100 bài học được tác giả Martin Gommel viết ngắn gọn như 100 lời khuyên, quả thật rất bổ ích cho tất cả những người chơi ảnh.
18 bài học về triết lý nhiếp ảnh
1. Có máy ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp. (97, theo Martin Gommel)
2. Bạn không phải là... chiếc máy ảnh của bạn. (49)
3. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng. (55)
4. Không thể chụp được tất cả mọi thứ. (40)
5. Mọi người đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé. (54)
6. Nhiếp ảnh không bao giờ là lãng phí thời gian. (93)
7. Để trở thành nhà nhiếp ảnh có hạng, sẽ rất tốn thời gian. (38)
8. Thường xuyên xem lại các ảnh bạn đã chụp. Thời gian chơi ảnh càng dài, chồng ảnh cũ càng có giá trị. (51)
9. Henri Cartier-Benson nói rất đúng: “10.000 bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tồi nhất của bạn”. (96)
10. Không có bức ảnh nào giá trị bằng một bức ảnh tồi. (53)
11. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác. (26)
12. Đi tìm phong cách riêng cho mình. (19)
13. Đừng bao giờ so bì với người khác. (18)
14. Bỏ những thói quen lười nhác. Sự sáng tạo chỉ có được sau khi có ý thức kỷ luật. (89)
15. Nhiếp ảnh là sân chơi công bằng: Bạn nổi tiếng vì những bức ảnh chất lượng. Trừ khi có kẻ đánh cắp ảnh của bạn, không có cách nào tự lừa dối tốt hơn như vậy. (99)
16. Không bao giờ nên có ý định chụp ảnh để trở thành… ngôi sao (như ngôi sao nhạc rock). (1)
17. Cống hiến cho nhiếp ảnh, nhưng cũng đừng hành hạ bản thân quá mức. (15)
18. Luôn nỗ lực hơn khả năng sức khỏe và trí lực cho phép. Hãy chụp thêm vài kiểu nữa ngay cả khi bạn nghĩ “vậy là đủ”. (82)
13 bài học: Từ triết lý đến thói quen tốt
19. Những bức ảnh bạn chụp chính là bản đồ tâm lý của bạn. (75)
20. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có. (39)
21. Phá những nguyên tắc nhiếp ảnh một cách hiểu biết, đừng phá… máy ảnh. (41)
22. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải yếu tố quyết định. (66)
23. Tìm hiểu kỹ lưỡng chiếc máy ảnh của bạn. Tìm kiếm các chức năng trên Menu trong đêm là thời gian bạn không bao giờ muốn phí phạm. (70)
24. Bấm máy càng nhiều càng tốt. (71)
25. Chú ý tới chất lượng ảnh bạn chụp. (74)
26. Tìm hiểu những thứ bạn cho là đẹp. (37)
27. Chú ý tới những cảm nhận và suy nghĩ của mình trong khi chụp. (5)
28. Luôn xác định rõ tiêu điểm của bức ảnh sẽ là gì. (52)
29. Giới hạn các bức ảnh theo chủ đề. (58)
30. Tự đặt câu hỏi: “Mình muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh của mình?”. (90)
31. Hãy suy nghĩ thoáng hơn, sưu tầm các ý tưởng mới trên các bức ảnh khác nhau và tự hỏi: “Tại sao không?”. (91)