Bài 1 đến 10/25

Chủ đề: {Tin dịch}, vấn đề va chạm ngư thuyền Trung+ Nhật và các hệ luỵ!

Threaded View

  1. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Re: {Tin dịch}, vấn đề va chạm ngư thuyền Trung+ Nhật và các hệ luỵ!

    Chiến lược hải dương dài hạn của TQ

    Sự xâm nhập gần quần đảo Senkaku và phản ứng tiếp theo của TQ, không đơn giản chỉ là biểu hiện của tham vọng lãnh thổ.

    Chiến lược hải dương dài hạn( hoặch định từ năm 1982 bởi đô đốc hải quân TQ Lưu hoa Thanh(?)):

    Đến năm 2010, tại vành đai các đảo phòng vệ thứ nhất, có thể ngăn chặn sự đột nhập của HQ MỸ vào bên trong vành đai này.
    Đến năm 2020, phát triển và đưa vào sử dụng vài tàu sân bay, chi phối về không phận đến dãy đảo thứ hai.
    Đến năm 2040, chấm dứt sự độc quyền của HQ Mỹ ở tây Thái bình Dương và Ấn độ dương
    .

    Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, Mỹ đã không khó khăn trong việc gởi ngay 2 tầu sây bay đến( eo biển ĐL) cho thấy một khoảng cách về quân sự Trung-Mỹ.

    TQ, suốt 22 năm, ngân sách quốc phòng đã luôn ở 2 con số( trên 10%/trên tổng ngân sách) được công khai là 784 tỷ đô la Mỹ, nhưng con số thực tế ước tính khoảng 1500 tỷ đô la Mỹ, để theo đuổi chính sách Hải Dương dài hạn, từ 1991 đến 2009, đã trang bị mới 31 tầu ngầm, 33 tàu nổi( khu trục, hộ tống) và 347 máy bay thế hệ thứ tư.

    -Tháng 11 năm 2004, tàu ngầm TQ đã vi phạm luật pháp quốc tế khi lặn xuyên qua lãnh hải Nhật bản gần đảo Miyako
    -Tháng 9 năm 2005, 5 tàu khu trục mới của TQ, đi qua gần các mỏ khí ( của Nhật bản)
    -Tháng 10 năm 2006, tàu ngầm thế hệ mới của TQ nổi lên gần Hàng không Mẫu Hạm Kitty của Mỹ.
    -Tháng 10 năm 2008, tàu khu trục thế hệ mới của TQ lần đầu tiên vượt qua eo biển Tsugaru của Nhật Bản.
    -Tháng 11 năm 2008, 4 tàu khu trục thế hệ mới của TQ, vượt qua vùng biển giữa đảo Miyako và Okinawa của Nhật bản, ra Thái Bình Dương.
    -Tháng 12 năm 2008, 2 tàu Hải dương học của TQ, vi phạm lãnh hải NB gần quần đảo Senkaku
    -Tháng 3 năm 2009, Ngư thuyền TQ va chạm tàu dò sóng âm của HQ Mỹ ở biển nam TQ( biển Đông)
    -tháng 6 năm 2009, 6 tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua dãy đảo phía nam, tây, và bắc đảo lớn Oki( đảo lớn nhất trong quần đảo okinawa(ND) ra Thái Bình Dương.
    -Tháng 3 năm 2010, 6 tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua vùng biển giữa đảo Miyako và Okinawa, ra Thái bình Dương
    -Tháng 4 năm 2010, tổng cộng 10 tàu ngầm và tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua vùng biển giữa Miyako và Okinawa, ra TBD.

    Để ngăn chặn ĐL độc lập, TQ tuyên bố nâng năng lực HQ lên ngang hàng HQ Mỹ, nhưng hiện tại, có vẻ vượt quá khả năng của họ

    TQ từng tuyên bố, Biển Đông là lợi ích cốt lõi( dù cho có phải dùng vũ lực,cũng phải bảo vệ, như đã dùng với trường hợp Tây Tạng và Đài Loan) ,bao gồm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa và chủ trương giải quyết vấn đề(tranh chấp-nd)lãnh thổ với các nước Việt Nam và Philippin qua đàm phán song phương.

    NGược lại, tại diễn đàn khu vực Asian, Ngoại trưởng Clinton của chính quyền OBama đã tuyên bố Biển đông là không gian chung và các vấn đề phải giải quyết trong khuôn khổ quốc tế (đa phương-nd).......Ở biển Đông, VN, philippin và TQ, với những suy nghĩ khác biệt về vấn đề lãnh thổ, tiếm ẩn một nguy cơ khủng hoảng, để hướng tới chủ trương giải quyết các vấn đề mà không dùng vũ lực, các nước Đông Nam Á hy vọng sự tăng cường hiện hiện của quân đội Mỹ( ở BD-nd).

    Từ trước đến nay, ở hai quần đảo HS và TS, TQ đưa các tàu nghiên cứu Hải dương đến trước, sau đó cho "Ngư thuyền" vào các khu vực này và xây dựng trên các đảo, cuối cùng là cho quân đội đổ bộ để chi phối và kiểm soát.
    Cũng tương tự như những động thái gần đây( của TQ) ở vùng lân cận đảo Senkaku.
    Có lẽ TQ đã có sai lầm, khi nghĩ là có vấn đề giữa quan hệ Nhật-Mỹ với đảng Dân Chủ, và đã thử thái độ của Nhật.

    Hơn nữa,như ở biển Đông và đối với các nước ĐNA,TQ đã can dự( vào Biển Đông)và công bố là lợi ích cốt lõi,có vẻ như TQ biểu hiện rằng khi cần thiết, với Nhật bản( ở vùng biển đang tranh chấp-nd) TQ có thể cũng sẽ đối lập như vậy.

    Ngoài ra,TQ muốn làm cho các nước nhập khẩu tài nguyên nghĩ rằng, dầu hỏa và tài nguyên của họ đến nay vẫn đi qua các hải trình được bảo vệ bởi sức mạnh của Mỹ, đang bị nguy hiểm, và tự họ cần gia tăng sức mạnh Hải quân của mình,tự bảo vệ đường vận chuyển , cân bằng với hải quân Trung-Mỹ trong khu vực Tây TBD và Ấn độ dương.

    Kết quả là tại biển đông TQ, Biển Đông, Ấn độ dương, với các hải trình của NB,ĐL và HQ,Trung quốc ngày càng gây lo ngại về khả năng can thiệp vào sự di chuyển của tàu thuyền các nước khác.

    Như đã đề cập trước đây,từ Tagenashima đến đảo lớn Amami, qua Okinawa đến Miyako, đảo yonakuni trải dài 1400km, 2600 đảo, với lực lượng phòng vệ gồm 2400 người và 24 chiến đấu cơ F15.

    Một biệt đội phòng vệ ở đảo lớn Amami, ở Okinawa với lữ đoàn phòng vệ số 15 gồm 2100 người, Hải phòng đệ ngũ phi đoàn, Lữ đoàn phòng không tây nam( NB-nd).
    ở các đảo Okinoerabu, Kume , Miyako,có đặt Rada phòng không,nhưng dù có đặt rada ở cực tây của đảo Miyako, thì rada cũng không thể kiểm soát được đảo vùng cực tây Nhật là đảo Yonakuni vì vòng trái đất có hình tròn, mà Miyako cao hơn Yonakuni 4500m, nên không thể nhìn thấy.

    Cũng có thể nghĩ đến việc điều một phần trong 30000 quân phòng vệ bộ ở Hokkaido( bẮC hải đảo) xuống các đảo phía tây nam, nhưng phải đào tạo , tập luyện lại, vì bộ binh có trình độ rèn luyện thấp hơn( Hải quân).

    Vì vậy, lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là căn cứ Okinawa sẽ rất quan trọng như là một răn đe đối với Trung Quốc.Còn các căn cứ(mỹ) ở Guam và Tinian thì quá xa.

    Thủy quân lục chiến, không quân ở căn cứ Kadena, hạm đội mẫu hạm ở Yokohama, là các yếu tố cần thiết cho đồng minh Mỹ NHật, bảo vệ sự lưu thông hàng hóa và cân bằng quyền lực cho khu vực và toàn cầu.
    Sự gia tăng sức mạnh quân sự với ý đồ không rõ ràng của TQ, làm dấy lên mối lo ngại ở các nước láng giềng, ngoại trừ Nhật, các nước đều gia tăng ngân sách quốc phòng, gây nên làn sóng gia tăng sức mạnh quân sự ở Châu Á.
    Trong 10 năm qua, ngân sách quốc phòng TQ, tăng gấp 5 lần, so với 2,5 lần của Mỹ, Hàn quốc và Ấn độ tăng gấp 2 lần, Úc gấp 3 lần, trong tình hình đó, ngân sách Quốc phòng của Nhật không thay đổi.
    Hơn nữa, Nhật cũng không tham gia vào công cuộc phát triển vũ khí tấn công lớn ( vũ khí cộng đồng) của các nước( xung quanh).

    Ngân sách quốc phòng, các chương trình phát triển vũ khí, sẽ là vấn đề cần chú trọng bàn thảo trong các kế hoặch quốc phòng (sắp tới).

    Trong sự kiện vừa qua, Chính phủ đã có thái độ kiên quyết(nghiêm khắc-với Trung Quốc-nd), và người dân cần có thái độ bình tĩnh.

    Nguồn
    http://www.taro.org/2010/09/post-811.php

    Tác giả Kono Taro - chính trị gia, ủy viên ngoại vụ của chính phủ Nhật, cục trưởng cục Quốc Tế, đảng Dân Chủ Nhật bản

  2. Có 3 thành viên cám ơn bài của hahaha:

    Lão K (24-09-2010),Phu sinh (24-09-2010),TeacherABC (24-09-2010)

Chủ đề tương tự

  1. Truyền thuyết về cầu vồng
    By Doahoavothuong in forum Truyện Ngắn
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 02-05-2010, 06:31 AM
  2. Ma vui vẻ III -Thuyết minh -Trương Mạn Ngọc
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Phim tình cảm - Phim hài
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 15-07-2009, 11:55 PM
  3. Lạc vào thế giới kiến - Thuyết minh TV
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Phim Hoạt hình
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 14-07-2009, 04:31 PM
  4. Truyền thuyết về Chun Li - Sub Việt
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Phim hành động
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 03-07-2009, 06:00 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •