Sự phát xuất của bia ôm.
Trong bối cảnh của thập niên 90. Việt Nam là nước lạc hậu, nghèo nàn. Để thoát khỏi tình trạng ấy. Đảng và nhà nước đã đi đến quyết định mở cửa. Một quyết định đã và đang ngày càng làm Việt Nam phát triển và dần đi vào quỹ đạo chung của Thế giới.
Trong thời kỳ đầu đầy bở ngỡ ấy. Các thương gia Đài Loan là những người đặt chân đến Việt Nam đầu tiên để tìm cơ hội làm ăn. Họ tìm kiếm những hợp đồng để đầu tư vào ban ngày, và tìm cách tiêu những đồng tiền dư dả vào ban đêm. Những nhà hàng thuộc khu vực quận năm vốn có tiếng từ xưa là nơi tiêu khiển của họ. Trong Sài Gòn ngày xưa có câu:
Ăn quận năm, nằm quận ba, múa ca quận nhất, cướp giật quận tư.
Nhưng chỉ đến nhà hàng để ăn không mãi cũng chán. Họ đã liên kết cùng các chủ nhà hàng để tạo nên cách giải trí mới, tương tự như ở đất nước của họ. Và các nhà hàng kiêm vũ trường ồ ạt mọc lên. Lúc ấy, những nơi mà khách tập trung đông nhất là nhà hàng Thiên Hồng và nhà hàng Đại La Thiên. Nhà hàng TH với hơn ba trăm vũ nữ tập trung hằng đêm còn ĐLT thì trên hai trăm rưỡi. Các vũ nữ lúc ấy người sang lắm thì đi chiếc cup còn toàn bộ thì cưỡi xe đạp. Thế nhưng, tiền boa cho mỗi đêm đã nhanh chóng thay đổi cuộc đời họ. Và sức mạnh đồng tiền đã cám dỗ họ tiến xa hơn vào cái nhu cầu cao hơn của khách.
Nhiều em đang làm bỗng xin đi ra ngoài, và tiếp theo là có một vị khách cũng rời bước. Có đêm, một cô rời khỏi vũ trường đến ba bốn lần. Và nhiều em đẹp, chịu chấp nhận đi tới cùng đã lập nên kỷ lục khi từ chiếc xe đạp khởi thủy đã sắm chiếc Dream cáu cạnh trong vòng hai tuần đi độ. Lúc ấy, toàn thương gia nên bo cũng sộp mà vung tay cũng choáng.
Tôi còn nhớ nhiều tay chơi ngông, ngồi xe cá mập cầm hàng xấp tiền mệnh giá cao vừa cho tài xế chạy loanh quanh vừa tung tiền bay tứ tán trên đường phố. Tiền bay rợp trời y như lạc vào Hồ Điệp Cốc. Hai mươi tờ tiền, tương đương với một tháng lương công nhân lúc bấy giờ. Tiền bo thì khỏi nói. Nếu bo mười đô là các em trả lại không thèm lấy. Việt kiều về chơi, chẳng có tay nào dám bén mảng đến những chốn ăn chơi như thế.
Một đĩa rau muống xào tỏi( không thịt ) , một chén súp được tính bằng 2/3 tháng lương của một công nhân. Bia lon vào khoảng ¼ thế thì đố anh nào dám vào ngoài thương gia. Có lần, một tay nhà báo được mời đi chơi cùng các quan chức ký hợp đồng khi ra đã hét toáng lên: Trời! Một lon bia mà tính giá như thế này thì tôi phải đưa lên báo. Kinh khủng quá!
Lúc này, các nhà hàng kiêm vũ trường lại lắp đặt thêm các phòng Vip mà ở đó, khách được phép ngồi riêng với các em. Thế là Karaoke ôm ra đời từ đó. Các em cũng được bo nhiều hơn và các cô lúc ấy cũng nhanh chóng đi học tiếng phổ thông, tiếng anh để mà dễ trao đổi hơn với các thương gia đến từ xứ Đài và một số khách hàng từ châu âu đến VN. Tôi còn nhớ nhiều cô say quá! Khi đi ra vừa đi vừa hát : Say you will, say you will be mine. I just keep missing you to night. Bú sữa chai nhiều nhiều, bú sữa C nhiều nhiều…Nghe mà cười vỡ bụng!
Khoảng độ hai năm sau, những người Việt đã bắt nhịp được với trò chơi mới hấp dẫn này và cho ra đời các phòng Karaoke với giá cả phù hợp cho người VN thuộc loại có tiền vào chơi. Tiếp theo là sự biến tướng, bành trướng của bia ôm ngày nay. Những nhà hàng mở ra mà không có khói ngày càng nhiều. Người ta đi tăng hai thường là ghé vào đây, các hợp đồng chưa thỏa thuận được họ liền mời khách giải trí kiểu này và rất thành công. Nhiều giao dịch, yêu cầu nếu đối tác chưa đồng ý cũng được mời trực chỉ…BO. Làm giấy tờ ngoài phong bì, người ta muốn công việc nhanh hơn cũng cố mời bằng được những người được phép ký tới những nơi kín đáo sang trọng.
Sau này, BO kiếm được nhiều xu quá nên nó phổ biến cả cho tầng lớp thuộc loại trung rồi hạ. Phát triển ra cả vùng sâu và vùng xa. Cả trên miền biên giới. Nhưng hải đảo thì có hay không KHT chẳng biết. Cái này, phải hỏi chàng Tazang nhà ta. Kakaka.
KHT