Độc hành (27-06-2014),Lão K (28-06-2014),Nhudadauyeu (25-07-2014),Phu sinh (28-06-2014)
Lão K (28-06-2014),Nhudadauyeu (25-07-2014),Phu sinh (28-06-2014),thuphong (28-06-2014)
.
Thời gian nhanh khủng khiếp, mới sáng ra... đã thấy chiều tà... nhìn lên đồng hồ đã thấy 15g 30 một chút xíu nữa là phải chuẩn bị bữa cơm chiều. Cuộc sống sao mà vội vã. bận bịu đôi khi k thấy thời gian dành cho riêng mình.
NR lặng lẽ, lâu cũng k thấy ai ghé qua. Những bài viết hướng dẫn cuối cùng của bạn Độc Hành cũng đang bỏ dở, mình cũng đang làm dở mấy bài từ dạo đó chưa hoàn thành. Nhìn thời gian thấy định làm tặng cháu nhân thôi nôi mà bây giờ cháu đã 14 tháng. Hihihi... gọi mẹ nó coi rồi nói bà chưa làm xong tính tặng Ruby nhân sinh nhật nhưng bận quá.
Cái máy ảnh lâu k dùng tới chẳng hiểu xạc pin lạc nơi nào.
oh, NR cập nhật chức năng gửi ảnh mới có thể nhận ảnh từ máy tính. Các bạn trong BDH thật nhiệt tình thế nhưng k hiểu sao TP k thể gửi ảnh từ link như cũ.
Last edited by thuphong; 25-09-2014 at 10:40 AM.
Sẽ còn có ngày mai
.
Sưu tầm.
Trẻ 4 tuổi cần biết những gì?
Tôi vào một diễn đàn của trường và đọc một bài viết của một bà mẹ lo lắng về việc đứa con 4 tuổi rưỡi của bà biết ít hơn các trẻ bình thường khác. Bà băn khoăn hỏi “Một đứa trẻ 4 tuổi cần biết những gì?
Hầu hết các câu trả lời làm tôi buồn và một vài câu trả lời còn làm tôi khó chịu. Một bà mẹ đưa một danh sách dài liệt kê những gì con bà làm được, như đếm đến 100, biết về các hành tinh, v..v… Một số khác bổ sung thêm những gì con họ làm được thậm chí khi mới 3 tuổi. Một số câu trả lời đưa đường link danh sách những gì trẻ cần biết theo độ tuổi. Chỉ một lượng rất nhỏ cho rằng mỗi trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau và không nên lo lắng.
Tôi cảm thấy thật buồn khi thấy các mẹ đáp lại sự lo lắng của một bà mẹ bằng cách làm cho mẹ ấy lo lắng hơn, chỉ ra cho mẹ ấy thấy những gì con mình làm được mà con mẹ ấy còn chưa làm được. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa cạnh tranh mà ngay cả những em bé mầm non cũng bị cuốn theo. Tuổi thơ không nên là một cuộc đua tranh.
Dưới đây là danh sách của tôi về những gì một trẻ 4 tuổi cần biết
1. Con cần biết bất cứ lúc nào con cũng được yêu thương trọn vẹn và được yêu thương không điều kiện
2. Con cần biết rằng con được bảo vệ an toàn và con cũng cần biết cách tự bảo vệ con an toàn ở nơi công cộng, với những người khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Con cần biết rằng con có thể tin vào trực giác của con về người khác và rằng con không bao giờ phải làm điều gì mà con cảm thấy không đúng, dù ai yêu cầu con đi nữa. Con cần biết quyền cá nhân của con và biết rằng gia đình sẽ luôn bảo vệ cho con và những quyền đó.
3. Con cần biết cười to, làm những hành động ngốc nghếch (hài hước), và dùng trí tưởng tượng. Con cần biết rằng vẽ bầu trời màu cam hay con mèo 6 chân là điều chấp nhận được.
4. Con nên biết những sở thích và mối quan tâm của con và nên được khuyến khích theo đuổi nó. Nếu con tỏ ra ít quan tâm hơn với việc học số, bố mẹ nên nhận ra con sẽ học một lúc nào đó nhanh chóng và ngoài sự trông đợi của bố mẹ và cứ để cho con thoải mái say sưa với việc vẽ vời, chơi với những con tàu thủy, khủng long và chơi bùn.
5. Con nên biết rằng thế giới thật là kỳ diệu và con cũng vậy. Con nên biết rằng con thật tuyệt vời, thông minh, sáng tạo và đầy đam mê. Con nên biết rằng việc chơi ngoài trời với những ngồi nhà của các nàng tiên và những đống bùn cũng quan trọng như việc luyện phonics.
Nhưng quan trọng hơn là những gì bố mẹ cần biết
1. Rằng mỗi bé học cách đi, nói và đọc, làm toán theo tốc độ khác nhau và rằng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bé sẽ đi, nói, đọc hoặc làm toán tốt mức nào.
2. Rằng nhà tiên tri duy nhất và tốt nhất về kết quả học tập ở trường hoặc điểm số ACT cao sau này của con bạn là việc đọc sách cho con. Không phải flash cards, cũng không phải các cuốn sách bài tập, cũng không phải các trường mầm non danh giá, không phải là những đồ chơi đắt tiền hoặc máy tính mà chính là bố hoặc mẹ dành thời gian mỗi ngày (sáng hoặc tối hoặc cả sáng và tối) ngồi bên con và đọc những cuốn sách hay cùng con.
3. Rằng đứa trẻ thông minh nhất hoặc có kết quả cao nhất trong lớp không liên quan đến việc là người hạnh phúc nhất. Chúng ta thường muốn cố gắng cho con những lợi thế hơn người và do đó chúng ta làm cho cuộc sống của các bé bận rộn và căng thẳng như của chúng ta. Một trong những lợi thế lớn nhất bạn có thể cho con là một tuổi thơ đơn giản không lo lắng (tính toán).
4. Rằng con cái chúng ta xứng đáng được sống trong môi trường nhiều sách, thiên nhiên, nghệ thuật và quyền tự do khám phá những điều đó. Hầu hết chúng ta có thể từ bỏ 90% số đồ chơi trẻ em mà sẽ không làm trẻ bị thiệt thòi. Tuy nhiên có một số đồ chơi là quan trọng như đồ chơi xếp hình (legos, block), những đồ chơi sáng tạo như các loại đồ chơi nghệ thuật, nhạc cụ (đồ thực và những nhạc cụ dân gian), quần áo búp bê, và sách, sách, sách. (Hầu hết những đồ này có thể mua được khá rẻ ở các cửa hàng bán đồ giá rẻ). Con cần có sự tự do khám phá những đồ vật đó – chơi với những muỗng hạt đậu khô trên ghế cao (có sự giám sát của cha mẹ), nhào bột mì kể cả làm bắn tung tóe, chơi với màu và bột nặn trên bàn ăn ở bếp trong khi bố mẹ nấu bữa tối dù nó có thể vung vãi khắp nơi, có một khoảng vườn nhỏ và con được tự do đào đất, trồng cỏ và chơi với bùn.
5. .Rằng bọn trẻ cần chúng ta nhiều hơn. Chúng ta đã rất giỏi bao biện rằng cha mẹ cần tự chăm sóc bản thân và nhiều người trong chúng ta coi nó như một lý do chính đáng để giao phó việc chăm sóc con cái cho xã hội. Đúng là tất cả chúng ta đều cần được tắm thoải mái ko bị con cái làm phiền, có thời gian với bạn bè, có giờ nghỉ ngơi và đôi khi có khoảng thời gian tách khỏi công việc làm cha mẹ hàng ngày. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các tạp chí làm cha mẹ gợi ý dành cho con 10 phút mỗi ngày và lên lịch dành trọn vẹn một ngày thứ bảy của tháng cho gia đình. Điều này không ổn. Con cái chúng ta không cần máy tính, không cần các hoạt động ngoại khóa, không cần lớp múa ballet, các câu lạc bộ và luyện thể thao nhiều bằng chúng cần cha mẹ.
Con cần người cha ngồi và nghe kể về một ngày của con, người mẹ tham gia vào trò làm thủ công của con, cần bố mẹ dành thời gian đọc những câu chuyện và đóng những vai ngớ ngẩn cùng con. Con cần bố mẹ dành thời gian đi dạo cùng và không ngại tốc độ một m/h của một đứa trẻ đang chập chững tập đi . Con đáng được giúp đỡ bố mẹ chuẩn bị bữa tối dù có mất gấp đôi thời gian so với bố mẹ tự làm. Con xứng đáng được biết rằng con chính là ưu tiên cao nhất của bố mẹ và rằng bố mẹ thực sự thích ở bên con.
Và bây giờ trở lại với danh sách các kĩ năng của bé 4 tuổi...
Tôi biết là bản tính tự nhiên của con người là muốn biết con mình so với các bé khác thế nào và muốn chắc chắn rằng chúng ta đang làm tất cả những gì có thể cho con. [bỏ một đoạn về việc homeschool của tác giả]
Nếu có lĩnh vực nào mà con có vẻ như thiếu hụt, thì đó không thể là dấu hiệu của sự thất bại của bé hoặc của bố mẹ. Chỉ đơn giản là bạn chưa chú ý đến lĩnh vực đó. Trẻ sẽ học bất cứ cái gì mà chúng được tiếp xúc, và ý tưởng rằng mọi đứa trẻ phải biết 15 điều nào đó ở một độ tuổi nào đó thật ngớ ngẩn. Nếu bạn muốn con nắm được những môn bé đang bị thiếu thì chỉ cần đưa nó vào cuộc sống và chơi trò chơi về môn đó, bé sẽ học một cách tự nhiên. Đếm đến 60 trong khi bạn nhào bột và bé sẽ học được về số. Chọn những cuốn sách vui trong thư viện về vũ trụ và bảng chữ cái… Thử nghiệm mọi thứ với màu thực phẩm từ những bông tuyết sau nhà tới cây cần tây. Tất cả đều diễn ra rất tự nhiên, với nhiều niềm vui hơn và ít áp lực hơn.
Một đứa trẻ bốn tuổi cần gì?
Ít hơn chúng ta tưởng rất nhiều mà cũng lại nhiều hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Nguồn: http://giaoduccontusom.com/dien-dan/...-biet-nhung-gi
Last edited by thuphong; 22-06-2015 at 01:38 PM.
Sẽ còn có ngày mai
.
Sưu tầm.
Vai trò của bán cầu não trái, bán cầu não phải
Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ưu thế, chức năng khác nhau.
Bán cầu não
Bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Do đó, học ngôn ngữ ngay từ nhỏ, sau đó lại chú trọng việc đọc, viết, tính toán, lý giải và tư duy logic, não trái sử dụng tương đối nhiều nên khá phát triển.
Nếu so sánh thì chúng ta thấy rằng, não phải thường sử dụng ít hơn não trái nên khiến cho sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng.
Chúng ta hãy xem qua bản kê khai những “tài sản” gì hai bán cầu não sở hữu.
Não phải Não trái
Thiên về hình ảnh Thiên về chữ, ký hiệu, số học.
Thuộc về trực giác, dẫn dắt bởi cảm xúc Có khuynh hướng phân tích, tìm tòi, với khả năng lý luận chặt chẽ “làm đầu tàu”
Xử lý các ý tưởng cùng lúc Các ý tưởng được xử lý từng bước theo một trình tự.
Thiết lập cơ chế “chụp ảnh sự vật” khi phải nhớ một vật nào đó. Cần phải viết, vẽ hoặc dùng hình minh họa để nhớ. Từ nghữ là phương tiện dùng để ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên hơn là khuôn mặt, hình dáng.
Hình thành những gắn kết một chiều từ thông tin có được. Suy luận, tìm kiếm các mấu chốt logic từ thong tin có được.
Chú ý đến tổng thể trước rồi mới đến chi tiết. Từng bước, từng buớc một tập hợp các chi tiết, sau đó tổ chức lại khi cần định hình tổng thể.
Tự do, bốc đồng Thích lập kế hoạch và bảng liệt kê những gì cần làm.
Thích tìm hiểu lý do vì sao phải làm cái này mà đừng làm cái kia, và tại sao lại cần có những quy tắc (lý do). Thường làm theo quy định mà không cần thắc mắc gì cả.
Không có cảm nhận về thời gian. Giỏi trong việc phân bổ, làm chủ thời gian.
Có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và cách nói khi cần bày tỏ về bản thân. Dễ dàng ghi nhớ các âm tiết và công thức toán học.
Thích được đụng chạm khi quan sát vật thể. Chỉ thích ngắm mà thôi.
Gặp khó khăn trong việc phân bổ tính chất ưu tiên khi giải quyết vấn đề, nên thường trể hạn và làm việc bốc đồng. Luôn lập kế hoạch giải quyết ngay từ khi nhận nhiệm vụ.
Thích trải nghiệm hơn là phải đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng. Luôn đọc hướng dẫn sử dung trước khi bắt đầu “táy máy”.
Thích tìm các lắng nghe xem sự vật được diễn đạt như thế nào.
Thích lắng nghe điều gì sẽ được nói đến.
Hiếm khi dùng điệu bộ khi nói chuyện.
Có khả năng sáng tạo thiên phú nhưng cần ép mình vào khuôn khổ để phát triển hơn.
Nhưng đôi khi rụt rè không tin tưởng nhiều vào khả năng sáng tạo của bản thân, cần sẵn sàng đón nhận thử thách để phát huy tiềm năng ấy.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tính toán, mọi người thông thường chỉ sử dụng 5%~10% tiềm năng của não, vì thế cha mẹ khi "khai thác" tiềm năng não trái của trẻ, đồng thời với phát triển trí tuệ, nhất định phải nhận thức đầy đủ tác dụng quan trọng của việc "khai thác" tiềm năng não phải. Muốn trẻ trở nên thông minh hơn thì phải khai thác tiềm năng não phải một cách có ý thức.
Phương pháp cụ thể
Khích lệ trẻ sử dụng tay trái nhiều
Sử dụng tay trái nhiều có nghĩa là dùng nhiều não phải. Những đứa trẻ dùng tay trái cầm kéo, gấp giấy, chơi bóng… cha mẹ không cần phải chỉnh cho trẻ chuyển sang tay phải.
Chơi nhiều trò chơi
Để trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn như: Mỹ thuật, âm nhạc, múa. Những hoạt động như âm nhạc, hội họa, múa, thể dục… đều cần sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và hình tượng, để trẻ tiếp xúc nhiều với tự nhiên và xã hội, làm phong phú hình tượng cảm tính, kích thích làm bán cầu não trở nên linh hoạt hơn.
Khích lệ trẻ tưởng tượng
Nên tạo điều kiện để trẻ được học tập trong không khí vui vẻ; giữ gìn và tôn trọng hứng thú, lòng hiếu kỳ của trẻ.
Khích lệ trẻ đặt câu hỏi
Để trẻ cảm thấy rằng, đặt câu hỏi là một hoạt động có lợi cho cả hai bên, bạn cũng có thể tự do hỏi trẻ một số câu hỏi, giống như trẻ hỏi bạn. Khi trẻ đặt câu hỏi, bạn không nên vội vã trả lời ngay, bạn có thể nói thế này: “Bây giờ chúng ta cùng thảo luận câu hỏi này nhé!”. Bạn có thể căn cứ vào câu hỏi của bé để nêu ra một số câu hỏi dễ phán đoán tương quan, lại không ngừng nêu ra những câu hỏi mang tính hướng dẫn, để trẻ khi tự mình suy nghĩ nên trả lời như thế nào và tìm ra đáp án cho câu hỏi đã nêu ra.
Ngoài ra, khi bạn trả lời câu hỏi của trẻ, phải để trẻ nghe rõ đáp án hoặc sau khi đã nghe xong câu trả lời hoàn chỉnh, lại ngắt lời bạn để nêu ra một câu hỏi khác.
Để trẻ sớm nhận biết chữ viết và tập đọc
Sớm nhận biết chữ viết và đọc chữ cái vừa có thể thúc đẩy não trái và não phải cùng phát triển, lại có thể giúp trẻ sớm có thể vận dụng chữ viết và ngôn ngữ. Không ít cha mẹ cho rằng, mỗi ngày bỏ ra một chút thời gian để xem tivi cũng có thể thu được một lượng thông tin lớn và có thể phát triển trí tuệ, lẽ nào không bằng đọc sao?
Có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cho ta thấy: Mỗi ngày trẻ xem tivi trên dưới 3 tiếng, hiệu suất đọc sách sẽ giảm đi nhiều, vì những hình màu sẽ khiến trẻ bị phân tâm. Và đưa ra đề nghị cha mẹ và trẻ mỗi ngày nên đọc 20 phút, và gọi là: 20 phút quan trọng nhất trong ngày của bạn.
Các bậc cha mẹ thông minh nên hiểu rằng: Khi trẻ bị hấp dẫn bởi những câu chuyện thiếu nhi thì cũng là khúc mở đầu thành tài của trẻ đã bắt đầu rồi.
Kiến nghị cho cha mẹ là, khích lệ trẻ đọc, khiến đọc trở thành một phần trong sinh hoạt hàng ngày, cũng tự nhiên và cần thiết như ăn cơm, đi ngủ vậy. Tạo môi trường đọc sách cho trẻ, để trẻ bất cứ lúc nào cũng có thể lấy và đọc những quyển sách mà trẻ thích.
Những ngày nghỉ, bạn nên thường xuyên đưa trẻ đến hiệu sách, giúp trẻ chọn những quyển sách phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ, có những tình tiết thú vị của cuộc sống trẻ thơ, có ý nghĩa tư tưởng tích cực; đưa trẻ đến thư viện, tham quan triển lãm sách. Hàng ngày định giờ đọc, kể chuyện hoặc thảo luận nội dung trong sách cho trẻ. Hướng dẫn trẻ giở sách có trình tự; hình thành thói quen đọc sách tốt cho trẻ. Khích lệ trẻ trong khi đọc, hãy tập cải biến câu chuyện, kể lại câu chuyện theo ý hiểu của mình.
Được rèn luyện trong lao động
Khích lệ trẻ giúp cha mẹ thu dọn bàn ăn, giá sách… đều có lợi cho sự phát triển não phải của trẻ.
Chú ý thực hiện giáo dục toàn diện cho trẻ
Chúng ta không những chú trọng phát triển cho trẻ về trí tuệ, nhận thức, mà còn chú trọng phát triển cả về tình cảm, ý chí, động cơ, hứng thú, lý tưởng của trẻ.
Tiềm năng trí tuệ của con người là kết quả hoạt động của hai bán cầu não. Vì thế, hãy chú trọng, phát triển tiềm năng não phải cho trẻ có 3 điểm tốt sau.
Một là mở rộng lượng thông tin, khiến trẻ học được nhiều hơn. Vì dung lượng thông tin hình tượng của não phải nhiều gấp vạn lần so với não trái. Hình tượng sự vật là cơ sở tích lũy tri thức của trẻ.
Thứ hai là phát triển tư duy hình tượng, giúp trẻ học thoải mái hơn. Trẻ trước 6 tuổi về cơ bản là sống trong thế giới hình tượng, dùng não phải quan sát và phân tích sự vật, việc học của trẻ phải nhờ sự giúp đỡ của hình tượng cụ thể, nếu không sẽ trở nên rất khó khăn.
Thứ ba là bồi dưỡng và phát huy tiêm năng sáng tạo, khiến trẻ thông minh hơn, giàu sức sáng tạo hơn.
Lời khuyên
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau.
Theo Paren’s link và QUÝ ANH (trích dịch từ About.com)
Sẽ còn có ngày mai
Thiệt là... có tình lắm lắm
Nên còn nhớ được đến nhau
Bởi qua bao nhiêu ngày tháng
Vườn thơ chẳng giống ngày đầu
Chẳng có gì còn như trước
Tiêu điều in dấu nắng mưa
Bước chân về qua bỡ ngỡ
Bao nhiêu sương giá đang lùa....
Cám ơn Phù Sinh nhiều lắm. Chúc em và gia đình luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc nha.
Chúc bé con luôn học giỏi và vui.
Sẽ còn có ngày mai
Chúc mừng Sinh Nhật chị Thu Phong !
(ĐH còn lười hơn cả PS nữa, vì hết nhấc chân tay lên nổi rồi ! )
thuphong (02-08-2016)
.
Cám ơn bạn Độc Hành nhiều nhiều nha, chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, mạnh khỏe và may mắn.
k có thời gian thì vào tám cho vui cũng được mà.
Sẽ còn có ngày mai
.
Nản toàn tập.
Sẽ còn có ngày mai