--------------------------------------------------------------------------------

3. Điệp vận:

Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

Thí dụ:

Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
Lòng ta ý gã mấy ai bằng

Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe

Hai đứa chung dòng nước Cửu Long
Thương nhau chẳng gặp nát tan lòng

Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
Thổn thức canh trường nhạn khóc sương

Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

Xiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh


Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà còn phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 6 nữa.

Thí dụ:

Tình quê ấp ủ mùi hương cũ
Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa

Nghĩ mình vốn cũng đa tình lắm
Mà dạ người thương chẳng tỏ tường

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 6 gọi là Tiểu Vận.
Cả hai đều là bệnh của thơ.
Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.