Bạn post ảnh đẹp quá. Nhưng bạn cho mình hỏi có phải đây là những bức ảnh bạn bấm máy?
Bạn post ảnh đẹp quá. Nhưng bạn cho mình hỏi có phải đây là những bức ảnh bạn bấm máy?
Đây là Hà Nội thời nay của các nhà nhiếp ảnh tham dự Triển lãm ảnh NT về Hà Nội. Lần này em cướp không được nhiều vì mọi người giữ bản quyền cho tới ngày 1/10/2010 mới công bố! Triển lãm vẫn tiếp tục nhận ảnh tới đầu tháng 8.2010, bác nào nhà mình có ảnh về HN thì tham gia nhé, có 50 giải đồng hạng 5 triệu/ảnh
Phần lớn các ảnh trên là của tác giả Đình Hà - vì các nhà nhiếp ảnh gửi toàn là ảnh in về triển lãm mà ít gửi file ảnh nên chỉ có mấy cái này. Lần sau mình sẽ post ảnh cỡ nhỏ hơn để đỡ bị vỡ khổ ảnh trong NR
Last edited by Boulevard; 20-05-2010 at 10:03 AM.
TeacherABC (16-08-2010)
Năm 2010, VN đăng cai Cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế FIAP 2010. Bộ ảnh của VN đã giành HCV. Nếu để so sánh về phương pháp chụp thì VN còn phải học hỏi rất nhiều các cường quốc về Nhiếp ảnh trên thế giới, nhưng bộ ảnh VN đã vượt qua những bậc tiền bối bởi giá trị nhân văn từ những bức ảnh. Sau đây là những bức ảnh mà BLV lựa chọn trong 10 bức đoạt giải.
Trên thực tế, các tác phẩm ảnh của VN thường lấy con người là đối tượng chính thể hiện, nội dung ảnh mang đậm tính nhân văn. Đây là một hướng sáng tác ảnh rất đúng mà FIAP và UNESCO đặc biệt khuyến khích. Bức ảnh Di chứng da cam của tác giả Phạm Thị Thu, 1/10 bức ảnh trong bộ ảnh Vượt khó đã nhận được số điểm cao nhất của tất cả các giám khảo. Đây là một bức ảnh có bố cục đối xứng.
Thông thường bố cục này rất chỉn chu, tạo cảm giác nhàm chán. Nhưng nhờ có tiền cảnh là đôi chân đi nạng và hậu cảnh là gương mặt của hai em bé rất sống động đã tạo nên sự mới lạ cho bố cục ảnh. Bức ảnh được chụp tại Làng trẻ em Hòa Bình – nơi tập trung rất nhiều số phận khác nhau từ những em bị nhiễm chất độc da cam đến thiểu năng, khiếm thị, khiếm thính...
Bức ảnh gửi tới một thông điệp đầy ý nghĩa nhân đạo. Hai đứa trẻ bị cụt chân ngồi chơi với nhau đã gợi cho người xem cảm giác chua xót, đau lòng trước nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho trẻ em Việt Nam. Nhưng điều đáng nói là tác giả đã tìm ra từ nỗi đau ghê gớm ấy là sự lạc quan, hồn nhiên của hai gương mặt trẻ thơ. Bức ảnh minh chứng cho sự vươn lên của những người bị tàn tật, thể hiện sự chăm sóc chia sẻ của cộng đồng xã hội.
Nhà nhiếp ảnh Lê Hồng Linh- Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, giám khảo của cuộc thi thì xúc động kể về câu chuyện đằng sau bức ảnh Yêu thương của tác giả Nguyễn Đình Quốc Văn (HCĐ Cuộc thi ảnh nghệ thuật đen trắng). Đó là câu chuyện của một gia đình, người vợ bị liệt từ nhỏ, hai vợ chồng có 4 người con và sống rất hạnh phúc. Hằng ngày, vào cuối giờ chiều, người chồng thường đẩy xe đưa vợ ra hồ để tắm rửa. Tác giả bức ảnh đã “chớp” được khoảnh khắc bình dị mà vô cùng hạnh phúc của đôi vợ chồng này như một lời khẳng định: Trong cuộc sống nhiều người may mắn lành lặn nhưng chưa chắc đã có được sự thông cảm và chia sẻ để có cuộc sống hạnh phúc như cặp vợ chồng trong ảnh.
TeacherABC (16-08-2010),Triplec (16-08-2010)