Bài 1 đến 10/1482

Chủ đề: Câu Lạc Bộ Bia Hơi

Hybrid View

  1. #1
    Member PhotobucketPhotobucket monkeybuon's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2011
    Bài viết
    50
    Thanks
    0
    Thanked 112 Times in 35 Posts

    Default Re: Ðề: Câu Lạc Bộ Bia Hơi Hà Nội

    ( Tiếp theo)

    Bia hơi xịn có phải là chuyện phiếm? (Kỳ 2)
    Ngoài chuyện kiếm bia hơi Hà Nội xịn khó như tìm trứng khủng long nên phải "sống chung" với bia "đểu" thì dân nghiền bia còn có nguy cơ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như: bệnh tiêu hóa, tim mạch, cao huyết áp, tai nạn giao thông...
    Ngoài ra còn có một số căn "bệnh" khá đặc biệt khác như bệnh nói nhiều, bệnh "ăn cắp" thời gian công sở, rồi bệnh "viêm màng túi"... Biết vậy, nhưng từ bỏ một thói quen còn không dễ nói gì đến chuyện "cai bia" khi đã nghiện. Thế mới biết, làm gì cũng cần có văn hóa, kể cả văn hóa uống bia. Cần biết lượng sức, đừng tự hào về "bia... lượng" của mình vì uống nhiều bia chỉ làm vòng đời ngắn lại...
    Mua đắt, bán rẻ
    Vào thời điểm hiện tại, sau nhiều lần tăng công suất thì nhà máy bia Hà Nội cũng chỉ sản xuất được 100 triệu lít /1 năm, kể cả bia tươi, bia hơi và bia chai. Theo chúng tôi được biết, riêng bia hơi, mỗi năm nhà máy bia Hà Nội bán ra thị trường khoảng 30 triệu lít, chủ yếu qua các đại lý có sổ bia.
    Trước kia việc có sổ bia (sổ để mua bia có hạn chế thời gian và số lượng bia) cực kỳ khó khăn, hầu hết phải có quan hệ "thâm giao" với cán bộ nhà máy. Sau nhiều lần tăng công suất và nhất là việc tràn ngập bia cỏ (dùng để pha lẫn với bia hơi Hà Nội, gián tiếp nâng sản lượng bia trên thị trường) nên hai năm trở lại đây bia hơi không còn khan hiếm như trước.
    Theo một cán bộ công ty bia Hà Nội, chỉ cần có tư cách pháp nhân là sẽ được xem xét để cấp sổ bia. Tuy nhiên, bà chủ một đại lý bia Hà Nội trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: "Không dễ như vậy đâu. Không tin anh cứ thử".
    Với con số trên 30 triệu lít bai hơi một năm thì dân nghiện bia hơi chắc cũng đoán được thường ngày mình vẫn "nốc" vào miệng thứ nước "tả pí lù". Riêng Hà Nội có khoảng hơn 1.000 quán bia hơi lớn nhỏ, những quán lớn có thương hiệu mỗi ngày bán 40-50 bom bia loại 50 lít. Nhẩm tính, mỗi năm Hà Nội xài hết khoảng hơn 100 triệu lít bia, lớn hơn tổng công suất Cty bia Hà Nội.
    Tại cổng Cty bia Hà Nội, bắt đầu từ 6h sáng, không khí ở đây khá tấp nập bởi các loại ô tô, xe máy đến nhận bia. Chúng tôi nhận được khá nhiều lời chào giá khác nhau, thấp nhất trên 600 ngàn đồng/bom, cao nhất là 950 ngàn đồng/bom. Đây là con số khiến dân nghiền bia giật mình, muốn uống bia hơi Hà Nội xịn phải móc túi 10 ngàn đồng/cốc thay vì 5 - 6 ngàn đồng/ cốc như các cửa hàng đang bán và cam kết bia xịn 100%.
    Anh bạn tôi mỉa mai: "Các ông, bà chủ quán bia hơi thật là "tốt bụng". Họ mua 10.000 đồng/ cốc nhưng bán kiểu "tình thương mến thương" có 6.000 đồng/ cốc". Quệt bọt bia trên mép, anh Hoan, nhà ở Giảng Võ, "đệ tử" ruột của bia hơi Hà Nội nói bất cần: "Các bố cứ quan tâm bia xịn bia đểu làm gì cho mệt. Không có cái "nước đểu" này là khối kẻ chết... thèm đấy. Kệ nó, đã thấy ai uống bia đểu chết đâu, cùng lắm là đi cấp cứu"(?!).
    Theo thống kê, hiện Hà Nội có khoảng trên 100 cơ sở, nhà máy sản xuất bia hơi, mỗi ngày bán ra thị trường khoảng gần 60.000 lít bia cỏ. Số lượng sản xuất khổng lồ. Nhưng quanh Hà Nội gần như không một cửa hàng nào treo biển bán các loại bia này (chỉ có bia Việt Hà, Việt Pháp...). Câu hỏi được đặt ra là: Bia cỏ được bán ở đâu (giá từ 2.000 đến 3.000 đồng/cốc)? Anh Đỗ Văn Thủy đang hành nghề chở bia cho một số cơ sở bia ở Thanh Trì cho biết, ngoài một số cửa hàng nhỏ ở ngoại ô mua loại bia này, còn có khá nhiều "đại gia" bán bia hơi ở Hà Nội cũng là "khách quen".
    "Gắn bó" với vỉa hè
    Lãnh địa của bia hơi Hà Nội phải kể đến các phố: Tăng Bạt Hổ, Hoàng Hoa Thám, Giảng Võ, Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Cừ... Ở những khu vực này, vào buổi chiều các ông, bà chủ đã biến vỉa hè nhà nước thành nơi bán hàng để kiếm lời. Người dân Hà Nội cũng chả lạ gì cảnh mấy bà bán rau, mấy chị bán cơm nắm muối vừng bị công an, bảo vệ đuổi te tua, sát ngay những bàn bia hơi chếch ếch chiếm hết lối đi.
    Ngay ở một số khu vực tuyến phố văn minh thì các chủ quán bia vẫn xin được những bãi để xe rất lý tưởng cho "thượng đế". Nghịch cảnh này khiến nhiều người chua chát nói: "Khách uống bia say, một số người có trách nhiệm cũng... say (không phải vì bia) nên vỉa hè, lòng đường để mặc cho các quán bia, tự tung, tự tác. Vỉa hè dành cho người đi bộ bị "mất" đã đành, ngay lòng đường cũng được các chủ quán bia "tranh thủ". Nếu ai đó cần "chiêm ngưỡng" xin mời đến phố Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Công Trứ vào lúc chiều tối.
    Lợi nhuận khổng lồ từ bàn bia, đồ nhậu đã khiến không ít chủ quán bia hơi Hà Nội trở thành những đại gia thực sự, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, sự phức tạp tại những quán bia hơi như đánh nhau, bán thực phẩm và bia kém chất lượng, đặc biệt là chiếm dụng vỉa hè gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đã đến lúc báo động.
    Một chủ quán bia nói: "Nghề này không có vỉa hè thì bọn em treo niêu. Được cái các anh ấy (những người có trách nhiệm quản lý trật tự đô thị - PV) cũng thông cảm "bơ'' đi. Khổ lắm, ra đường kiếm sống là trăm thứ phải lo, phải quan hệ...".
    Chị H. bán nước trước tòa nhà VCCL nhăn nhó: "Bọn em ngồi bán mấy chén nước sát góc vườn hoa mà vẫn liên tục bị thu bàn ghế, ấm chén, còn xe và bàn ghế của quán bia hơi chật cứng vỉa hè vẫn bình yên như có phép màu". Đúng là mạnh vì gạo bao vì tiền. Chiếm dụng vỉa hè là căn bệnh kinh niên của các quán bia hơi nhưng lý do tại sao họ có thể tồn tại vẫn là câu hỏi còn để ngỏ đối với các cơ quan chức năng...
    Đoán màu cho chậu nước rửa cốc
    Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.Hà Nội, ngoài 2 loại bia Hà Nội và Việt Hà, chỉ có 86 trong số hàng trăm cơ sở sản xuất bia tư nhân là có đăng ký chất lượng với trung tâm. Những cơ sở này, hầu hết nhà xưởng, thiết bị... đều không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Công nghệ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm "truyền miệng" công nhân chỉ được hướng dẫn sơ sài.
    Tại một cơ sở sản xuất bia hơi trên đường Thụy Khê, khi đoàn kiểm tra đến chỉ thấy toàn "bom" rỗng nằm ngổn ngang trên nền nhà ướt át bẩn thỉu, ruồi nhặng đậu... vô tư. Một công nhân tiết lộ: "Bọn em còn chẳng có thời gian rửa "bom", cứ tiếp bơm bia vào rồi bán mà chẳng ai kêu". Một chị hàng nước cho biết: "Bia này chỉ để pha với bia Hà Nội chứ chẳng có ai uống".
    Việc pha bia Hà Nội với bia cỏ rất nguy hiểm vì nguy cơ sẽ mắc bệnh tiêu hoá và thần kinh. Kết quả kiểm tra mới đây cho thấy: Chỉ có 75/141 cơ sở sản xuất bia hơi tại Hà Nội đạt yêu cầu vệ sinh nhà xưởng. Tại nhiều xưởng, sự ô nhiễm đã vượt mức cho phép từ 30 - 50 lần.
    Nhiều cơ sở chật chội, không được đầu tư nâng cấp. Có 37 xưởng không đạt vệ sinh ngoại cảnh và môi trường, 46 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh dụng cụ, 43 cơ sở kém vệ sinh cá nhân, còn 11 xưởng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Hầu hết các xưởng tư nhân chỉ ủ bia 4 đến 5 ngày, trong khi quy trình "xịn" phải mất 15 đến 20 ngày. Vào những đợt nắng nóng, tiêu thụ mạnh, có nơi chỉ ủ 1 đến 2 ngày, để tiết kiệm, hầu như xưởng bia tư nhân đều dùng nước giếng khoan có nhiều tạp chất gây hại còn men bia thì bị bớt xén đến mức tối đa. Do ủ chưa chín nên hàm lượng cồn cao, dễ gây đau đầu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, sơ gan.
    Anh Dũng, nhà phố hàng Thiếc, Hoàn Kiếm - đã từng kinh doanh ăn uống nói: "Chuyện vệ sinh ở các quán ăn là khó khăn vì lượng khách đông, đội ngũ phục vụ là các cháu nhỏ ở quê lên, rất luộm thuộm. Ông có thương thân mình thì đừng ăn cơm quán vỉa hè, đặc biệt là tránh xa đồ ăn các quán bia. Khu vực chế biến của họ luôn phải "chung đụng" đủ loại từ bia thừa, đồ ăn thừa, bát đĩa bẩn nên không tránh khỏi ô nhiễm".
    Theo quan sát của chúng tôi, khâu rửa cốc chén, bát đĩa của các quán bia hơi rất "siêu tốc" (vì số lượng quá nhiều): Nhúng vào chậu nước không thể nói là màu gì rồi... úp. Không ít cốc, bát đã qua miệng những bệnh nhân lao, viêm gan B nghiện bia rồi lây truyền sang người khác.
    Khâu xử lý đồ ăn thừa còn khủng khiếp hơn, khi mọi thứ đều đắt đỏ lại muốn thu lời tối đa nên hầu hết các chủ quán bia đã sử dụng chiêu tàu quay. Thế nên, từng có chuyện khách hàng tấn công chủ quán vì gọi 1 con gà có hơn 1 cái đầu trên đĩa tại quán bia ở đường Nguyễn Trãi.
    Theo tin tức từ Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, tại các cửa hàng bia hơi ở Hà Nội có đến 80% cốc và bia nhiễm E.coli (loại vi khuẩn có nhiều trong phân người và động vật). Đây là loại nguy hiểm gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường ruột đặc biệt là tiêu chảy cấp...
    Tạo những anh hùng xa lộ
    Cục y tế dự phòng (Bộ y tế) cho biết, giảm rượu bia giúp giảm 2-60% nguy cơ tai nạn giao thông. Hiện tại có tới 6% tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia và 34% nạn nhân (là người điều khiển phương tiện) có uống rượu bia trước khi tử vong.
    Theo y học: "Ngay khi chỉ uống một lượng bia vừa phải (0,2 phần ngàn) cồn trong máu tương đương với 1,3 lít bia hoặc 100ml rượu vang". Tuỳ theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50g cồn hàng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống 1 ly bia. Trong một cơn say rượu, con số tế bào não chết đi có thể lên đến tới 10.000.000.
    Mỗi năm số người chết vì tai nạn giao thông do sử dụng bia, rượu đã lên tới con số hàng ngàn. Nhiều nạn nhân sau những phút "thăng hoa" vì hơi men đã nằm liệt trên giường bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho gia đình và xã hội.
    Ngày 6/5/2008, Nguyễn Huy H. Giám đốc công ty thiết kế Việt Hoàng đã bị tai nạn giao thông tại Vĩnh Yên sau khi ký một hợp đồng kinh tế nhiều tỷ đồng, đáng tiếc là sau bản hợp đồng lại là một cốc bia theo thông lệ, trên đường về anh đã lao thẳng xe máy vào ô tô ngược chiều và sống thực vật từ đó đến nay.
    Anh Hoà, người ngồi sau may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần tâm sự: "Thật kinh khủng, tôi không thể quên giây phút định mệnh ấy. Tôi đã muốn cầm lái nhưng anh H. nói: Yên tâm đi, anh càng uống tay lái càng lụa. Và hậu quả đau đớn xảy ra, từ đó đến nay tôi không đụng đến 1 giọt bia. Tôi hy vọng nỗi đau của chúng tôi là bài học cho người khác khi ngồi sau tay lái...".
    Lợi ích từ bia với phụ nữ tuổi trung niên
    Người ta thường nói uống quá nhiều bia sẽ không tốt, nhưng nếu uống bia với một lượng vừa phải thì bia là loại đồ uống rất tốt cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên.
    Dù ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào thì bia cũng là loại đồ uống được ưa thích nhất. Tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều loại bia khác nhau như bia Tiệp, bia Đức…..
    Cứ tầm chiều sau mỗi giờ tan sở, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự đông đúc của những hàng bia tại Hà Nội. Ai cũng bảo, uống bia nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe. Nhưng đối với những người phụ nữ có tuổi thì uống một lượng bia vừa phải lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh liên quan tới tim mạch.
    Trong bia chứa những phân tử có tác dụng giữ lại can-xi và khoáng chất ở trong xương. Theo một nghiên cứu gần đây, những chất chống oxy hóa trong bia đen giúp ngăn ngừa quá trình co thắt mạch, điều này giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
    Đặc biệt đối với phụ nữ tuổi mãn kinh thì loại đồ uống này giúp làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, và tăng hoạt tính của PON - enzyme giúp bảo vệ tim khỏi bệnh mạch vành.
    Không chỉ thế, bia còn có rất nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe như chữa bệnh cảm lạnh và đau họng, một ly bia nhỏ được hâm nóng lên pha với chút mật ong sẽ trở nên có ích nếu bạn uống nó trước khi đi ngủ.
    Loại hỗn hợp này giúp bảo vệ họng và giữ ấm cơ thể chữa khỏi bệnh cảm lạnh. Vì thế, mỗi khi bị cảm, bạn hãy nhớ làm theo cách trên nhé.
    Ngoài ra, nếu bạn mất ngủ, hãy uống bia vì trong bia có chứa một số chất giúp giảm thiểu stress, tránh căng thẳng và trầm cảm. Nhớ thế mà bạn ngủ ngon hơn.
    Đối với những người bị bệnh đau dạ dày thì bia giúp bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn. Một chút bia uống lúc đói sẽ giúp bạn dễ chịu. Đặc biệt, bia còn giúp phân giải các chất béo trong cơ thể nữa.
    Lợi ích từ bia thì rất lớn, nhưng bạn cũng đừng vì thế mà uống quá nhiều, nếu uống quá liều lượng thì bia sẽ có tác dụng ngược lại đấy. Đối với phụ nữ có tuổi thì tốt nhất là một ngày chỉ nên uống một cốc là đủ.

  2. #2
    Member PhotobucketPhotobucket monkeybuon's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2011
    Bài viết
    50
    Thanks
    0
    Thanked 112 Times in 35 Posts

    Default Re: Ðề: Câu Lạc Bộ Bia Hơi Hà Nội

    Những điều kiêng kỵ khi uống bia

    Bên cốc bia người ta có thể bàn bạc công việc một cách thân tình và thoải mái cũng như vơi đi những phiền muộn của cuộc sống. Nhưng đối với sức khỏe, bia cũng có mặt lợi và không lợi.
    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít. Tốt nhất nên giới hạn ít nhất là 2 ngày một tuần không uống rượu, bia. Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Không nên uống bia khi:
    Ăn hải sản:
    Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut…
    Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.
    Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.
    Đang trong thời gian uống thuốc:
    Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
    Đang uống rượu:
    Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.

    Những bệnh cần kiêng bia
    Bệnh tim mạch: Tuy người bị bệnh tim không phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối, nhưng cần uống có chừng mực và luôn xin lời khuyên của bác sĩ. Nhưng nếu bạn mắc bệnh cơ tim do rượu, thì bạn phải kiêng rượu bia hoàn toàn.
    Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thức uống có cồn rất dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc đang chích Insulin nếu dùng bia rất dễ gây phản ứng phụ.
    Người mắc bệnh tiểu đường có đi kèm bệnh gan, bệnh gút, bệnh mắt, bệnh thận, bệnh tim tuyệt đối không dùng rượu, bia.
    Bị kết sỏi ở niệu đạo: Trong quy trình sản xuất bia, quá trình lên men mạch nha làm xuất hiện nhiều chất tạo sỏi, do đó nếu uống bia càng thúc đẩy quá trình tạo sỏi đường tiết niệu vì vậy những người đang bị kết sỏi ở niệu đạo không nên uống bia.
    Viêm dạ dày mãn tính: Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến ta có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
    Bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
    Viêm gan: Khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
    Thai phụ nên kiêng bia rượu: Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
    Phụ nữ cho con bú: Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia sẽ dễ bị mất sữa.

    Khi nào uống bia có lợi?
    Các nhà nghiên cứu khuyến nghị những người luyện tập thể thao nên uống mỗi ngày 250ml bia (nữ) - 500ml bia (nam) và coi bia như một phần trong chế độ dinh dưỡng dành cho vận động viên.
    Sau khi tập luyện, cơ thể đang bị thiếu nước, bia sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đang thiếu hụt trong cơ thể. Chỉ một lượng nhỏ bia cũng giúp bù nước cho cơ thể một cách hiệu quả. Vì trong bia có thành phần cacbon dioxide giúp “giải khát” nhanh hơn trong khi cacbon hydrat trong bia cũng thay thế phần nào lượng calo hao hụt trong quá trình luyện tập.

    Uống bia đúng cách
    Bia là thức uống giải nhiệt mùa nóng nhưng mùa đông bạn cũng có thể uống bia ở nhiệt độ 15 độ C, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho bia mất đi hương vị không còn cảm giác hấp dẫn. Vì vậy nếu chai bia bị ướp quá lạnh bạn có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độ C để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết. Không nên để nhiệt độ bia quá cao sẽ làm một số chất bổ dưỡng có trong bia bị hao hụt và bia có vị đắng.
    Uống bia nên uống nhanh, nếu để lâu chất cacbon dioxide trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải tỏa.
    Nên dùng cốc lớn để rót bia để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.
    Trong bữa tiệc hay bữa nhậu, dầu mỡ từ thức ăn rất dễ bị dính vào cốc uống bia, do đó cần luôn lau sạch cốc vì dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.
    Nhiều loại bia có khoảng 5% cồn, do đó không nên uống bia “chay” mà hãy ăn thứ gì đó trong khi uống ví dụ như bánh sandwich hoặc khoai tây rán, loại thức ăn này sẽ giúp hấp thụ lượng cồn để cồn không thể ngấm thẳng vào máu. Tránh uống bia rượu khi đói.

  3. Có 3 thành viên cám ơn bài của monkeybuon:

    Boulevard (14-07-2011),Hàm Long (14-07-2011),Phu sinh (14-07-2011)

  4. #3
    Member PhotobucketPhotobucket monkeybuon's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2011
    Bài viết
    50
    Thanks
    0
    Thanked 112 Times in 35 Posts

    Default Re: Câu Lạc Bộ Bia Hơi

    Cảnh giác với 7 loại bệnh khi uống bia mùa hè

    [COLOR="rgb(46, 139, 87)"] Mùa hè uống nhiều bia, ngoài việc dẫn đến tê thấp còn gây ảnh hưởng không tốt tới thận,gan, tim và dạ dày. “Đa phần lượng nước uống vào sẽ được bài trừ nhưng cồn lại được hấp thụ rất nhanh vào trong cơ thể”, các chuyên gia cho biết.
    Uống bia lạnh nguy hại càng lớn. Nhiệt độ của bia lạnh thấp hơn 20 - 30o so với cơ thể người, uống nhiều sẽ làm hạ nhiệt trong dạ dày khiến lưu lượng máu giảm, từ đó gây nên mất cân bằng chức năng sinh lý và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, nghiêm trọng thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như đau bụng cấp từng cơn co giật, đi ngoài nhiều lần, viêm tuyến tụy cấp tính…

    1. Viêm dạ dày
    Uống nhiều bia dễ làm cho màng kết dính dạ dày tổn thương, dẫn tới bệnh viêm dạ dày hay viêm loét đường tiêu hoá với các biểu hiện như ợ chua, chướng bụng, ăn uống không tiêu…
    Uống bia quá lạnh còn có thể gây đau bụng, đi ngoài. Biểu hiện ban đầu là cảm giác lợm cổ, buồn nôn, sau đó mới bị đau bụng đi ngoài (mỗi ngày từ 3-5 lần, thậm chí 10 lần). Đến lúc này, người bệnh mới biết là mình “uống hỏng cả bụng rồi”. Nếu không kịp thời đi khám bác sỹ thì rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất nước quá nhiều, thậm chí choáng sốc.

    2. Viêm tuyến tuỵ cấp tính
    Mùa hè uống nhiều bia còn làm cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều, dễ dẫn đến viêm tuỵ cấp tính. Có rất nhiều người vốn dĩ đã mắc bệnh sỏi mật, lúc ăn nhiều uống nhiều, đặc biệt là sau khi uống nhiều bia sẽ dễ bị viêm tụy cấp tính. Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm tuyến tuỵ cấp tính rất cao, mỗi khi phát bệnh tỉ lệ tử vong lên đến 30 - 50%.
    Biểu hiện sớm nhất và điển hình nhất của người mắc bệnh này là bụng trên đau liên tục, có lúc kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, đi ngoài, sốt… Trong trường hợp này cần phải đi viện ngay, không nên chần chừ.

    3. Xơ gan
    Đa phần các chất dinh dưỡng đều được cơ thể hấp thụ nhưng phần lớn chất cồn thì phải thông qua gan chuyển đổi. Lâu dài sẽ có thể dẫn đến bệnh xơ gan hoặc ung thư gan, giảm thọ.
    Rất nhiều đấng mày râu lúc uống bia còn lấy các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm mồi nhậu; trong sinh hoạt hằng ngày thì thiếu vận động nên dễ sinh bệnh gan nhiễm mỡ. Khi trẻ khỏe thì không có biểu hiện, triệu chứng gì nhưng khi có tuổi, chướng bụng, toàn thân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đi ngoài, nôn mửa, đau bụng, xuống cân nhanh chóng, một số người bệnh còn phát sốt... mới xuất hiện.

    4. Sỏi thận
    “Để giải khát, rất nhiều người lấy bia thay nước trắng. Đây là một cách làm rất phản khoa học”. Các chuyên gia cho rằng: người hay uống bia, nồng độ axit trong nước tiểu sẽ tăng cao, dễ mắc bệnh sỏi thận.
    Sỏi thận có thể tồn tại trong người rất lâu mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Những cơn đau do sỏi thận có thể là đau từng cơn và đau giao nhau, thường đau ở vùng eo và vùng bụng, nhiều lần đau từng cơn thì sẽ dẫn đến đau triền miên. Còn một triệu chứng khác là đi tiểu ra máu, lúc đau thường đi tiểu ra máu, sau khi hoạt động thể lực thì tiểu ra máu càng trầm trọng.

    5. Làm nặng thêm bệnh dạ dày
    Những người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính uống bia vào thì sẽ làm suy giảm màng kết dính dạ dày, gây nên niêm mạc dạ dày tổn thương, dẫn đến chướng bụng, nóng bụng, mất cảm giác ăn uống. Nếu uống quá nhiều, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao, có nguy cơ dẫn đến loét, thủng dạ dày.

    6. Đường trong máu thấp
    Nồng độ cồn ở trong bia mặc dù thấp nhưng nhiệt lượng mà cồn sản sinh ra sẽ khống chế việc ăn uống bình thường của người bệnh. Khi người mắc bệnh tiểu đường uống quá nhiều bia sẽ khiến các loại thuốc đặc trị mất tác dụng.

    7. Mệt mỏi[/B]
    Trong bia chứa lượng nước lớn, uống vào sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim. Nếu thường xuyên uống vào nhiều, tim sẽ liên tục bị tổn thương vì nồng độ cồn sẽ gây ra, khiến tim bị phình to, dẫn đến tâm lực mệt mỏi.
    [/COLOR]

  5. Có 3 thành viên cám ơn bài của monkeybuon:

    Boulevard (14-07-2011),Hàm Long (14-07-2011),Phu sinh (14-07-2011)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •