Bài 1 đến 10/17

Chủ đề: BQT cũng cần quan tâm tới chữ ký của thành viên nữa

Threaded View

  1. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: BQT cũng cần quan tâm tới chữ ký của thành viên nữa

    Phale gởi lên đây bài viết về Nhại của nhà báo Phan Văn Tú để các anh chị và các bạn tham khảo thêm nhé.

    NHẠI

    Hồi còn công tác ở Đài PTTH Đồng Nai, tôi có nhiều dịp ngồi hầu rượu các nhạc sĩ Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Ca Lê Thuần, Diệp Minh Tuyền, Thế Bảo… khi họ về làm giám khảo cuộc thi Tiếng hát truyền hình Đồng Nai, một cuộc thi hát đơn ca được tổ chức cũng khá sớm trong làng truyền hình (Chú Xuân Hồng chỉ làm chánh chủ khảo được một lần, sau đó ông đột ngột qua đời, anh Diệp Minh Tuyền thì làm giám khảo đến lần thứ ba, sau đó cũng ra đi vì bệnh)

    Trừ nhạc sĩ Hoàng Hiệp rất ít nói và hầu như không nói đùa, các nhạc sĩ trong ban giám khảo ai cũng có khả năng kể chuyện vui, mà một trong những chuyện làm chúng tôi cười muốn vỡ bụng hồi đó là chuyện nhạc chế lời hai.

    Chú Xuân Hồng sưu tập được rất nhiều lời bài hát nhại ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” và hát cho mọi người cùng nghe. Kiểu như “Bắt chị sui đẩy lùi lên ván gõ. Bắt anh sui nằm kế chị sui. Tình thông gia ai nói thây kệ cha!”.

    Có một điều tôi nhận thấy, trong khi kể/hát về “lời 2”, “lời 3” những ca khúc của mình… nhiều nhạc sĩ lấy làm tự hào: Giai điệu ấy có hay mới được bà con thích như thế!

    Nhiều người từng đi bộ đội đều biết lời nhại một ca khúc nổi tiếng của Trần Chung, “Bước chân trên đỉnh Trường Sơn”: Ta là con của bố ta mẹ ta / Nhớ nhà là ta tút ta về / Ta không cần ba-lô không cần may-ô chỉ cần lương khô… Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn…

    Lời nhại này phổ biến khá nhanh trong sinh hoạt của bộ đội. Cũng như trong các căn cứ kháng chiến thời chống Mỹ, bài hát của Lư Nhất Vũ từng có lời 2 rất ngộ: “Chim kêu, chim kêu nghe buồn thấy mẹ, chim kêu hoài chết mẹ nghe chim…” nghe nói ai cũng nhớ.

    Có nhiều bài hát mà lời nhại của nó đến hàng trăm dị bản như “Huyền thoại mẹ”, “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn.

    Ví dụ về chuyện này thì đầy. Entry này chỉ xin trao đổi một ý chung chung.

    Nhại là một nghệ thuật. Nhại là một hình thức sáng tạo.

    Trong đời sống văn hóa, cả trên thế giới và cả ở nước ta, cả ngày xưa đến thời hiện đại, nhại và giễu nhại là thủ pháp, là sự sáng tạo. Đó là thủ pháp bắt chước một cách quá lố một câu thơ, một bài thơ, một đoạn phim, một trích đoạn kịch, một ca khúc, một bức tranh (tất nhiên đa phần những tác phẩm bị/được nhại là những tác phẩm nổi tiếng).

    Nhại cũng có nhiều cấp độ về hình thức: Nhại cấu trúc, nhại giai điệu, nhại nhạc điệu (thơ), nhại từ, nhại câu, nhại toàn văn bản, nhại chi tiết (của một bức tranh), nhại nhân vật của tác phẩm… và nội dung như nhại chỉ để giải trí, nhại để châm biếm, nhại để đả kích v.v…

    Cha ông ngày xưa có hình thức tập cổ, tập Kiều.

    Các nhà báo thời nay cũng dùng nhiều hình thức nhại để sáng tạo tác phẩm báo chí. Cái tít một bài báo như “Em ơi, Hà Nội… chóp” viết về tình trạng xây dựng kiến trúc lộn xộn ở thủ đô cũng là hình thức nhại (chẳng lẽ nhạc sĩ Phú Quang hay nhà thơ Phan Vũ kiện vì vi phạm bản quyền!)

    Trong báo Tuổi Trẻ Cười và nhiều trang báo có dùng thể loại tiểu phẩm, hình thức giễu nhại được sử dụng rất đắt. Nhân vật Sherlock Home chẳng hạn, cũng được nhiều nhà báo đưa vào tiểu phẩm của mình để diễn đạt nội dung châm biếm chuyện đời sống hiện đại ở Việt Nam.

    Một câu thơ Kiều được nhại khá độc đáo rất nhiều người thuộc nhưng không ai cho đó là sự xúc phạm Nguyễn Du: Bắt phanh trần phải phanh trần / Cho may ô mới được phần may ô (Nguyên văn: Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao)

    Bức họa nổi tiếng của Leonard de Vinci, bức tranh vẽ nàng Mona Lisa, có lẽ là tác phẩm hội họa được nhại nhiều nhất.

    Mà phàm trong chuyện giễu nhại, những cái được xem là trang trọng khi được nhại để nói những chuyện tầm thường, tầm phào mới tạo ra tiếng cười. Và mục đích của người sáng tạo trong trường hợp này chính là tạo ra tiếng cười vui, hoặc châm biếm, đả kích…

    Nhại lời ca khúc – trong chừng mực nào đó, trong không gian sinh hoạt nào đó – cũng là một hình thức sáng tạo dân gian, một thủ pháp nghệ thuật. Những sáng tạo như thế trong các hình thức sinh hoạt như nhậu nhẹt, họp mặt thì ai trong chúng ta cũng từng biết, từng thưởng thức hay tham gia. Chả có ai dùng tác phẩm nhại lời để kinh doanh nên chuyện kiện bản quyền ở đây có gì hơi khiên cưỡng.

    Tất nhiên không ai ủng hộ những cách giễu nhại thiếu văn hóa, dung tục. Nhưng chụp một cái mũ chính trị vào để đánh hội đồng chuyện nhại lời ca khúc, tác phẩm văn chương trong những sinh hoạt nội bộ – dù chuyện này khó ai đem học thuật ra cãi lý – xem ra cũng chẳng công bằng.
    Last edited by phale; 29-05-2009 at 08:55 AM.

Chủ đề tương tự

  1. Những mẹo vặt liên quan đến muối
    By Nhudadauyeu in forum Nữ công gia chánh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 20-03-2010, 07:31 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-03-2010, 08:42 AM
  3. Con Nhện Trước Miếu Quan Âm
    By Pearly in forum Truyện Ngắn
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 21-01-2010, 03:58 PM
  4. 7 quan niệm chưa đúng khi ăn trứng
    By Anna in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 30-12-2009, 04:32 PM
  5. Những quan niệm sai lầm khi sử dụng trứng
    By thuc sinh in forum Y Học Thường Thức
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 27-10-2009, 09:36 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •