-10-2009, 09:17 AM
  5. Ảnh nghệ thuật
    By T.m in forum Wallpapers - Nice Pics
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 16-07-2009, 03:24 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •