Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Bài 21 đến 23/23

Chủ đề: Bàn Về Thơ Đường

  1. #21
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    3. BỆNH PHONG YÊU

    Bệnh sanh ra do chữ thứ 2 và chữ thứ 7 trùng thanh độ.
    Thí dụ:
    Để bụng phải đeo điều nhẹ nặng
    Ôm tai mặc quách tiếng chê khen
    (Trần Tế Xương)

    In sáo vẽ cho thằng mặt trắng
    Bẻ cò tính lại cái lương vàng
    (Nguyễn Khuyến)

    Văn tự viết cho thiên hạ giữ
    Tính danh ghi để thế gian coi
    (Quán Vinh)

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
    (Hồ Xuân Hương)

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    (Nguyễn Khuyến)

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    (Nguyễn Khuyến)

    Bệnh Phong Yêu Hạc Tất trong thơ Thất Ngôn không mấy ai lưu tâm, trừ những người chuộng thanh vận, vì chỉ là "bệnh ngoài da" không có ảnh hưởng bao lăm đến thi nhạc. Như đọc những câu thượng dẫn, chúng ta nghe không đến nỗi chói tai. Và những câu mà chữ thứ 2 và chữ thứ 7 đều là đoản bình thanh, nếu đặt trước chữ 2 hay chữ 7 một chữ trường bình thanh, thì thanh âm của câu thơ trở nên hoàn toàn hài mỹ.
    Thí dụ:
    Bình tước mặc tranh treo trước án
    Cầu ô sẵn nhịp bắc ngang sông
    (Trần Tế Xương)

    Gương nọ toan soi cho đẹp mặt
    Phấn kia không lẽ nỡ dồi chân
    (Trần Tế Xương)

    Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
    Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
    Tôn Thọ Tường)

    Bệnh tuy nhẹ, nhưng nếu tránh được thì càng hay, chúng ta nên tránh nhất là trong những câu có vần. Hễ chữ thứ 7, chữ hạ vần, là đoản bình thanh, thì chữ thứ 2 nên dùng trường bình thanh. Hễ chữ thứ 7 là trường thì chữ thứ 2 nên đoản. Đừng nên dùng trường thanh cả hai nơi. Nếu hai nơi đều là đoản thanh thì nên dùng một trường bình thanh ở trước nơi nầy hoặc nơi kia, như trên đã nói. Như thế là ổn. Trường bình thanh cũng cứu được khỏi bệnh trong những câu lẻ mà chữ 2 và chữ 7 trùng thanh độ về Thượng, Khứ, Nhập, như câu "Cầm lái... bến".
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  2. #22
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    4. BỆNH HẠC TẤT

    Bệnh hạc tất sanh ra ngay trong từng câu thơ Thất Ngôn.
    Bệnh danh xuất phát từ chữ thứ 4, là chữ mà làng thơ gọi là hạc tất nghĩa là đầu gối chim hạc.
    Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ là bị bệnh hạc tất.
    Thí dụ:
    Nghe lời phi pháp tai làm điếc
    Nghĩ nỗi nhân tình ruột lại đầy
    (Khuyết danh)

    Nghĩ câu năm nọ như ngày nọ
    Nhớ đến bao giờ khóc bấygiờ
    (Cựu thần nhà Lê)

    Đã từng tắm gội ơn mưa móc
    Cũng phải xênh xang hội gió mây
    (Nguyễn Công Trứ)

    Trăng thanh gió mát là tương thức
    Nước biếc non xanh ấy cố tri
    (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Đầu trò tiếp khách trầu không có
    Bác đến chơi đây ta với ta
    (Nguyễn Khuyến)

    Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
    (Nguyễn Khuyến)

    Bệnh hạc tất cổ nhân cũng ít lưu ý. Có nhiều câu đọc nghe chướng tai mà vì chuộng ý thú hơn thanh vận, nên được nhiều người đề cao. Như câu thơ của Đỗ Phủ:
    Ba phiêu cô mễ trầm vân hắc
    Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng
    (Sóng trôi lúa cô mễ làm chìm sắc đen của mây
    Móc lạnh gương sen làm rụng màu hồng của phấn)

    Câu "Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng" cũng như câu "Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ", giọng thơ nghe gãy cúp. Thế mà Diệp Mộng Đắc đời Tống khen câu thơ của Đỗ Phủ là "Hàm cái càn khôn" nghĩa là ngậm che cả trời đất, và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khen câu thơ của cựu thần nhà Lê là "ảm đạm trầm thống, văn chương do ở chí tình, khiến người sau mấy trăm năm, còn muốn chung một giọt nước mắt".

    Câu của Nguyễn Bỉnh Khiêm "Trăng thanh gió mát... Nước biếc non xanh...", đọc nghe như bị ngút hơi mà Tản Đà cũng khen là "Tuy chưa thần tiên, cũng đã thanh cao đến tuyệt vậy".
    Diệp Mộng Đắc và Tản Đà nặng về tánh tình mà nhẹ về thanh điệu. Nếu là những người theo chủ trương âm nhạc trước hết thì mấy câu kia chắc không lọt tai Chu Lang.

    Và cũng như bệnh phong yêu, bệnh hạc tất do 2 chữ thuộc đoản bình thanh gây nên, thì chỉ đưa vào câu thơ một chữ trường bình thanh thay cho chữ thứ nhứt hoặc chữ thứ ba hoặc chữ thứ bảy thì nguyên nhân phát sinh ra bệnh bị hóa giải ngay.

    Phong yêu và hạc tất là hai bệnh thuộc về thanh. Trong bài nói về điệp thanh khuyên chúng ta tránh phạm lỗi "điệp thanh" chính là để tránh hai bệnh phong yêu và hạc tất nầy đó.
    Trong bài nói về "điệp âm" và "điệp vận" khuyên nên tránh phạm hai lỗi nầy là để khỏi phải mắc những bệnh Bằng Nữu, Chánh Nữu là bệnh điệp âm và đại vận. Tiểu vận là bệnh điệp vận. Khuyên tránh trước rồi mới nói bệnh sau là cốt ý tránh gieo ấn tượng về bệnh mà xưa nay đã bị nhiều người đả kích.
    Trong khi nói về bệnh, những điều đã nói được lập đi lập lại, hoặc khai triển thêm những điều mới nói đại lược, để cho các bạn thêm thấm nhuần, hầu có thể đi đến diệu xử của thanh vận.
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  3. #23
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Bàn Về Thơ Đường

    Đọc thêm!

    Khi họa thơ Đường luật thì trước nhất là phải làm một bài thơ Đường luật cho đúng niêm luật và thật chỉnh đối, đó là điều căn bản bắt buộc. Tiếp theo là phải theo những nguyên tắc sau đây:

    1. Hoạ vận, hay họa tá vận (mượn vần): người họa chỉ sử dụng lại 5 chữ vần của bài thơ xướng rồi muốn viết gì thì viết, miễn là làm lại một bài thơ Đường luật mà thôi. Họa vận thì có ba cách:

    a. Họa nguyên vận: giữ theo thứ tự các chữ vần trong bài xướng (1, 2, 4, 6, 8).
    b. Họa đảo vận: đảo ngược lại thứ tự các chữ vần trong bài xướng (8, 6, 4, 2, 1).
    c. Họa hoán vận: sắp xếp lại thứ tự các chữ vần theo ý mình, miễn là đủ năm chữ vần của bài xướng, thường là sắp xếp lại theo kỹ thuật về vần điệu mà bài xướng không đạt.

    2. Họa luật: có hai cách là họa đồng luật và họa đối luật.

    a. Họa đồng luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể đó (chữ thứ hai của câu đầu trong bài xướng và bài họa cùng là bằng hay là trắc. Nói cách khác, cả hai bài xướng và hoạ đều cùng ở thể bằng hay cùng ở thể trắc giống nhau).
    b. Họa đối luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể ngược lại (bài xướng ở thể bằng thì bài họa phải ở thể trắc, và ngược lại).

    3. Họa ý: ngoài họa vần, bài họa phải nói lên ý thuận hay ý nghịch với bài thơ xướng. Nếu bài xướng, nói về "cõi tiên" thì bài họa có thể hoặc nói theo ý hay ngược lại ý của bài xướng về "cõi tiên" đó; hoặc nói lên một "cõi" khác tương tự hoặc ngược lại với "cõi tiên", chứ không có quyền họa lại bằng một bài mà chủ đề là "ăn nhậu" hay "ghen tương", chẳng hạn.

    4. Họa chữ: bài xướng dùng địa danh, nhân danh, chữ kép, chữ đơn, danh từ, động từ, thành ngữ, điệp ngữ ... thì bài họa cũng phải dùng tương đương.

    Một bài họa hay nhất là hội tụ được cả bốn điểm nêu trên (vần, luật, ý, chữ) thường gọi là "họa phóng vận".

    Có một sự ấn định rất gắt gao cho bài thơ họa, mà từ xưa đến nay vẫn có người vấp phải, đó là luật "khắc lục" (chữ thứ sáu trong các câu có vần 1, 2, 4, 6, 8 của bài họa không được dùng trùng lại chữ thứ sáu trong các câu ấy của bài xướng).

    Nếu họa đúng cách như trên thì các bài họa khó có những ý thơ độc đáo nhưng sẽ thăng hoa trí tuệ hơn (vì phải tuân theo rất nhiều luật lệ khắt khe mà vẫn làm ra được một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh).
    Bởi vậy người ta nói: "Thơ Đường Luật là thơ của trí tuệ !".
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •