Bài 1 đến 1/1

Chủ đề: Mâm cỗ rằm tháng 7

  1. #1
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Default Mâm cỗ rằm tháng 7

    Rằm tháng 7 đã về
    Hôm nay nhà em làm cỗ rằm Tháng 7. Em nghe mọi người nói nếu nhà không có người mất thì cúng vào ngày nào trong dịp rằm từ 12 đến 15 cũng được, nhưng nếu nhà có người mất thì phải cúng trước không được vào ngày 14 và 15.
    Cóp ý nghĩa của ngày này cho nhà mình cùng tham khảo.


    Rằm Tháng 7- ngày lễ của người Việt được giới tăng ni Phật tử gọi là ngày Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh....


    Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

    Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam.

    Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.

    Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo.

    Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".

    Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.

    Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.

    Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

    Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

    Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.






    Những thứ đồ lễ cần có trong rằm tháng 7

    1. Lễ mặn: Xôi gà hoặc giò hoặc miếng thịt .
    2. Hoa quả
    3. Quần áo chúng sinh khoảng 50 – 100 bộ.
    4. Quần áo cho Ông bà nhà mình.
    5. Bánh dợm (bánh nếp).
    6. Trầu cau, hoa, tiền vàng, trứng, gạo muối….
    Last edited by Boulevard; 22-08-2010 at 02:45 PM.
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •