Lâu không ghé, hôm nay về thấy bài đầu trên newpost vào xem, xin tác giả có thể giải thích rõ hơn về THI BỆNH được không, ví dụ đánh chữ màu đỏ ngay những chỗ BỊNH để người xem dễ hiểu không ạ?
Lâu không ghé, hôm nay về thấy bài đầu trên newpost vào xem, xin tác giả có thể giải thích rõ hơn về THI BỆNH được không, ví dụ đánh chữ màu đỏ ngay những chỗ BỊNH để người xem dễ hiểu không ạ?
Đây là bài sưu tầm của tác giả Hoàng Thứ Lang. Bài viết này, KHT giữ nguyên bản để tôn trọng tác giả. Có những đoạn rất ngắn, KHT cũng không gộp chung. Bài viết này của HTL dành cho những người đã học qua thơ Đường nghiên cứu thêm. Việc tìm ra các lỗi của nó cũng là một cách trau dồi, ôn luyện lại kiến thức đã học.
Xin cám ơn chim_ri. KHT cũng thông qua đây để tự rèn.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
PS kém cỏi nên chỉ mới nhận ra bệnh bình đầu ở bài thơ thứ 1 "Hoa sen". Cũng không dám nói chắc, chỉ là bàn thử xem sao.
- Ở 4 câu đầu đều dùng dạng danh từ + động từ: Nắng sưởi - Bèo lây - Sắc ngời - Bóng dợn.
- Ở 4 câu sau đều dùng danh từ kép: Ơn nước - Lòng tơ - Non xưa - Tiếng hạc
- Các bài sau để từ từ tìm hiểu sau.
2. HỒ XUÂN HƯƠNG
ĐÁNH ĐU
Tám cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá
Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không
Hồ xuân Hương
Phân tích:
Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị phạm lỗi Đại Vận.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
ĐÈO BA DỘI
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Hồ xuân Hương
Bài thơ này bị thất niêm, nhưng người đời sau không dám nói lên sự thật mà nói thác ra rằng đó là bài thơ phá cách.
Đã là luật thì không có phá. Chỉ có làm sai mà không kiểm lại trước khi lưu hành.
Sách dạy: dù cho đó là danh gia thi sĩ, nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ mà làm gương bắt chước theo.
Cũng như chúng ta không thể bẻ cong ngòi bút mà viết sách nói trái đất hình vuông !
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
CẢNH THU
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Ơ hay cảnh cũng ưa người nhỉ
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ
Hồ xuân Hương
Thơ của Bà Hồ Xuân Hương có nhiều bài bị lỗi điệp ngữ, ngoại trừ những bài cố ý dùng kỹ thuật điệp ngữ pháp.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
3. BÀ HUYỆN THANH QUAN
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Bà Huyện Thanh Quan
Bài thơ này bị lỗi Tiểu Vận.
Bà Huyện Thanh Quan được tiếng là người rất nghiêm khắc về luật thơ, nhất là chữ thứ 5 của mỗi câu. Nhưng Bà lại không tránh được chỗ này, chữ ta (chữ thứ 5 câu 8) sai luật làm thất niêm với chữ bóng, chữ thứ 5 câu 1 (vì trắc và bằng không niêm với nhau được - theo phép niêm thì câu 1 niêm với câu 8).
Sách dạy: dù cho đó là danh gia thi sĩ nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ để làm gương mà bắt chước theo.
Cũng như chúng ta không thể nói trái đất hình vuông !!!
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Bà Huyện Thanh Quan
Bài thơ này bị lỗi điệp ngữ.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
2. BỆNH THƯỢNG VĨ
Bệnh Thượng Vĩ là bệnh mà 3 chữ sau cùng của 2 liên đứng kề nhau, nghĩa là 3 chữ sau của 4 câu đứng liền nhau, hoặc 4 câu đầu, hoặc 4 câu giữa, hoặc 4 câu cuối. Kỵ nhất là chữ thứ 5. Nếu 3 chữ cuối của 4 câu, nhất là chữ thứ 5, chữ làm thi nhãn cho câu thơ, đồng tự loại, thì câu thơ như chỏng đuôi lên cao. Do đó mà gọi là bệnh Thượng Vĩ, tức là bệnh Chỏng Đuôi.
Thí dụ:
KHÓC TRƯƠNG QUỲNH NHƯ
Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi
Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi
Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói
Sầu nâng chén cúc rượu không hơi
Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng
Ải bắc hồng sang bể tuyệt vời
Một khối chung tình tan mấy mảnh
Suối vàng ai cũng thấu lòng ai
Phạm Thái
VIẾNG THÀNH HUẾ SAU NGÀY ĐÌNH CHIẾN
Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng
Sầu vương lau lách lạnh thành hoang
Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng
Gầy gọ gió sương tùng Thế miếu
Bẽ bàng trăng nước trúc Hương giang
Trông vời Thiên mụ mây man mác
Lơ lửng chuông hôm rụng tiếng vàng
Tú Xương
Những chữ ngao ngán, ngỡ ngàng, và Thế miếu, Hương giang tuy không đồng tự loại (một bên là trạng từ một bên là danh từ riêng) nhưng đều là tiếng đôi (từ kép), cho nên đứng sau tiếng Duyên, Bước, Tùng, Trúc, đều là danh từ chung, trở thành bộ ba gây ra bệnh Thượng Vĩ.
Nếu chữ thứ 5 tức chữ thi nhãn, của Hạm liên và của Cảnh liên không đồng tự loại, thì dù 2 chữ sau của cả 4 câu đều một tự loại cũng không bị bệnh. Thí dụ 4 câu giữa bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan, nhờ nhãn tự của Hạm liên là danh từ, nhãn tự của Cảnh liên là giời từ, nên tránh được bệnh.
Bệnh Thượng Vĩ xưa nay thường bị vấp. Trong những tác phẩm lưu truyền của các danh gia, chúng ta thường gặp những bài bị bệnh. Bị bệnh là vì thi nhân muốn cho câu thơ được già dặn hay dùng thực tự làm thi nhãn và quá chú trọng ở nhãn tự, nhiều khi quên nghĩ đến bệnh. Lúc đã nhận thấy lại tiếc chữ vừa ý, không muốn thay đổi.
Cho nên muốn tránh bệnh Thượng Vĩ, chúng ta nên để ý đến chữ thứ 5 của 4 câu đi liền nhau, đừng cho trùng tự loại.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.