Nói đi phải nói lại, nhớ đã đọc đâu đó là cũng không nên ăn nhiều củ cải, cái gì quá hớp cũng không tốt mà!
thuphong (02-11-2010)
.
Sưu tầm
Củ cải trắng có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh đường hô hấp như đau họng, ho, khó thở. Nó cũng là vị thuốc chữa loét miệng, sỏi mật, táo bón... và hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, vào kinh phế và vị. Củ cải có nhiều tính năng, công dụng, tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ).
Ngoài ra, nó còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi), bệnh chuyển hóa (béo, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, cầm máu, chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Củ cải cũng có công dụng giải độc khí than, gas, rượu, cà, hàn the và nhân sâm.
Theo y dược học hiện đại, củ cải có những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi, phốt pho, sắt, mangan... và các vitamin nhóm B, C.
Món ăn bài thuốc từ củ cải
Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ: Củ cải trắng, bột mỳ mỗi thứ 500 g, bột ngọt 2 g, tiêu bột 1 g, dầu cải 50 g, muối 5 g, dầu vừng 15 g, thịt 300 g. Củ cải rửa sạch bào sợi, xào xơ bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh. Hoặc:
- Củ cải trắng 250 g, gừng tươi 15 g, dầu cải 50 g, bột mỳ 250 g, hành 15 g, thịt heo nạc 100 g, muối 3 g. Làm như trên.
- Củ cải trắng 125 g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50 g, trứng gà 60 g, vừng 5 g, bột mỳ 500 g, đường 50 g, muối 60 g, bột ngọt 5 g, dầu vừng 25 g, mỡ. Làm như trên.
Chữa ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1 kg, lê 1 kg, gừng tươi 250 g, sữa 250 g, mật ong 250 g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô, vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.
Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Củ cải tươi 1 kg, lê tươi 1 kg, sinh địa tươi 500 g, ngó sen tươi 1 kg, mạch môn tươi 500 g, rễ tranh tươi 1 kg, gừng tươi 100 g. Tất cả nấu sôi 30 phút, vắt lấy nước. Nấu lại lần 2 rồi nhập lại, cô thành cao và cho các vị sau đây: a giao 500 g, đường phèn 500 g, mật ong 500 g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (3 ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần.
Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Miệng khô đắng, táo bón: Ăn củ cải xào với tỏi.
Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật ong trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật ong nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật ong rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.
Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60 ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày.
Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng.
Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật ong đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng.
Đái tháo đường: Củ cải 200 g, gạo tẻ 50 g, gạo nếp 50 g, nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày.
Bí tiểu do tích nhiệt: Củ cải tươi 200 g, hành tây 100 g, gạo tẻ 50 g, gia vị, nước 300 ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.
Hỗ trợ điều trị ung thư:
- Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50 ml, đường phèn 15 g, chưng cánh thủy, ngày một thang.
- Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
BS. Phó Thu Hương, Sức Khỏe & Đời Sống
@Phù Sinh: Chị tìm nhưng không thấy nói chung cái gì nhiều quá cũng không tốt kể cả những món kiểu như đại bổ... vả lại theo chị tốt hay không nó còn phải hợp với tạng của mỗi người.
Có những thứ rất tốt với người này nhưng lại rất tệ với người kia hay chính với một người không nên dùng cái gì quá ngưỡng....
Ví dụ đơn giản nhất đi bộ là tốt cho sức khỏe nhưng đi đều đặn bước nhanh, ngắn chừng 5km/ ngày với mình là vừa nhưng mình muốn nhanh khỏe nên nghĩ rằng chạy thì tốt hơn, thử chạy 10 km kết quả sái chân phải nghỉ đi 1 tháng để hồi phục chẳng hạn...
Hay chính chị trước đây chơi cầu lông rất khá một hôm rủ cậu nhóc đi chơi cầu lông. nó nói mẹ đập nhẹ thế... thử đập nhanh, mạnh kết quả đau cánh tay vì bong gân...đúng 1 tháng sau mới lành... cho nên xác định được cái ngưỡng của mình tại thời điểm đó là điều rất quan trọng.
Với những món ăn bài thuốc như thế này theo chị mình chỉ nên coi là hỗ trợ thôi chứ không thể coi là thuốc.
Ví dụ đang viêm họng tất nhiên phải kháng sinh cho nó khỏi, sau đó ăn thêm mấy vị đông y hỗ trợ...
Last edited by thuphong; 02-11-2010 at 10:48 PM.
Sẽ còn có ngày mai
Hì... Nói như thế này cho dễ hiểu, hễ là thuốc thì bệnh mới uống, hết bệnh ngưng thuốc. Thuốc bổ thì suy nhược mới uống, béo phì mà vẫn cứ uống thì ...... Đương nhiên chị nói đúng là tùy vào cơ địa mà việc hấp thu thuốc (kể cả tây và đông y) tốt hay không.
Thế cho nên chưa thấy ai không bệnh lại uống thuốc bao giờ, thuốc bổ cũng phải có liều lượng - Liều cho điều trị suy nhược khác hẳn với liều bổ sung cho cơ thể bình thường.
Hì... Muốn nhanh khỏe sao chị không tăng quãng đường mà lại tăng tốc nhỉ, tăng tốc trong hầu hết các trường hợp chỉ dành cho tuổi trẻ! Hị... Hị...
thuphong (03-11-2010)
Là em chưa thấy đó thôi, chị từng biết có 1 chị làm cùng cơ quan rất mê tín thuốc, trong túi chị ấy lúc nào cũng có thuốc, chẳng biết là những loại gì nhưng rất nhiều... trưa nào đi ăn cơm về cũng thấy uống 1 nắm.
Rất tò mò hỏi thử thì chị ấy giải thích lòng vòng 1 hồi ... tóm lại cho đến giờ vẫn k hiểu đó là thuốc gì mà ngày nào cũng uống nhiều thế.
Sẽ còn có ngày mai
Phu sinh (03-11-2010)