Trích dẫn Trích dẫn của Akira Xem bài viết
Akira đính chính xíu,

Câu: " ...sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy vẫn không bao giờ thay đổi" không phải là trích từ "Tuyên ngôn độc lập".

Còn trích ở đâu thì Akira không biết.

Xin mọi người đừng nhầm lần.
Khi trích dẫn lời của Bác, chúng ta cần tra cứu kỹ và phải ghi thật đúng. Đọc một số sách báo mấy năm nay, tôi biết có một số tác giả khi trích dẫn lời Bác, đã phạm một số sai sót, xin nêu ra đây để cùng rút kinh nghiệm.

Trong một cuốn sách của Viện sử học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Hà Nội do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1976, đã dành nguyên một trang đầu để in câu: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" và bên dưới ghi là "Hồ Chí Minh". Phải chăng, từ cuốn sách này của Viện sử học mà nhiều người đã dựa vào đây rồi cho rằng Bác Hồ đã viết như vậy. Nhưng sự thật thì đó là sự lắp ghép hai vế trong hai bài mà Bác đã viết cách nhau 17 năm. Ngày 01-6-1946, trong thư gửi đồng bào Nam Bộ đăng trên báo Cứu Quốc số 255, Bác viết: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Mười bảy năm sau, tức là đến ngày 25-01-1963, Bác Hồ đọc Lời chúc mừng năm mới trong đó có đoạn: "Nhân dịp đầu năm, tôi thân ái gởi lời thăm hỏi tất cả đồng bào miền Nam ruột thịt.

Nước Việt Nam ta là một

Dân tộc Việt Nam ta là một

Dù cho sông cạn đá mòn

Nhân dân Nam Bắc là con một nhà".


Lời chúc tết này đã được in vào tập II trang 10, bộ Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 2000. Đáng chú ý là khi viết cho đồng bào Nam Bộ và tỏ thái độ kiên quyết phản kháng Pháp âm mưu chia cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, thì viết "sông có thể cạn, núi có thể mòn", chứ không phải sông cạn đá mòn và "Song chân lý đó", chứ không phải "nhưng chân lý ấy". Đến thơ chúc Tết thì viết "Nước Việt Nam ta, dân tộc Việt Nam ta"...
( theo tạp chí cộng sản)