Bài 1 đến 1/1

Chủ đề: Thông tin tài chính chung

  1. #1
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Thông tin tài chính chung

    Cơ cấu lại các khoản đầu tư: Thuốc đắng dã tật



    Các ngân hàng thương mại đang phải chịu sức ép lớn từ việc cơ cấu lại các khoản đầu tư. Khi chỉ còn 3 tháng nữa là NHNN mạnh tay siết lại hoạt động của hệ thống ngân hàng.
    Hết thời vun vén “họ hàng


    Báo cáo tài chính 2009 của Ngân hàng Nam Việt (Navibank) cho thấy, ngân hàng này đã cho vay, đầu tư, mua trái phiếu tổng cộng 2.585,7 tỷ đồng vào các công ty liên kết và các công ty có liên quan với nhau. Đa số các công ty này liên quan đến tập đoàn Sài Gòn (SGI), đơn vị đang nắm giữ 9% vốn điều lệ của ngân hàng này. Chỉ tính riêng mức cho vay vào nhóm công ty trên thì tỷ lệ đã vượt 30% vốn điều lệ thời điểm đó của Navibank, còn nếu tính tổng số tiền ngân hàng đổ vào, thì gấp 2,5 lần vốn điều lệ 2009 của Navibank.

    Tương tự, SGI cũng đầu tư vào Ngân hàng Phương Tây (Westernbank), và năm qua Westernbank đã bỏ ra 1.800 tỉ đồng mua trái phiếu hai công ty thành viên của tập đoàn này.

    Nếu ngân hàng uống liều thuốc dã tật này, đồng vốn trong nên kinh tế sẽ lưu chuyển tốt hơn, rủi ro giảm đi, hệ thống ngân hàng sẽ minh bạch hơn
    Tuy nhiên, Navibank và Westernbank vẫn không vi phạm luật, vì theo quy định trước đó, ngân hàng không được cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, nhưng không quy định rõ khoản vay đối với các công ty có liên quan trong một nhóm lợi ích.

    Đây cũng không phải là trường hợp cá biệt, mà ở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần đều có tình trạng cho vay liên quan và chồng chéo. Hầu hết báo cáo tài chính các ngân hàng không thuyết minh cụ thể các khoản tín dụng này, nên cổ đông khó phát hiện ra.

    Nếu những động tác cho vay đó đúng nguyên tắc thì không có gì đáng bàn. Doanh nghiệp đi vay phải đạt chuẩn tín dụng nào đó, cho dù giả sử có dính tới các vấn đề liên quan như ở trên, thì cứ căn đúng luật ngân hàng cho vay. Ở đây, nếu không có những chuyện nhập nhằng, đụng chạm đến an toàn của hệ thống ngân hàng thì sẽ không có Thông tư số 13 nghiêm khắc vừa mới ra đời khiến các ngân hàng phải chạy nước rút cơ cấu lại các khoản đầu tư, cho vay vào các công ty có liên quan.

    Chạm “huyệt” ngân hàng

    Trước hết, Thông tư đã định nghĩa kín kẽ nhóm khách hàng có liên quan, điều chưa được rõ ràng ở những quy định trước. Các hướng dẫn lại cách tính các tỷ lệ an toàn vốn, mà trong đó các khoản vốn góp mua cổ phần ở các tổ chức tín dụng khác, khoản góp vốn mua cổ phần công ty con bị loại bỏ. Ngân hàng cũng bị quản chặt ở hai đầu. Đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, họ phải giới hạn tín dụng. Dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%, tổng dư nợ nhóm liên quan không được quá 50% vốn tự có của ngân hàng.

    Mặt khác, họ không được cấp tín dụng không có bảo đảm hay ưu đãi cho các công ty họ nắm quyền kiểm soát, tổng dư nợ tại một doanh nghiệp trực thuộc không được quá 10% vốn tự có của ngân hàng, dư nợ nhóm trực thuộc không quá 20%. Cấm không được cho vay doanh nghiệp trực thuộc có hoạt động kinh doanh chứng khoán, và cũng không được cho vay không có bảo đảm để kinh doanh chứng khoán.

    Đó là chưa kể các khoản cho vay công ty con, công ty liên doanh, liên kết sẽ bị đánh hệ số rủi ro bằng 150%; cho vay đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán bị đánh tới 250%, gấp từ 2 đến 10 lần các khoản tín dụng khác, càng làm người chơi chứng khoán và các công ty chứng khoán trực thuộc điêu đứng. Hàng loạt ngân hàng như VCB, BIDV… cũng đang gấp rút bán bớt cổ phần tại các công ty góp vốn, khi sẽ không được góp vốn quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn góp tất cả các công ty trực thuộc không quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng…

    Những điều này đang gây khó cho ngân hàng, nhưng nó sẽ là “lạt mềm buộc chặt” ngân hàng hơn. Ngân hàng muốn đi vay, cho vay, đầu tư ở đâu bao nhiêu cũng được, nhưng nhất thiết phải đảm bảo tỷ lệ cho vay/huy động ở mức 80%, hệ số an toàn vốn 9%, hoặc cho vay nhiều nơi này thì sẽ “ăn” vào vốn cho những nơi khác…

    Đưa ra Thông tư 13, theo TS Lê Thẩm Dương - ĐH Ngân hàng TPHCM, NHNN đã thấy được tình hình đầu tư cho vay chồng chéo, cân nhắc tác hại và gần như là quản lý lại toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại trong nước theo một cách quy củ hơn. Tuy vậy, theo ông, điều đáng quan tâm lại là ở chỗ thực hiện luật chứ không phải khâu viết luật.

    Nhưng rõ ràng, nếu ngân hàng uống liều thuốc dã tật này, đồng vốn trong nền kinh tế sẽ lưu chuyển tốt hơn, rủi ro giảm đi, hệ thống ngân hàng minh bạch hơn. Điều này tốt cho cả các ngân hàng và nền kinh tế.

    Danh Chính

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP(ST)

  2. Thành viên cám ơn bài của yeu100C:

    Phu sinh (16-08-2010)

Chủ đề tương tự

  1. 15 người đẹp phía Nam vào chung kết Hoa hậu VN
    By TeacherABC in forum Nhan sắc Việt
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 22-07-2010, 03:33 PM
  2. Chung Tay Xoa Dịu Nỗi Đau ..!!!
    By thachanhtim in forum Quán Giao Lưu
    Trả lời: 229
    Bài cuối: 04-12-2009, 01:15 PM
  3. ông hàng xóm nằm chung gường
    By votinh in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 21-10-2009, 12:41 PM
  4. Thịt heo không nên nấu chung với...?
    By Anna in forum Sức Khỏe Chị Em
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 13-10-2009, 03:53 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •