Trang 1 / 2 12 LastLast
Bài 1 đến 10/11

Chủ đề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

  1. #1
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Cuộc chiến Triều Tiên

    Những lời đe dọa và biện pháp trừng phạt lẫn nhau hiện nay khiến người ta lo ngại về nguy cơ tiếp diễn cuộc chiến tranh từng xảy ra cách đây 50 năm trên bán đảo Triều Tiên.

    Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Nó được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng. Trong khi đó, số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người.

    Trong phần lớn thời gian xảy ra chiến tranh, hai bên có lúc tìm cách đàm phán hòa bình. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng hơn 50 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên về danh nghĩa vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và hàng trăm binh sĩ.
    Triều Tiên
    Bán đảo Triều Tiên được chia thành hai phần bởi vĩ tuyến 38. Sơ đồ: BBC.

    Cuộc chiến Triều Tiên khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo và rộng hơn nữa là trong khu vực. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này.

    Sau cuộc chiến 1904-05, Nhật giành thế áp đảo và chính thức đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 cho đến khi Thế chiến II kết thúc.

    Chỉ 7 ngày trước khi Nhật đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, phân cách ở vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền bắc còn Mỹ quản lý miền nam.

    Liên Xô hậu thuẫn chế độ cộng sản ở miền bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Mỹ tổ chức bầu cử ở miền nam và ông Syngman Rhee đắc cử tổng thống. Quân đội hai nước rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.

    Quân đội Triều Tiên được Liên Xô huấn luyện và trang bị tốt. Họ có 135.000 binh sĩ, xe tăng và pháo. Trái lại, lực lượng Hàn Quốc chỉ có 98.000 và chỉ mang tính dân sự. Chính quyền cả hai miền đều muốn thống nhất bán đảo dưới một chế độ.

    Rạng sáng ngày 25/6/1950, khi một nửa binh sĩ Hàn Quốc nghỉ cuối tuần, Triều Tiên bất ngờ tràn quân sang bên kia vĩ tuyến 38. Mỹ liền vội vàng huy động binh sĩ ở các căn cứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc gặp khó khăn trong các cuộc đối đầu ban đầu với Triều Tiên. Cuối cùng, họ lui về cố thủ ở thành phố cảng Busan, phía đông nam bán đảo, trong khi Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tay giúp đỡ.
    Lính Hàn Quốc và Mỹ cố thủ ở Busan. Sơ đồ: BBC.
    Lính Hàn Quốc và Mỹ cố thủ ở Busan. Sơ đồ: BBC.

    HĐBA liền thông qua một nghị quyết, kêu gọi tất cả các thành viên giúp Hàn Quốc chống Triều Tiên. Quyết định này chỉ đạt được sự đồng thuận vì đại biểu của Liên Xô, chắc chắn sẽ phủ quyết, vắng mặt trong phiên họp. Ông này tẩy chay tất cả các phiên họp của HĐBA cho tới khi Trung Quốc được gia nhập LHQ.

    14 quốc gia trong đó có Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân tới bán đảo ở Đông Bắc Á. Trong số 260.000 lính được điều động, Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm ưu thế.

    Trong khi chờ viện binh, lực lượng ít ỏi ở Hàn Quốc cố gắng giữ Busan. Đường tiếp tế của Triều Tiên cũng bị kéo căng một cách nguy hiểm do tiến quân quá nhanh.

    Ở phía nam bán đảo, trước tình thế nguy ngập, chỉ huy của quân đoàn số 8 của Mỹ, tướng Walton Walker, đã lên tiếng khuấy động binh sĩ. Ông có bài phát biểu nổi tiếng "Đứng lên hoặc là chết" nhấn mạnh rằng họ sẽ không rút lui nữa. Kết quả là binh sĩ Hàn Quốc cùng 4 sư đoàn Mỹ cầm cự được khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, đây cũng là chiến dịch mà quân Mỹ gặp hao tổn về người nhiều nhất trong suốt chiến tranh liên Triều. Họ đã mua thời gian bằng máu.


    Trong khi quân đội Triều Tiên bao vây Busan, chỉ huy lực lượng LHQ - tướng Douglas MacArthur - toan tính đảo ngược tình thế chiến tranh. Ngày 15/9/1950, ông phát động một chiến dịch mạo hiểm nhằm vào thành phố cảng Inchon ở phía tây. Mục đích là cắt đứt đường hậu cần và liên lạc của Triều Tiên, khiến họ bị mắc kẹt giữa Inchon và Busan.

    Kế hoạch này được cho là mạo hiểm vì binh sĩ sẽ phải vượt qua những đợt thủy triều khó lường ở ngoài khơi và đập ngăn nước cao tới 4 m, sau đó sẽ phải đối mặt với pháo đài kiên cố ở Inchon vì nơi này đã bị Triều Tiên chiếm giữ. Tuy nhiên, tiểu đoàn của MacArthur đánh bại những đợt kháng cự và không gặp đòn phản công nào.

    Cùng lúc đó, quân đoàn số 8 của Mỹ làm chủ Busan. Binh sĩ Triều Tiên bắt đầu lui quân. Đến ngày 25/9, lực lượng đồng minh đã giành lại Seoul.

    Đồng minh đáng lẽ dừng lại ở vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Harry Truman muốn thống nhất bán đảo dưới một chính phủ ủng hộ phương Tây. Tướng MacArthur liền ra lệnh binh sĩ đuổi theo quân Triều Tiên qua biên giới. Tuy nhiên, Truman vì lo ngại chiến tranh mở rộng yêu cầu MacArthur không được xâm phạm Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cảnh báo sẽ tham chiến nếu như đồng minh tràn sang Triều Tiên.

    Hôm 15/10, tại đảo Wake Island ở Thái Bình Dương, tướng MacArthur và Tổng thống Truman cùng bàn bạc tương lai chiến tranh. MacArthur tỏ ra tự tin vào thành công sớm trong chiến dịch Triều Tiên và không e ngại việc Trung Quốc can thiệp.

    Chỉ 10 ngày sau, quân đội Trung Quốc tiến hành một đợt tấn công đầu tiên nhằm vào đồng minh. Sau đó tướng MacArthur ra lệnh tiến hành chiến dịch dứt khoát ngày 24/11, đưa binh sĩ dấn sâu tới tận sông Yalu, nơi đánh dấu biên giới giữa Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc. Ông lạc quan hy vọng rằng bước đi này sẽ giúp kết thúc chiến tranh và cho phép binh sĩ “về nhà trước Giáng sinh”. Tuy nhiên, nó lại khiến đảo ngược tình thế. Hôm sau, khoảng 180.000 "quân tình nguyện" Trung Quốc tấn công đáp trả.

    Quá choáng váng, MacArthur thốt lên: “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến hoàn toàn mới”.

    Ông muối mặt ra lệnh rút quân trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ, đưa binh sĩ về sau vĩ tuyến 38 trước thời điểm cuối năm.

    Khi binh sĩ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mới, lực lượng đồng minh buộc phải rút lui tới phía nam Seoul vào tháng 1/1951. Tại đây, nhờ vị thế sân nhà, binh sĩ LHQ phòng vệ tốt hơn. Sau vài tháng chiến đấu, khu vực vĩ tuyến 38 bình ổn trở lại.

    Tổng thống Truman lúc này tuyên bố LHQ sẵn lòng ký hiệp ước đình chiến. Tuy nhiên, tướng MacArthur không muốn nhượng bộ. Ông công khai quan điểm mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và qua mặt tổng thống, đệ trình ý kiến lên quốc hội.

    Truman sa thải tướng MacArthur vì bất tuân vào tháng 4/1951. MacArthur được thay thế bởi tướng Matthew Ridway. Ông này từng thay vị trí chỉ huy quân đoàn số 8 của Mỹ ở Hàn Quốc - tướng Walton Walker - sau khi ông chết vì tai nạn xe hơi.
    Sơ đồ: BBC.
    Bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh. Sơ đồ: BBC.
    Các cuộc đàm phán về ngừng bắn bắt đầu vào ngày 10/7/1951. Tuy nhiên, tiến trình này liên tục gặp bế tắc vì những vấn đề như trao đổi tù nhân hay vị trí của ranh giới tạm thời. Hai bên cuối cùng cũng ký thỏa ước đình chiến song vì những tác động từ bên ngoài.

    Tháng giêng năm 1953, Dwight Eisenhower, vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này. Tháng 3/1953, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin qua đời.

    Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi "hòa bình được thiết lập lại".

    Việc đó chưa bao giờ xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, biên giới Triều Tiên vẫn là một điểm nóng.

  2. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tazang's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.677
    Thanks
    1.108
    Thanked 2.452 Times in 528 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Theo bạn tình hình căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên sẽ dẫn đến đâu?
    Xung đột quân sự 49.6% 5,147 phiếu
    Các lệnh trừng phạt 32.2% 3,339 phiếu
    Sớm trở lại bình thường 18.2% 1,893 phiếu
    Tổng cộng: 10,379 phiếu
    ( VNexpress today )
    "Người vá trời lấp bể - Kẻ đắp lũy xây thành
    Ta chỉ là chiếc lá - Việc của mình là xanh
    "

  3. #3
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Trích dẫn Trích dẫn của Tazang Xem bài viết
    Theo bạn tình hình căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên sẽ dẫn đến đâu?
    Xung đột quân sự 49.6% 5,147 phiếu
    Các lệnh trừng phạt 32.2% 3,339 phiếu
    Sớm trở lại bình thường 18.2% 1,893 phiếu
    Tổng cộng: 10,379 phiếu
    ( VNexpress today )
    Sớm trở lại bình thường thì không hợp lý. Choảng nhau thì khó xảy ra. Chọn phương án 2.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  4. #4
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tazang's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.677
    Thanks
    1.108
    Thanked 2.452 Times in 528 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Trích dẫn Trích dẫn của kehotro Xem bài viết
    Sớm trở lại bình thường thì không hợp lý. Choảng nhau thì khó xảy ra. Chọn phương án 2.
    Anh Bắc Hàn là " Chí Phèo" của anh Tung Của nên Tz chon phương án 1,5 tức là xung đột tí ti + cấm vận căng thẳng tí tí để anh Tung Của tiếp tục duy trì cái sân sau Bắc Hàn VS anh Mẽo và Nhật bổn
    "Người vá trời lấp bể - Kẻ đắp lũy xây thành
    Ta chỉ là chiếc lá - Việc của mình là xanh
    "

  5. #5
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Nga xem xét bằng chứng vụ chìm tàu Hàn Quốc

    Seoul hôm qua chia sẻ với Nga bằng chứng cho thấy Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân của họ và tuyên bố sẽ cho các blogger và thành viên mạng Twitter tham quan xác tàu đắm.
    South Korean Army vehicles cross a river during a military exercise in Hwacheon, 90 km northeast of Seoul, on May 31, 2010
    Xe của quân đội Hàn Quốc vượt qua cầu phao trong buổi diễn tập quân sự hôm qua tại Hwacheon, cách Seoul 90 km về phía đông bắc. Ảnh: AFP.

    Đoàn của Nga, bao gồm các chuyên gia ngư lôi và tàu ngầm, đến Hàn Quốc hôm qua và đã dự một cuộc diễn thuyết về kết quả điều tra vụ tàu chìm do nhóm các chuyên gia quốc tế tiến hành. Đại diện của Nga sẽ còn xem xét xác tàu Cheonan và thăm địa điểm tàu chìm trước khi hoàn thành báo cáo vào 7/6.

    "Chúng tôi đã cử các chuyên gia để tìm ra chính xác chuyện gì đã xảy ra, ai là người đã thực hiện vụ việc và ai phải chịu trách nhiệm", Konstantin Vnukov, đại sứ Nga tại Hàn Quốc, phát biểu.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Young-sun bày tỏ hy vọng chuyên gia của hai bên sẽ trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn và sâu sắc về kết quả điều tra.

    Hàn Quốc đang vận động Liên Hợp Quốc có hành động trừng phạt đối với Triều Tiên. Giành được sự ủng hộ của Nga được xem là rất quan trọng vì Matxcơva nắm quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an. Matxcơva đồng thời cũng là một đồng minh truyền thống của Bình Nhưỡng.

    Theo AP, nếu Nga tán thành kết quả điều tra, đó sẽ là chìa khóa để thúc đẩy Trung Quốc ủng hộ một lệnh cấm vận với Triều Tiên. Bắc Kinh vẫn từ chối chỉ trích Triều Tiên và kêu gọi các bên kiềm chế vì hòa bình, an ninh khu vực.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho hay bộ sẽ mời 70 thành viên của mạng Twitter, những blogger nổi tiếng và sinh viên đại học đến chứng kiến tận mắt xác tàu Cheonan. Đây sẽ là lần đầu tiên dân thường được cho phép xem xét phần còn lại của con tàu trọng tải 1.200 tấn.

    Cũng hôm qua, Hàn Quốc tiến hành tập trận quân sự với tình huống giả định chống lại một cuộc tấn công từ phía Triều Tiên dọc bờ sông giữa biên giới hai nước. Hàng nghìn binh sĩ Hàn Quốc tham gia cùng 50 xe tăng, xe bọc thép với sự yểm trợ của trực thăng và súng phóng lựu. Đây là cuộc tập trận lớn nhất của Hàn Quốc kể từ khi căng thẳng bùng lên giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

    Tàu Cheonan của Hàn Quốc chìm hôm 26/3 gần vùng biển tranh chấp với Triều Tiên, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul sau đó đã công bố báo cáo của Ủy ban điều tra quốc tế kết luận thủ phạm làm tàu vỡ đôi là một chiếc ngư lôi phóng ra từ tàu ngầm của Bình Nhưỡng.


    @ tềnh hềnh có vẻ ngày một nóng lên!

  6. #6
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Hàn Quốc săn kẻ tung tin đồn chiến tranh

    Xác tàu Cheonan nằm trên cầu cảng. Ảnh: MSN.

    Cảnh sát Seoul đang truy tìm người tung tin nghi ngờ kết luận của ủy ban quốc tế điều tra vụ chìm tàu Cheonan và nói chiến tranh đang đến gần.
    > Tướng Triều Tiên: 'Chiến tranh đang đến gần'

    Cảnh sát quận Nowon ở phía đông nam Seoul cho biết hàng chục tờ rơi được phát đi, trong đó kêu gọi điều tra lại vụ tàu chìm và yêu cầu giới chức cung cấp các bằng chứng quan trọng chứng tỏ sự thật, nhật báo JoongAng cho hay.

    Kể từ khi nhóm điều tra nói trên khẳng định ngư lôi Triều Tiên đánh chìm chiến hạm Cheonan, giới chức Hàn Quốc phải nỗ lực dập tắt những lời đồn thổi cho rằng Seoul dàn dựng vụ tai nạn và bắt nhiều người vì nghi ngờ họ tung tin thất thiệt.

    Cảnh sát Seoul cũng đang tìm người tung tin nhắn trên Internet rằng Hàn Quốc chuẩn bị tấn công Triều Tiên trong ngày một ngày hai để trả đũa vụ tàu chìm. Thông điệp có tiêu đề "Chiến tranh ngày mai hay ngày kia" được tung lên một trang xã hội hôm 26/5, trong đó cho biết Tổng thống Lee Myung-bak nói với Thủ tướng Chung Un-chan và các thành viên chủ chốt trong đảng Đại dân tộc rằng cần tấn công Triều Tiên. Tin đồn này sau đó được nhiều trang xã hội đăng lại.

    Giới chức Hàn Quốc tuyên bố những người đăng tin đồn nhảm có thể bị kết án 5 năm tù và phạt 42.000 USD. Để làm dịu sự nghi ngờ của công chúng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ cho phép một nhóm blogger và người dùng trang xã hội Twitter thăm xác tàu Cheonan vào ngày 8/6.

    Tàu Cheonan của Hàn Quốc chìm hôm 26/3 gần vùng biển tranh chấp với Triều Tiên, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Ủy ban điều tra quốc tế kết luận ngư lôi phóng ra từ tàu ngầm của Bình Nhưỡng đã làm chiến hạm này vỡ đôi rồi chìm.

  7. #7
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    828
    Thanks
    4.832
    Thanked 2.769 Times in 576 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Thủ tướng Trung Quốc không đồng ý trừng phạt Bắc Hàn

    SEOGWIPO, Nam Hàn (AP) - Thủ tướng Trung Quốc hôm Chủ Nhật bày tỏ sự không đồng ý về đề nghị có biện pháp của Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt đồng minh Bắc Hàn của mình về việc quốc gia này bắn chìm tàu Nam Hàn, từ chối không cùng các quốc gia khác lên án Bình Nhưỡng (Pyongyang).


    Từ trái: thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama, tổng thống Nam Hàn Lee Myung-Bak và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. (Hình:AFP)
    Tay bắt, miệng cười nhưng vẫn say no

    Thủ Tướng Ôn Gia Bảo hôm Chủ Nhật cho hay sự căng thẳng hiện nay giữa hai quốc gia Bắc và Nam Hàn cần phải được nhanh chóng giải tỏa. Ông lên tiếng vào cuối cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức tại Nam Hàn, nơi ông được sự chú ý của nhiều người để xem Bắc Kinh có hành động cứng rắn gì với Bắc Hàn hay không. Chính quyền Bình Nhưỡng bị cáo buộc là đã ra lệnh bắn ngư lôi vào chiến hạm Cheonan của Nam Hàn khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

    Sự ủng hộ của Trung Quốc là điều kiện cần thiết cho mọi nỗ lực nhằm trừng phạt Bắc Hàn ở Liên Hiệp Quốc vì Bắc Kinh có quyền phủ quyết ở Hội Ðồng Bảo An.

    Bắc Hàn cho đến nay vẫn luôn chối là không can dự vào vụ tấn công này, và hôm Chủ Nhật đã tổ chức cuộc biểu tình chống Hoa Kỳ và Nam Hàn của hàng chục ngàn người ở công trường chính tại thủ đô Bình Nhưỡng.

    Ðám đông đưa nắm đấm lên trời, hô các khẩu hiệu đả đảo Nam Hàn, mang theo hình ảnh của lãnh tụ Kim Chính Nhật, theo hình ảnh do hãng thông tấn APTN thu được ở Bắc Hàn.

    Trong buổi họp báo vào cuối cuộc họp thượng đỉnh, Ôn Gia Bảo không cho thấy chỉ dấu là Bắc Kinh ủng hộ dự định của Nam Hàn là đưa Bắc Hàn ra trước Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bị trừng phạt hay lên án.

    Yang Moo-jin, một giáo sư đại học tại Seoul, cho hay ông không nghĩ rằng Liên Hiệp Quốc sẽ đồng ý thảo luận về vụ Cheonan.

    Tổng Thống Nam Hàn Lee Myung-bak cho hay ba nhà lãnh đạo Nam Hàn, Nhật và Trung Quốc đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận về vụ chìm chiến hạm Nam Hàn.

    Thủ tướng Nhật, ông Yukio Hatoyama, nói thêm rằng cả ba quốc gia “có cùng quan điểm rằng việc bắn chìm tàu là một vấn đề quan trọng cho hòa bình và ổn định tại vùng Ðông Bắc Á Châu.” (V.Giang - báo NV)

    Không ai ngạc nhiên về chuyện này. Rốt cuộc thì mấy ảnh chỉ đánh đòn gió cho vui chứ chẳng anh nào dại mà làm thiệt.

  8. #8
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Hàn Quốc chính thức đưa Triều Tiên ra trước Hội đồng Bảo an

    Bài viết cập nhật lúc: 07:43 ngày 05/06/2010
    Hàn Quốc hôm qua đã chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên vì vụ chìm tàu chiến Cheonan mà Seoul nói là bị tàu ngầm của Triều Tiên tấn công, bất chấp đe dọa trả đũa từ phía Bình Nhưỡng.

    Quyết định này được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak loan báo ngày hôm qua, trong chuyến công du Singapore để tham dự diễn đàn thường niên các Bộ trưởng Quốc phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương mang tên “Đối thoại Shangri-La 2010”.


    Triều Tiên đã mạnh mẽ phủ nhận sự can dự tới vụ tấn công tàu Cheonan, vốn đã làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Chỉ vài giờ trước khi ông Lee phát biểu, Bình Nhưỡng đã đe dọa thực hiện “sự trả đũa cứng rắn nhất” nếu Seoul đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Ông Lee Myung-bak đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn an ninh khu vực, trong đó ông nói: “Hôm nay, chính phủ Hàn Quốc đã mang vụ Triều Tiên tấn công tàu Cheonan lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

    Đây là bước đi mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Seoul trong việc đòi hỏi trừng phạt Triều Tiên.

    Trong bài diễn văn gửi tới cử tọa là các quan chức quốc phòng cao cấp nhất của khu vực và giới nghiên cứu chủ đề an ninh tại Singapore, Tổng thống Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên tấn công Hàn Quốc “hết lần này đến lần khác, lần nào chúng tôi cũng kiên nhẫn và kiềm chế vì hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên”. Ông Lee tuyên bố nếu làm như vậy thêm lần nữa thì sẽ là “tự lừa mị, vì Triều Tiên sẽ lại tiếp tục tấn công các nước khác”.

    Cho dù hai bên có quá trình xung đột lâu năm, chưa bao giờ Hàn Quốc đưa Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an, có lẽ vì ý muốn dàn xếp trong nội bộ bán đảo Triều Tiên.

    Hiện còn chưa rõ kết quả của yêu cầu trừng phạt mới này sẽ như thế nào vì quyết định trừng phạt sẽ phụ thuộc nhiều vào việc Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên và là nước có quyền phủ quyết, có ủng hộ việc này hay không.

    Hoãn tập trận

    Trong khi đó, phía Mỹ và Hàn Quốc hôm qua xác nhận cuộc tập trận chung chống tàu ngầm giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ bị hoãn lại.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, hiện cũng có mặt tại Singapore, cho biết cuộc diễn tập này “sẽ bị hoãn để Seoul có thời gian tìm kiếm ủng hộ ngoại giao tại Hội đồng Bảo an.”

    ”Tôi cho rằng chuyện này sẽ có nhiều hậu quả và có thể các bên muốn thấy điều gì sẽ có thể thực hiện được tại Liên Hợp Quốc rồi mới cân nhắc các bước tiếp theo”, ông nói với báo giới. Mỹ đã bày tỏ ủng hộ Hàn Quốc trong vụ này và là nước nhanh chóng lên án việc đắm tàu Cheonan.

    Vẫn theo ông Gates, Mỹ và Hàn Quốc có thể cùng nhau tiến hành một số cuộc tập trận bổ sung, để đáp trả vụ Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm chiến hạm Cheonan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không có kế hoạch đưa các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tham gia vào tất cả những cuộc tập trận này.

    Cùng ngày, phát biểu bên lề hội nghị an ninh ở Singapore, Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard cho hay ông không thấy có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang lên kế hoạch “khiêu chiến” hay tấn công miền Nam hay chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân.
    Việt Hà

  9. #9
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Trích dẫn Trích dẫn của Tazang Xem bài viết
    Anh Bắc Hàn là " Chí Phèo" của anh Tung Của nên Tz chon phương án 1,5 tức là xung đột tí ti + cấm vận căng thẳng tí tí để anh Tung Của tiếp tục duy trì cái sân sau Bắc Hàn VS anh Mẽo và Nhật bổn
    Ku Bắc Hàn hiếu chiến lắm. Đơn giản vì Ku nghèo quá, ứ có gì để mất. Không cẩn thận là Ku lăn ra ăn vạ như chơi. Rồi rình người ta sơ hở đánh trộm một nhát, người ta cảnh cáo thì lu loa lên thách đánh nhau.
    Một dân tộc dã man có thể chiến thắng một dân tộc văn minh. Điều này đã từng xảy ra trong lịch sử. Nhưng bây giờ thì khó vì còn cộng đồng quốc tế.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  10. #10
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Chuyên đề bán đảo Triều Tiên

    Trích dẫn Trích dẫn của kehotro Xem bài viết
    Sớm trở lại bình thường thì không hợp lý. Choảng nhau thì khó xảy ra. Chọn phương án 2.
    Hễ choảng nhau thì cho kehotro làm quân tình nguyện VN giúp Triều Tiên
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

Trang 1 / 2 12 LastLast

Chủ đề tương tự

  1. Chuyên gia xếp đồ
    By onesieuthi in forum Clip Vui nhộn
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-10-2010, 10:42 AM
  2. Chuyên đề đường sắt cao tốc
    By hahaha in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 02-06-2010, 07:53 AM
  3. Chính chuyên hay lẳng lơ?
    By Nhudadauyeu in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 5
    Bài cuối: 13-01-2010, 11:03 PM
  4. Câu chuyện đàn ếch
    By Nhudadauyeu in forum Truyện Ngắn
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 14-10-2009, 11:00 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •