ĐH chưa từng được sở hữu mảnh sừng tê nào nên bản thân thật sự cũng không biết rõ, nhưng có lần chuyện trò với một người nhiều năm chuyên kinh doanh sừng các loại, người này cho biết: Đừng phân biệt bằng mắt thường ở dáng vẻ bên ngoài, ngay cả khi đem mài ra để nếm thử cũng không xác định được đâu là thật đâu là giả, nhất là sừng của loài trâu nước, giống sừng tê đến trên 90%.
Ngay cả sừng tê thật 100% , thì sừng bị rụng, sừng lấy từ xác tê giác đã chết và sừng cắt tươi từ tê giác sống cũng khác nhau hoàn toàn. Cách xác định thật giả đáng tin cậy nhất là quan sát kỹ kết cấu của sừng. Sừng tê giác được tạo thành từ mô da - lông, còn các loại sừng khác được tạo thành từ mô xương - sụn. Do đó, sừng giả sẽ rất cứng, không thể bóc tách được và nhìn ở chỗ cắt ngang sẽ thấy các vòng đồng tâm giống như vết cắt ngang ở thân cây gỗ. Sừng tê thật không có đặc điểm đó và vì không phải là xương sụn nên có thể bóc tách ra được. Có thể dùng dao bổ dọc miếng sừng, nếu không tách được từng mảnh sợi nào thì chắc chắn là sừng giả.
Hình ảnh minh hoạ :
1- Sừng tê thật :
Sừng tê thật ở tại VN nè !
Và đây là một miếng sừng tê giác được nhân viên bảo vệ cưa từ sừng của một con tê giác tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) để ngăn chặn tình trạng săn bắn trộm (Nguồn ảnh intermet)
Quan sát 2 ảnh trên chúng ta sẽ thấy kết cấu của sừng tê là mô da-lông, gồm một bó những mảnh và sợi, tuy cứng nhưng có thể bóc tách ra được
2- Sừng tê giả :
Sừng giả cho thấy rất rõ các vòng đồng tâm như thân gỗ, và vì là mô xương-sụn nên rất cứng và liền lạc nguyên khối, không thể bóc tách như sừng thật.
Đây chỉ là ĐH được người quen cho biết như thế, chứ bản thân chưa có điều kiện để thử bao giờ.