Bài 1 đến 10/23

Chủ đề: Bàn Về Thơ Đường

Hybrid View

  1. #1
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    2. Điệp âm:

    Điệp thanh thì bằng vào thanh độ và chú trọng hai bình thanh là đoản bình và trường bình.
    Về điệp âm thì lưu ý đến những tiếng cùng một âm căn, như ban bàn bán bản bãn bạn, thanh thành thánh thảnh thãnh thạnh ... những chữ mà một hay nhiều mẫu tự đứng trước hoặc đứng sau giống nhau, như ba bốn bữa, mây man mác, núi nặng nề ... bối rối mối, mây vây cây v.v... Những chữ đồng âm mà để gần nhau, nhất là ba hoặc bốn chữ cùng một lượt, thì nghe như nói cà lăm, nói lắp bắp, rất chướng tai (cacophonie).

    Thí dụ:

    Thượng toạ thiền trung sư sự sứ
    Đình tiền túy tửu phụ phù phu

    Đường về xóm cũ mây man mác
    Nhớ đến người xưa nặng nỗi niềm

    Gặp mặt cô nàng tôi bối rối
    May nhờ lúc ấy tối rồi thôi

    Chúng ta cùng đọc và nhận xét bài thơ sau đây:

    Vô Đề

    Tiếng gà bên gối tẻ tè te
    Bóng ác trông ra loé loẽ loè
    Non mấy trùng cao chon chót vót
    Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
    Chim tình bậu bạn kìa kia kĩa
    Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhe
    Danh lợi không màng ti tí tị
    Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe

    Nguyễn Thượng Hiền
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  2. #2
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    --------------------------------------------------------------------------------

    3. Điệp vận:

    Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
    Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

    Thí dụ:

    Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
    Lòng ta ý gã mấy ai bằng

    Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
    Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe

    Hai đứa chung dòng nước Cửu Long
    Thương nhau chẳng gặp nát tan lòng

    Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
    Thổn thức canh trường nhạn khóc sương

    Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
    Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương

    Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
    Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

    Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
    Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

    Trai đu gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

    Xiếu mai chi dám tình trăng gió
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh


    Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà còn phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 6 nữa.

    Thí dụ:

    Tình quê ấp ủ mùi hương cũ
    Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa

    Nghĩ mình vốn cũng đa tình lắm
    Mà dạ người thương chẳng tỏ tường

    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
    Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 6 gọi là Tiểu Vận.
    Cả hai đều là bệnh của thơ.
    Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  3. #3
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    Trong phần trước nói về Phép dụng tự, và bàn về làm thơ nên tránh những điệp thanh, điệp âm, điệp vận v.v... tức là tránh những bệnh của thơ.
    Thi bệnh không phải chỉ có bấy nhiêu, mà còn hàng chục bệnh khác nữa.
    Sau đây là phần trích bàn về:

    THI BỆNH

    Từ đời Tấn trở về trước, làng thơ không nói đến thi bệnh mặc dù bệnh đã có từ xưa. Đến đời Lục Triều (221-581) sang đời Tùy (581-621), các thi nhân gây ra phong trào nghiên cứu thanh vận, Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh, Bát Bệnh, được phần đông tao khách hưởng ứng, đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn.
    Ngũ Ngôn ở đây là Ngũ Ngôn cổ thể.
    Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Luật Thi đến đời Đường, nghĩa là gần nửa thế kỷ sau mới sản xuất.
    Cho nên tám bệnh của Thẩm Ước đưa ra không đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Đường Luật được. Mà chúng ta giảng cứu đây là giảng cứu về Luật Thi. Tuy vậy tưởng chúng ta cũng nên biết qua để làm giàu thêm cho cái vốn học vấn.
    Trước hết chúng ta nên biết rằng tám bệnh kia không phải Thẩm Ước đặt ra. Chính cũng như những bệnh dịch hạch dịch tả, bệnh phong bệnh lao ... ở ngoài đời. Những thi bệnh đã có trong thơ từ khi mới có thơ và thơ càng phát triển, thi bệnh càng sanh thêm nhiều. Thẩm Ước chỉ có công phát hiện và đặt cho mỗi bệnh cái tên. Để cho khách tri âm dễ nhận thấy bệnh, họ Thẩm mới giải rõ bệnh lý, mới tả rõ bệnh trạng, mới thuyết rõ bệnh căn.
    Nhận thấy được bệnh rồi thì tránh bệnh hoặc trị bệnh không đến nỗi khó khăn.

    Sau khi Thi luật được điển chế thì phần nhiều bệnh của Thơ Ngũ Ngôn không còn chỗ để xâm nhập. Song những bệnh này bị diệt trừ thì những bệnh khác lại sanh sản. Bởi hễ đời còn người, người dẫu đã văn minh tiến bộ đến đâu, vẫn còn bệnh; thì thơ còn chữ, dù chữ đã tinh luyện đến đâu, cũng vẫn còn bệnh như đời. Cho nên khách làng thơ Đường luật vẫn dùng những bệnh danh của Thẩm Ước để gọi những bệnh mới sanh trong thơ Cận Thể và tương tợ với những bệnh trong thơ Cổ Thể. Danh tuy đồng nhưng bệnh căn và bệnh trạng đều khác. Để bớt rườm rà, ở đây chỉ nói về những bệnh trong Thất Ngôn Luật Thi.

    Tám bệnh danh thường gặp của Thất Ngôn Luật Thi là:

    1. Bệnh Bình Đầu
    2. Bệnh Thượng Vỹ
    3. Bệnh Phong Yêu
    4. Bệnh Hạc Tất
    5. Bệnh Bàng Nữu
    6. Bệnh Chánh Nữu
    7. Bệnh Đại Vận
    8. Bệnh Tiểu Vận
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  4. #4
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    --------------------------------------------------------------------------------

    THI BỆNH (tiếp theo)

    Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về thi bệnh thứ nhất, đó là bệnh

    1. BÌNH ĐẦU:

    Bệnh này nằm ở 2 hoặc 3 chữ đầu của 2 liên đứng kề nhau, tức là 2 hay 3 chữ đầu của 4 câu: 4 câu trước hoặc 4 câu giữa hoặc 4 câu sau trong bài bát cú.
    Hai hay 3 chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một tự loại. Nếu cùng một tự loại thì đầu 4 câu trông bằng nhau như để thước mà xắn, nên gọi là Bình Đầu.
    Bệnh bình đầu ở Ngũ Ngôn có thể do trùng thanh độ mà có.
    Bệnh bình đầu ở Thất Ngôn Luật Thi do đồng tự loại mà ra.
    Cổ thể (thơ cổ phong) thì chỉ 2 câu liền nhau đã gây ra thi bệnh. Cận thể (thơ Đường luật) phải 4 câu liền nhau mới có thể sinh ra bệnh. Bệnh căn và bệnh trạng hai bên khác nhau là thế.
    Các bệnh khác đại để cũng vậy.

    Xin cử một vài thí dụ về bệnh Bình Đầu:

    1.
    HOA SEN

    Nắng sưởi ao xanh nắng ửng hường
    Bèo lây cốt cách súng lây hương
    Sắc ngời Ngân hán thô màu gấm
    Bóng dợn Thiềm cung thẹn dáng gương
    Ơn nước nặng mang tình uỷ ký
    Lòng tơ riêng vướng nợ văn chương
    Non xưa sực nhớ hồi ly biệt
    Tiếng hạc canh dài mộng vấn vương

    Liên Tâm


    2.
    LĂNG MAI XUÂN THƯỞNG

    Lưng ngựa ba đông dặm chiến trường
    Hoành sơn đá chất nghĩa Cần Vương
    Làu làu bóng rạng gương Hoàng Nguyễn
    Vọi vọi nền cao tiết Vũ Trương
    Ôm ấp hùng tâm bia chuốt ngọc
    Giữ gìn trung cốt đất sanh hương
    Trăng lên ba biểu chờ tin hạc
    Một nén tinh thành gió bốn phương

    Tú Xương


    3.
    CUNG OÁN (1)

    Trước ốc huỳnh hôn đứng vẩn vơ
    Thêm ngao ngán cảnh chạnh lòng thơ
    Hài hoa bước khẽ chiều tha thiết
    Mắt phụng trông chừng luống ngẩn ngơ
    Trướng bạc những khi hơi bích lọt
    Nhà vàng bao thuở thoả ân thừa
    Âm thầm luống chịu mình u bế
    Đừng trách đời Đường hạn chẳng mưa

    Khuyết danh


    4.
    CUNG OÁN (2)

    Hay cợt người chi một chữ tình
    Thôi đừng dở rối lại buồn tênh
    Giọng rầu rĩ dế càng đưa tiếng
    Mặt ủ ê hoa khéo đạm hình
    Gió phảng phất chiều kề trước giại
    Nguyệt mờ mệt vẻ hé bên mành
    Đến Dương bao nả hơi xuân bén
    Đành để riêng ai chịu bất bình

    Khuyết danh


    Hai bài Cung Oán này là 2 bài thơ cổ khuyết danh (không biết tác giả). Trong sách "Phép làm thơ", Diên Hương ghi là của Ôn Như Hầu. Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ là không phải của Ôn Như Hầu vì bút pháp của Ôn Như Hầu rất lão luyện, còn văn chương 2 bài Cung Oán này (cũng như những bài Cung Oán khác) có phần kém thôi xao. Hai bài này được trích dẫn ra đây chỉ để trình bày về Thi Bệnh mà thôi.

    Hoàng Thứ Lang không có nhiều thì giờ sao lục, sưu tập những bài thơ theo từng loại thi bệnh của nhiều tác giả để cùng các bạn phân tích cho thêm phần phong phú.
    Tuy nhiên, nếu có thể được thì Hoàng Thứ Lang sẽ làm từ từ để có dịp hầu chuyện cùng các bạn.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  5. #5
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    THI PHÁP: PHÂN TÍCH THƠ CỦA CÁC DANH GIA THI SĨ

    Topic nầy chỉ đơn cử mỗi tác giả 1-2 bài thơ điển hình, gặp đâu trích đó.
    Không thể trưng dẫn hết được, vì quá nhiều. Và cũng không thể lượt qua hết các tác giả.

    1. NGUYỄN KHUYẾN

    VỊNH MÙA HÈ

    Biếng trông trời hạ nước non xa
    Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ
    Cá vượt khóm rau lên mặt nước
    Bướm len lá trúc lượn rèm thưa
    Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu
    Xóm Liễu quanh khe chịu tiếng khờ
    Nhân hứng cũng vừa toan cất chén
    Sấm đông rầm rập gió nồm đưa

    Nguyễn Khuyến


    Phân tích:

    Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị thất đối ở cả 2 cặp trạng và luận. Nặng nhất là thất đối ở những chữ cuối câu.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  6. #6
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    HỎI THĂM QUAN TUẦN BỊ MẤT CƯỚP

    Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
    Nó lại lôi ông đến giữa đồng
    Lấy của đánh người quân tệ nhỉ
    Xương gà da cóc có đau không
    Bây giờ mới thấy trầy da trán
    Ngày trước đi đâu mất mảy lông
    Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa
    Kẻo mang tiếng dại với phường ngông

    Nguyễn Khuyến


    Chúng ta nhận thấy bài này bị phạm lỗi đại vận và không chỉnh đối về phân tích tự loại.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  7. #7
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    CẢM HỨNG

    Ngày trước cũng lên lạy cửa trời
    Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi
    Nước non man mác về đâu tá
    Bè bạn lơ thơ sót mấy người
    Đời loạn đi về như hạc độc
    Tuổi già hình bóng tựa mây côi
    Đã hay nhờ được hao mòn lắm
    Một thí lòng son chửa rõ mười

    Nguyễn Khuyến


    Bài thơ này cũng vậy, bị thất đối.
    Cụ Nguyễn Khuyến là một đại danh gia thi sĩ cho nên nhiều người đời sau không dám chê vì nghĩ rằng cụ học rộng hiểu nhiều nên làm thì phải đúng, mà đúng thì phải theo.
    Chúng ta phải khách quan mà nhận xét, không thể hùa theo như vậy. Cũng như nếu chúng ta viết sử thì không thể nói Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống là yêu nước được.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  8. #8
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Sep 2009
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    Lâu không ghé, hôm nay về thấy bài đầu trên newpost vào xem, xin tác giả có thể giải thích rõ hơn về THI BỆNH được không, ví dụ đánh chữ màu đỏ ngay những chỗ BỊNH để người xem dễ hiểu không ạ?

  9. #9
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    Trích dẫn Trích dẫn của chim_ri Xem bài viết
    Lâu không ghé, hôm nay về thấy bài đầu trên newpost vào xem, xin tác giả có thể giải thích rõ hơn về THI BỆNH được không, ví dụ đánh chữ màu đỏ ngay những chỗ BỊNH để người xem dễ hiểu không ạ?
    Đây là bài sưu tầm của tác giả Hoàng Thứ Lang. Bài viết này, KHT giữ nguyên bản để tôn trọng tác giả. Có những đoạn rất ngắn, KHT cũng không gộp chung. Bài viết này của HTL dành cho những người đã học qua thơ Đường nghiên cứu thêm. Việc tìm ra các lỗi của nó cũng là một cách trau dồi, ôn luyện lại kiến thức đã học.

    Xin cám ơn chim_ri. KHT cũng thông qua đây để tự rèn.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  10. #10
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Phu sinh's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    3.423
    Thanks
    10.473
    Thanked 3.852 Times in 1.190 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    Trích dẫn Trích dẫn của kehotro Xem bài viết
    --------------------------------------------------------------------------------

    THI BỆNH (tiếp theo)

    Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về thi bệnh thứ nhất, đó là bệnh

    1. BÌNH ĐẦU:

    ......
    Xin cử một vài thí dụ về bệnh Bình Đầu:

    1.
    HOA SEN

    Nắng sưởi ao xanh nắng ửng hường
    Bèo lây cốt cách súng lây hương
    Sắc ngời Ngân hán thô màu gấm
    Bóng dợn Thiềm cung thẹn dáng gương
    Ơn nước nặng mang tình uỷ ký
    Lòng tơ riêng vướng nợ văn chương
    Non xưa sực nhớ hồi ly biệt
    Tiếng hạc canh dài mộng vấn vương

    Liên Tâm


    ..................
    PS kém cỏi nên chỉ mới nhận ra bệnh bình đầu ở bài thơ thứ 1 "Hoa sen". Cũng không dám nói chắc, chỉ là bàn thử xem sao.

    - Ở 4 câu đầu đều dùng dạng danh từ + động từ: Nắng sưởi - Bèo lây - Sắc ngời - Bóng dợn.

    - Ở 4 câu sau đều dùng danh từ kép: Ơn nước - Lòng tơ - Non xưa - Tiếng hạc

    - Các bài sau để từ từ tìm hiểu sau.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •