Bài 1 đến 8/8

Chủ đề: Thông tin mới nhất về Poster Cánh đồng bất tận

Hybrid View

  1. #1
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.167
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Default Re: Thông tin mới nhất về Poster Cánh đồng bất tận

    Hôm nay bên em lại ra thêm 1 bài nữa về vụ bản quyền nhiếp ảnh này... Giá như ngoài đời B em cũng đeo bám 1 cái gì như trên báo thì tốt biết mấy...
    http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31548.vho


    Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”:

    Không thể phủ nhận quyền nhân thân của tác giả
    (03/12/2010)


    VH- Liên quan đến việc tranh chấp ảnh poster phim Cánh đồng bất tận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; ông Vũ Ngọc Hoan, Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.

    Theo các ông, việc nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng thắc mắc về bản quyền tác giả trong các bức ảnh poster có đúng không?
    Ông Vi Kiến Thành
    - Ông Vi Kiến Thành: Qua những gì thông tin đăng tải trên báo chí, tôi cho rằng việc Hãng phim Việt viện dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Quyền liên quan để lý giải những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng không phải là tác phẩm nhiếp ảnh là chưa phản ánh đúng bản chất sự việc.
    Các bức ảnh do Đặng Minh Tùng chụp tại hiện trường không thể coi là hình ảnh tĩnh được lấy ra từ tác phẩm điện ảnh. Anh Tùng là người bấm máy và tạo ra các bức ảnh đó.
    Việc cho rằng những tác phẩm của Tùng là của tập thể với các thành phần khác như đạo diễn, họa sĩ thiết kế dàn dựng tạo bối cảnh, diễn viên đứng tạo hình... là thiếu chính xác.
    Có bối cảnh và nhân vật nhưng người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải sáng tạo bằng ống kính và con mắt riêng của mình. Cách xử lý góc chụp, ánh sáng và bắt thần của diễn viên của mỗi người một khác. Không thể phủ định quyền nhân thân các bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận” của Đặng Minh Tùng.
    - Ông Vũ Ngọc Hoan: Tôi nghĩ Tùng có quyền đòi hỏi quyền nhân thân của mình. Từ trước tới nay hầu như trên các poster phim không có quy định ghi tên nhà nhiếp ảnh trong thành phần sáng tạo. Việc nhà sản xuất quyết định các chức danh trên poster là do họ.
    Poster có thể coi là một nhãn mác, có thể sử dụng ảnh của người khác khi làm thiết kế. Tuy nhiên phải được sự đồng ý của nhà nhiếp ảnh cũng như trả nhuận bút đàng hoàng. Trên nhãn mác có sử dụng tên người chụp là do hợp đồng giữa hai bên.
    Trong sản xuất bộ phim này, khi nhắc tới chức danh nhiếp ảnh gia, người ta sẽ nghĩ ngay tới người chụp các bức ảnh trong poster và ảnh cung cấp cho báo chí. Nhà sản xuất sử dụng toàn bộ những công việc này chủ yếu là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng vì vậy anh Tùng thắc mắc là có lý của mình khi chức danh nhiếp ảnh gia lại thuộc về ông Trần Huy Hoan.
    Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới lĩnh vực bản quyền tác giả, theo các ông, trong vụ việc này ai sai, ai đúng và trách nhiệm thuộc về đâu?
    - Ông Vi Kiến Thành: Tôi cho rằng trong vụ việc này nhà sản xuất phim đã không tôn trọng quyền nhân thân của tác giả những bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”. Quyền tài sản có thể được chuyển giao nhưng quyền về nhân thân thì không được chuyển giao vì pháp luật không cho phép. Nhà sản xuất là chủ sở hữu các bức ảnh nhưng họ không thể phủ nhận quyền nhân thân của Đặng Minh Tùng. Đây là quyền vĩnh viễn không có gì phải bàn.

    Ông Vũ Ngọc Hoan
    - Ông Vũ Ngọc Hoan: Đừng nghĩ rằng những bức ảnh này đã là tài sản sở hữu và chỉ cần trả nhuận bút rồi lờ đi quyền nhân thân của tác giả. Nhà sản xuất đã sơ suất khi quên hoặc cố tình quên tên chức danh nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng, trong khi đó lại đưa ông Trần Huy Hoan vào chức danh này đã dẫn tới sự hiểu lầm không chỉ đối với tác giả mà cả đối với công luận.
    Ông Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không chỉ là một nhà nhiếp ảnh thông thường mà theo thông cáo báo chí của Hãng phim Việt, ông còn tham gia ở những chức danh khác. Thực ra nhà sản xuất cũng có cái lý của họ vì chức danh “Nhiếp ảnh” đưa ra có thể hiểu chỉ là một danh tính của người tham gia. Ví dụ như có những bức ảnh được chụp không phải do người có chức danh “Nhiếp ảnh gia” thực hiện.
    Nếu nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cùng với Hội Nhiếp ảnh TP.HCM có đơn gửi tới đề nghị giải quyết về vấn đề bản quyền những bức ảnh của mình, liệu cơ quan chức năng có vào cuộc?- Ông Vi Kiến Thành: Theo tôi, nhà sản xuất nên cùng với các nhà nhiếp ảnh ngồi lại với nhau, và có một lời giải thích cụ thể hơn trước công luận để chứng nhận quyền nhân thân các bức ảnh trong poster “Cánh đồng bất tận” là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng. Nếu sự việc xảy ra như phóng viên đề cập, chúng tôi sẽ tham gia thẩm định với tư cách là cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ nhiếp ảnh.
    - Ông Vũ Ngọc Hoan: Thực ra vi phạm bản quyền trong vụ việc này chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng qua đây cũng đã góp phần cảnh báo về vấn đề bản quyền. Dĩ nhiên, nếu có khiếu nại gửi về, chúng tôi sẵn sàng tiếp cận nghiên cứu và tìm lời giải theo trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
    Qua những thông tin từ báo chí, tôi cho rằng, nhà sản xuất chưa nghiên cứu kỹ và tôn trọng quyền nhân thân của nhà nhiếp ảnh. Có lẽ cái mà nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cũng như nhiều nhà nhiếp ảnh thấy rằng họ chỉ cần một lời giải thích rõ ràng về quyền nhân thân các bức ảnh khi nhà sản xuất công bố các chức danh để tránh sự hiểu lầm, gây thắc mắc, mập mờ.
    “Nếu anh Tùng kiện, tôi sẽ tình nguyện bảo vệ quyền lợi miễn phí”


    Luật sư Nguyễn Tư ThúcTheo quy định pháp luật Việt Nam, Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền sở hữu (tài sản). Liên quan đến sự việc Hãng phim Việt sử dụng hình ảnh chụp của anh Đặng Minh Tùng ghi lại hiện trường đoàn làm phim Cánh đồng bất tận vào việc thiết kế sản xuất poster quảng cáo cho phim, anh Đặng Minh Tùng không tranh chấp với Hãng phim Việt về Quyền sở hữu (tài sản) mà chỉ có ý kiến rằng: Hãng phim Việt có hay không vi phạm pháp luật khi đã chối bỏ, cố tình không ghi tên cha đẻ tạo ra những bức ảnh được sử dụng làm poster phim?
    Ai cũng biết rằng để có được những tấm ảnh như ý, có giá trị nghệ thuật, giá trị biểu cảm, giá trị thương mại cao, các nhiếp ảnh gia phải lao động vất vả như thế nào, họ phải chộp bắt được những khoảnh khắc bất chợt thoáng qua, phải sử dụng đến con mắt tâm tưởng của nhiếp ảnh gia để nhìn nhận đánh giá sự việc đang xảy ra trước mặt và sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh là ánh sáng, hình khối, màu sắc, bố cục... chuyển tải tư tưởng, ý đồ người cầm máy muốn thể hiện bằng tác phẩm của mình (những tấm ảnh chụp) đem đến cho người xem, đây không đơn thuần là việc ghi lại những hình ảnh thực tế cuộc sống đang diễn ra trước mắt...
    Ngoài ra, để tạo ra được những tấm ảnh độc đáo có sức biểu cảm nghệ thuật cao, người cầm máy còn phải biết kết hợp, khai thác tốt nhất những chất liệu tạo nên bức ảnh (phong cảnh, trang phục, diễn xuất diễn viên tham gia...), ngoài ra người cầm máy còn phải vận dụng tối đa những yếu tố kỹ thuật để làm nên bức ảnh (góc chụp, hướng chụp, xử lý ánh sáng, điều kiện chụp tại hiện trường...) những bức ảnh được ra đời dưới sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia được sử dụng để làm poster thực sự là kết quả lao động sáng tạo, là những sản phẩm, đứa con tinh thần của nhiếp ảnh gia, không thể được đồng hóa với nhận định như của Hãng Phim Việt: “... Dưới góc độ pháp lý poster được hiểu như bao bì sản phẩm, nhãn hiệu và quảng cáo của hàng hóa và không cần ghi tên những người thực hiện poster là ai?...” (Trích thông cáo báo chí của Hãng phim Việt ngày 29.11.2010).
    Vì thế, tôi cho rằng lối cư xử của Hãng phim Việt đối với anh Đặng Minh Tùng là không đẹp, những hình ảnh ấn tượng trên poster đã tạo nên sự thành công không nhỏ đối với bộ phim đã không được Hãng phim Việt ghi nhận công lao tác giả , việc ghi tên nhiếp ảnh gia lên tác phẩm của người khác là việc vi phạm pháp luật. Tôi tình nguyện hỗ trợ bảo vệ quyền lợi miễn phí cho anh Đặng Minh Tùng nếu như anh có khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
    (Luật sư Nguyễn Tư Thúc
    Giám đốc Công ty Luật TNHH Sở hữu trí tuệ Thúc - T.I.P Law Fim)
    THÚY HIỀN (thực hiện)
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  2. Có 3 thành viên cám ơn bài của Boulevard:

    TeacherABC (03-12-2010),thuphong (03-12-2010),Triplec (03-12-2010)

Chủ đề tương tự

  1. Tranh cãi quanh poster ‘Cánh đồng bất tận’
    By Boulevard in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 8
    Bài cuối: 24-11-2010, 12:12 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •