Bài 1 đến 7/7

Chủ đề: Chụp ảnh chân dung

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Chụp ảnh chân dung

    Chụp ảnh chân dung


    1.Khái niệm về ảnh chân dung

    Cũng như các ngành văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả con người, bằng ảnh, thông qua cái máy ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng và sử dụng hoá chất ảnh.

    Nhiếp ảnh là một nghệ thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và kỹ xảo. Trong nhiếp ảnh, ảnh chân dung là thể loại có sức thuyết phục đặc biệt, quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật, nên đòi rất nhiều công phu.

    Nếu chụp ảnh chân dung chỉ là ghi lại hình ảnh một cách vô thưởng vô phạt, cốt làm sao ảnh cho sáng sủa, rõ nét, kể cũng chẳng có gì là khó vì chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy và một số quy tắc sử dụng ánh sáng, đặt chỉ số ống kính, chỉ cần dăm phút thôi là ai cũng có thể chụp được. Nhất là ngày nay, những máy hiện đại, mọi dữ liệu đã được tính trước. Nhà nhiếp ảnh chỉ việc bấm máylà xong.

    Một bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa lột tả được cái vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm (tức tâm tư tình cảm của người được chụp) là một việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn nữa đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là phải thể hiện được hình ảnh của con người theo tâm hồn và phong cách Việt Nam đương đại.

    Nghệ thuật và Kỹ thuật nếu không điêu luyện thì khi chụp không diễn tả được mục đích, không làm nổi bật được cái chính giữa, các mảng, chi tiết, rối ren lộn xộn, khó làm xúc động người xem, không mang đến cho người xem một tác động về tâm tư tình cảm và ý suy nghĩ, trong đó kể cả sự cảm thông với trạng thái người cầm máy nữa. Chụp ảnh chân dung là đi vào một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ thuật miêu tả, trong đó, tài năng của người cầm máy được thử thách rất học búa, khiến nhiều tay nghề đã từng phải “nếm” những thất bại chua cay. Đã có không ít tay nghề đeo đẳng ống kính từ buổi thiếu thời đến độ tóc đã hoa râm mà vẫn chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có người chỉ mới bước vào nghề với thời gian rất ngắn đã có nhiều bức ảnh đạt đến mức độ khiến mọi người phải khao khát.

    Tóm lại, trong cái thể loại nhiếp ảnh, không có phương pháp biểu hiện nào hấp dẫn có ý nghĩa mạnh mẽ bằng phương pháp biểu hiện con người. Muốn nhận rõ sự phong phú và nhạy bén, phát hiện ra cái đẹp điển hình của con người ngày nay, phải tự nâng cao vốn sống, trình độ nhận thức, không chỉ ỷ lại, tự hào về kỹ thuật, mà điều quan trọng là nhờ lòng tin và niềm say mê hứng thú, mới đạt được những hình ảnh chân thật và nên thơ.

    2.Thế nào là một bức chân dung giống ?

    Tuy ảnh là một công cụ khoa học,nhưng vì khi chụp và làm ảnh còn có nhiều nguyên nhân khác tác động vào, khiến kiểu ảnh khó thuần nhất, thậm chí còn sai lệch khác hẳng đối tượng, nên đã nảy ra vấn để giống và không giống, nhất là trong lĩnh vực ảnh chân dung. Những nguyên nhà là trình độ kỹ thuật của con người và chất lượng của phương tiện sử dụng.

    Tuy hai nguyên nhân kể trên có thể khắc phục được để sao chép ra những bức ảnh y hệt nguyên hình cảnh vật hoặc con người đã xuất hiện trước ống kính, nhưng đối với ảnh nghệ thuật, quan niệm về cái giống khác hẳn với sự rập khuôn máy móc.

    Từ khi nhiếp ảnh thâm nhập cuộc sống và đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mọi lĩnh vực trong xã hội, ảnh được hình thành ra nhiều thể loại theo mỗi yêu cầu và tác dụng khác nhau.
    Đối với các loại ảnh phục vụ cho việc nghiên cứu, ghi chép tư liệu thì cái giống của ảnh hoàn toàn đơn giản, không được thêm bớt, sáng tạo, nhưng đối với ảnh nghệ thuật có tác dụng cải tạo, khích lệ cuộc sống bằng cách phản ánh cho con người nhận thấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống, nhất là những cái hay cái đẹp của con người - chủ nhân của sự sống - bởi vậy, người chụp ảnh nghệ thuật phải biết chọn, gạn lọc những đường nét điển hình, đặc sắc nhất trong từng vẻ đẹp và kết hợp vào đó là nhiệt tình sáng tạo cho nó có vẻ đẹp hấp dẫn hơn, miễn sao không bịa đặt giả tạo làm biến đổi hình thái hiện thực.

    Giống và không giống đối với ảnh chân dung, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt con người hiện ra trong ảnh, mà đường nét tiêu biểu dễ xác nhận là đôi mắt, cái miệng và một số chi tiết nằm trong hình thể của bộ mặt; và dù nhà nhiếp ảnh có sáng tạo, miêu tả theo kiểu cách nào thì những nét cơ bản của gương mặt, cái miệng, cặp mắt vẫn khiến người xem ảnh dễ dàng nhận ra vẻ mặt quen thuộc như thực tế, không thể lầm người này với người khác, đó là một bức chân dung giống, mặc dù sự thật hình ảnh đã hiện ra duyên dáng hơn hẳn con người bằng da bằng thịt! Giống như thế có phải là sai sự thật không? Vì sao vậy?


    Nghệ thuật tạo hình trong nhiếp ảnh cho phép ta giấu bớt những đường nét không mấy đẹp đẽ vào bóng tối và nâng vẻ đẹp lên mức độ hoàn mỹ cần thiết, nhưng không cho phép bất cứ thủ pháp nào làm thay đổi hiện thực khách quan của hình ảnh.

    Không phải vì điểm tô thêm đẹp mà cố tình làm sai cả vẻ tự nhiên. Trừ những trường hợp đặc biệt cần sử dụng kỹ xảo Lg ghép để phục vụ cho mục đích nào đó, ảnh vẫn là một nghệ thuật phản ánh hiện thực cụ thể, không thể áp dụng bất cứ hư cấu nào theo kiểu hội hoạ. Đối với ảnh tin tức báo chí tuyệt nhiên không được Lg ghép cảnh vật này sang cảnh vật khác.

    Có thể dùng cách chiếu sáng làm nổi bật nét tươi vui ánh lên trong khoé mắt và mọng lên những vành môi, duyên dáng thướt tha thêm nơi mái tóc, nhưng nếu sửa chữa thêm từ ảnh dịu hiền thành sắc sảo, cặp môi dày hoá mỏng, mái tóc chất phác thành yểu điệu lẳng lơ... là lạm dụng và như vậy làm ảnh mất giống, sẽ trở thành vô giá trị.

    3. Ăn ảnh là gì?

    Như trên ta đã xác định rõ là bất kể đối tượng nào được ống kính thu hình đều mong ảnh đẹp, và ngay chính bản thân những người dùng máy ảnh cũng chẳng ai lại muốn tác phẩm của mình bị đối tượng không ưng ý hoặc người xem chê bai. Nhưng bước vào thể hiện loại ảnh chân dung thường dễ xảy ra hiện tượng như sau:

    Có những đối tượng nhìn ngắm ở thân hình và khuôn mặt chẳng thấy nổi bật vẻ gì là đẹp, mà được ống kính thu hình ở bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều thấy ảnh rất đẹp, không những ảnh rất giống từ đặc điểm hình thể đến phong cách mà còn thể hiện đầy đủ cả nội tâm, có khi lại đẹp hơn, chân thực vì nó mang tính chất điển hình.

    Nhưng ngược lại, có những đối tượng thuộc vào loại đẹp cả người lẫn nét, khuôn mặt và thân hình cân đối, nổi bật nhiều đặc điểm, ưa nhìn mà chụp ra ảnh thì lại chẳng thấy một nét nào hấp dẫn khiến các tay cầm máy rất vững cũng thấy khó khăn, công phu xoay sở đủ cách may ra mới thể hiện được kiểu ảnh ưng ý.

    Kể cả trong giới nhiếp ảnh và đông đảo quần chúng yêu thích ảnh đều khẳng định hiện tượng này là do vấn đề "ăn ảnh" rồi dựa vào những hiện tượng đã xảy ra để suy diễn thành nhiều quan niệm như:

    - Người nào có vẻ ưa nhìn, có thân hình cân đối, nét mặt xinh xắn, phong cách hài hoà là ăn ảnh.

    - Hoặc ai dễ bộc lộ tình cảm như diễn viên đều rất ăn ảnh v.v...

    Những hiện tượng người này ăn ảnh hơn người kia không phải là không có.Các nhà nhiếp ảnh lão thành cũng phải thừa nhận có những đối tượng rất khó thể hiện chân dung, và từ thực nghiệm người ta đã phát hiện ra rằng những nhân vật được liệt vào loại không ăn ảnh không phải vì màu da, nét mặt họ kỵ ống kính mà thường do hai nguyên nhân thuộc về trạng thái như:

    - Không giữ được nét tự nhiên khi ống kính máy ảnh chĩa vào, chính vì sự gò ép làm cho tình cảm của họ khó bộc lộ ra đúng như lúc bình thường.

    - Loại người rất ít bộc lộ tình cảm ra nét mặt, hoặc mỗi khi bộc lộ cũng chỉ trong khoảnh khắc là tắt ngấm ngay.

    Do đó nếu không để cho họ được thoải mái tự nhiên, hoặc không tranh thủ bấm máy kịp thời, đúng lúc thì dù tốn đến bao nhiêu phim vẫn chỉ được những kiểu ảnh cứng đơ, ngây ngô như tượng gỗ, làm sao mà miêu tả được vẻ đáng yêu của họ để bức ảnh trở thành tác phẩm chân dung.

    Muốn thể hiện ảnh chân dung đạt yêu cầu với đối tượng này, nhà nhiếp ảnh phải tốn công phu đi sâu tìm hiểu rõ trạng thái diễn biến tình cảm đặc biệt của họ, kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc tạo điều kiện cho phù hợp, và việc quan trọng trong thể chểnh mảng là phải tìm mọi cách bám riết, rình cơ hội thuận lợi để kịp thời "chộp" gọn mới đảm bảo thành công. Khó khăn trong thủ pháp này là những khoảnh khắc thuận lợi cho ta bấm máy đâu phải lúc nào cũng đầy đủ các điều kiện tạo hình, bố cục sẵn sàng theo ý muốn của đề tài. Việc "ăn ảnh" hay không chính là như vậy nhưng nói như vậy không có nghĩa bó tay. Với nhiệt tình vì nghệ thuật, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu tâm lý con người, giữ được quyết tâm bền bỉ kiên nhẫn, khéo léo kết hợp thủ pháp chuyên môn với việc bấm máy kịp thời, thì dẫu gặp đối tượng "khó ăn ảnh" đến mấy vẫn có thể thực hiện theo ý định.

    4.Thể hiện nội tâm trong ảnh chân dung nghệ thuật.

    Muốn hình ảnh con người thật giống hoặc trẻ ra, mọng và tươi thắm lên không phải là khó đối với người có trình độ kỹ thuật nhiếp ảnh thành thạo. Nhưng chỉ lột tả được đầy đủ cái vẻ giống bề ngoài của con người chưa phải là thể hiện một bức chân dung hoàn chỉnh, vì nghệ thuật không phải là sự sao chép đơn thuần, mà chính là sự chuyển hoá từ người mẫu thành hình tượng nghệ thuật, tức là dùng hình thức để diễn tả nội dung, mục đích của tác phẩm trong đó nhà nhiếp ảnh bộc lộ tâm tình và bản lĩnh của mình.

    Nhiệm vụ chính của ảnh chân dung thực đối với hoạ sĩ cũng như đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh là biểu hiện cho được không chỉ giống ở bề ngoài mà còn phải khám phá cho được cái thế giới bên trong của con người bằng phương tiện tạo hình

    Muốn như vậy trước hết nhà nhiếp ảnh chân dung phải làm quen với nhân vật định thể hiện, tìm hiểu tâm tư họ, hoà mình với họ, yêu mến họ, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, và nhạy cảm kịp thời phát hiện những nét độc đáo có thể chỉ thoáng qua một lần trên bộ mặt đối tượng để "chộp gọn" lấy bằng trình độ kỹ thuật chính xác. Ngoài ra lại cần biết khêu gợi kích động để biểu lộ những tình cảm thầm kín của đối tượng khi cần thiết, khiến cho nó bộc lộ ra một cách tự nhiên, chân thật. Đó là trách nhiệm của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật đối với nhân vật, ví như nhà thơ tiếp xúc, gần gũi quần chúng để gợi cảm, tìm hiểu, cô đúc, chuẩn bị cho đề tài sáng tác. Còn chính bản thân tác giả của tác phẩm ảnh chân dung cũng không nên bắt ống kính phải thu hình một cách gượng ép, chụp bằng được phải tự tạo lấy niềm hứng thú để phát huy sáng tạo và khi đã xúc cảm phải dồn hết tâm tình, tài năng vào việc thể hiện một cách nhiệt tình như nhà thơ đã lựa chọn được tiêu đề cần tranh thủ mọi cảm xúc dồn ra ngòi bút. Có như vậy mới kịp thời giành được khoảnh khắc quý báu và mới thể hiện được tác phẩm thực tế, chân thật, ảnh là một nghệ thuật miêu tả trực diện và chính xác nhất.

    Trong việc miêu tả con người ảnh chân dung phải biểu hiện được cá tính, nhân cách, diễn đạt được thế giới nội tâm của nhân vật mới đạt yêu cầu của nghệ thuật. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật nhiếp ảnh trong xu thế vươn lên ngang tầm với các ngành nghệ thuật khác.

    Chụp chân dung mà biểu lộ được thế giới nội tâm của đối tượng tức là đã trang bị thêm phần hồn cho bức ảnh. Một bức ảnh có hồn nghĩa là từ những đường nét của người trong ảnh nổi bật sức sống chân thật, khiến khi người ngắm ảnh có cảm giác như người trong ảnh đang tỏ thái độ, tâm sự với ta, gợi cho ta thấy như đang tiếp xúc với người bằng da bằng thịt, đòi ta phải lắng nghe tâm tình của họ. Đây là vấn đề đòi hỏi đến cảm xúc, kết hợp với tài hoa của tác giả.

    Trong ảnh chân dung cũng như trong hình thể con người, đôi mắt, cái miệng và hai bàn tay là những bộ phận quan trọng nhất để bộc lộ thái độ và tình cảm. Đó là các trọng điểm cần tập trung miêu tả.

    4.1.Về đôi mắt

    Ảnh chân dung có giống, có đẹp, đạt yêu cầu nghệ thuật hay không là do các đường nét thể hiện trên khuôn mặt quyết định và trong toàn bộ gương mặt, đôi mắt là mực thước tiêu biểu nhất của tâm hồn.

    Qua đôi mắt người ta dễ dàng phát hiện rõ tâm tư, tình cảm, hiểu được từng niềm vui ánh lên tươi tắn, nỗi buồn rầu đau khổ trong vành mi trĩu nặng xỉu xuống, hoặc sự căm thù giận dữ làm giãn đồng tử, chau lông mày.

    Cũng từ đôi mắt dễ nhận rõ sự thương yêu trìu mến của người mẹ, thái độ nghiêm khắc của người cha, lòng quyết tâm của người chiến sĩ, vẻ phấn chấn hồ hởi sau khi hoàn thành nhiệm vụ, khát vọng, hoài bão, sự cầu cứu, van lơn... Tất cả mọi điều thầm kín nhất đều rực lên hoặc đọng lại trong khoé mắt.

    Nhà nhiếp ảnh phải biết phân biệt cho rành rõ, tạo hình thích hợp, nhạy bén với những vẻ phát lộ tiêu biểu từ tâm trạng nhân vật mới bấm máy đúng khoảnh khắc ánh lên từ đôi mắt.

    Có người thường tránh không để đối tượng nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh bất kỳ ở kiểu cách nào. Tất nhiên là có những kiểu ảnh không thể đòi hỏi đối tượng nhìn vào ống kính được, nhưng nếu mọi trường hợp đều áp dụng như vậy là rập khuôn máy móc, dễ làm cho sự biểu lộ đôi mắt bị hạn chế, thậm chí có khi còn giảm thiểu nhiều tác dụng hoặc phản lại ý đồ miêu tả của người chụp.

    Chụp người đang hoạt động dĩ nhiên là tầm mắt bắt buộc phải hướng vào phía có sự việc liên quan, nhưng chụp người đang ở trạng thái tĩnh, không có bối cảnh nào cần thiết phải cho đối tượng hướng về đó, sao lại không thể cho đôi mắt họ nhìn thẳng vào ống kính, để mắt người trong ảnh bắt gặp ánh mắt người xem ảnh, có dễ gây ra sự lôi cuốn thu hút hơn không ? Chính nhờ ánh mắt gặp nhau dễ tạo ra sự hấp dẫn, giao lưu tình cảm giữa người trong ảnh với người xem. Ngay bản thân chúng ta, vì thử khi nhận được một bức chân dung của người thân yêu lâu ngày xa vắng mà nhìn thấy mắt trong ảnh chiếu thẳng vào ta, đố ai không ít nhiều xúc động, và như cảm thấy người thân đang gửi ánh mắt vào trong ảnh những nỗi niềm tuỳ theo liên tưởng ở mỗi lúc ta ngắm nhìn.

    Đôi mắt thật sự là sâu sắc, thật là cởi mở, thật là nồng cháy, diệu kỳ. Bức chân dung có hồn hay không phần lớn là do sự diễn tả về đôi mắt.

    4.2.Về cặp môi

    Sau cặp mắt phải nói đến cái miệng, mà chính là vành môi. Tình cảm do cặp môi biểu hiện ''ăn khớp đồng bộ'' với đôi mắt. Hai bộ phận phối hợp hữu cơ với nhau. Mắt nổi giận ắt miệng chúm lại hay vành môi mím lại. Mắt dịu dàng trìu mến thì vành môi giãn dài ra làm môi căng dài sang hai bên, mắt buồn thảm thì cặp môi chỉ chực méo xệch, mắt dịu dàng ưng thuận thì môi như muốn hé mở, mắt ngơ ngác kinh ngạc thì miệng dễ mở rộng thành há hốc v.v...

    Có những cặp môi thể hiện rất rõ tâm tính con người như: nũng nịu, nồng cháy trên nét mặt, chúm chím như nụ hoa chớm nở và chín mọng ngọt ngào ở miệng ấu thơ, hay đồng bộ cùng khoé mắt đưa tình; chề bỉu cong cớn của kẻ đanh đá dành hanh; bĩu ra khinh bỉ của kẻ tự cao tự đại, coi thường người khác...

    Có khi chỉ cần đặc tả từ vành mũi trở xuống hết cái cằm, xem ảnh cũng có thể hình dung được phần nào tính nết người trong ảnh nếu tác giả khó lột tả đường nét.

    4.3.Về đôi bàn tay

    Khi đôi mắt cái miệng được coi như cặp bài trùng, gắn với nhau như hình với bóng? Thì kẻ thứ 3: hai bàn tay được coi là yếu tố phụ - nhưng chính chúng cũng góp một phần đáng kể làm cho bức ảnh chân dung thêm sinh động và hấp dẫn, tuy là yếu tố phụ nhưng chớ coi thường. Phải nghiên cứu hình dáng, tư thế, màu sắc và vị trí cho chúng, đừng để chúng làm ảnh hưởng hoặc át mất tình cảm của nét mặt, nhưng cũng đừng làm cho chúng thành ngượng nghịu hoặc thừa không biết giấu đi đâu.

    Đến đây chắc nhiều Bác tự đặt câu hỏi: Cái gì mình ấn tượng nhất, thường là thứ mình ngắm nhìn đầu tiên, và đó mới là cái ấn tượng nhất của bức ảnh chứ ? Các cuộc thăm dò, điều tra trên thế giới đều cho cùng một kết luận là đàn ông chúng ta khi gặp một người phụ nữ, bộ phận mà chúng ta ngắm nhìn đầu tiên và để ý nhất là đôi mắt (theo trường phái cổ điển) và một thứ khác (theo trường phái hiện đại) không phải là miệng hay tay . Là cái gì thì mỗi Bác tự có kết quả nhé, đây chỉ là sự gợi ý mà thôi...

    Trong các nguyên nhân về sự thất bại của ảnh chân dung, một phần cũng do hai bàn tay vô vị, cứng đơ như gỗ, như kẻ mất hồn.

    Nhà đạo đức học Montaigne người Pháp rất nổi tiếng về tài viết tiểu luận đã tả đôi tay rằng: ''ở đôi tay ư ? Chúng van xin, hứa hẹn, kêu gọi, xua đuổi, doạ nạt, thách thức, nịnh hót, chế giễu...''

    Việt Nam ta có câu: ''Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay". Nghĩa què quặt ở đây là nói bóng về sự vụng về. Nội tâm của con người, nhiều khi ánh mắt, cặp môi thể hiện ra chưa đủ, mà còn nhờ thêm sự bộc lộ của đôi tay mới diễn đạt đủ ý tứ của thái độ và tâm trạng: ngón tay cái ưỡn cong vươn lên rõ ràng là một dấu hiệu giao ước bảo đảm; ngón tay trỏ chĩa thẳng yàơ đối phương là cả một hành động khinh miệt, vạch mặt chỉ tên, hoặc gí sát trán ai là hiện tượng chua ngoa sấn sổ. Khi đắn đo tính toán, lao lung suy nghĩ ta thường gõ đầu hai ngón tay; khi tức giận thế nào cũng nắm chặt, nổi gân guốc và khi cảm động thế nào bàn tay cũng thấy run run...

    Một số nhà nhiếp ảnh nổi tiếng đã dành thì giờ để ghi lại các dáng điệu, tư thế thân thường, tháo vát và gợi cảm của đôi tay trong các công việc hàng ngày của đời sống nhân dân. Nhiều khi xem điện ảnh hoặc xem biểu diễn sân khấu chúng ta có dịp được chứng kiến những điều mà đôi tay có thể nói thay lời được, mặc dầu đôi khi có vẻ cường điệu; nhưng ''không ai có thể cấm sự cường điệu theo hướng của sự chân thật''

    Cũng như bất cử người nghệ sĩ nào, nhà hội hoạ không thể chỉ vẽ một cách bình thường cái dáng dấp bên ngoài của đối tượng mà còn phải phản ánh cho được mối quan hệ của mình với nhân vật ấy, nếu không như vậy thì những sáng tác của họ làm sao thuyết phục nổi quần chúng ngoài tấm vải thô được bôi màu trên giá vẽ!

    Người nghệ sĩ chụp ảnh chân dung hoàn toàn không phải chỉ giới thiệu cái vật chất bên ngoài của nhân vật mà trước hết cần giải thích cho được cái thế giới nội tâm của họ. Trong lúc tái hiện hình dáng một con người cụ thể bằng những phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh chân dung nghệ thuật còn phải biểu hiện cả sự hiểu biết của mình về tính cách của con người mình chụp, hay nói cách khác người nghệ sĩ nhiếp ảnh không thể là hoạ sĩ dửng dưng.

    Chụp riêng bộ ảnh về đôi bàn tay đối với người yêu thích nhiếp ảnh cũng là một đề tài hấp dẫn, chẳng hạn với những nghề như thêu, tuồng, chèo... Bác nào thử chụp nhé!
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    5. Phân loại ảnh chân dung:

    Ảnh chụp cũng như tranh vẽ, tuỳ theo mục đích của kiều ảnh và vị trí, tư thế, tầm vóc của con người được thể hiện ra trong ảnh mà người ta xếp loại, mỗi loại, mỗi kiểu cách của ảnh chân dung đều do cách bố cục đã dụng ý hình thành ra nó.Hiện nay theo em được biết là có 3 cách để phân loại ảnh chân dung, tuỳ thuộc và số người, tính chất của chủ đề, ảnh...

    5.1. Cách phân loại thứ nhất:

    Nếu hình con người trong môi trường hoặc cảnh trí nhất định nào đó mà mặt mũi không rõ nét (không được tập trung diễn tả) hình thể con người chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với diện tích to àn bộ bức ảnh, thì đó chỉ thuộc loại ảnh sinh hoạt hoặc phong cảnh trong đó có người.

    Nếu con người được miêu tả tập trung ở bộ mặt; cách chụp làm nổi các chi tiết và hình dáng, lại thể hiện được cả tình cảm, nội tâm, đôi khi cả tư thế điệu bộ, thì loại ảnh này thuộc về loại chân dung. Tuy nhiên, sự phân chia cũng chỉ là tương đối. Ví dụ: đạt được các tiêu chí trên nhưng có ảnh được xếp vào thể loại ảnh báo chí, phóng sự...

    Ảnh chân dung có thể là cả người (loại này hiện nay ít dùng), nửa người, hay riêng có bộ mặt, và có khi chỉ đặc tả có đôi mắt, cái miệng theo kiểu điện ảnh như đang được phổ biến ưa thích trong đa số đối tượng thành thị.

    Trong chụp ảnh chân dưng người ta còn phân chia thành hai thể loại, mặc dầu ranh giới giữa hai thể loại này nhiều khi không thật dứt khoát, đó là chân dung ở thể tĩnh và chân dung ở thể động. Với hai thể loại này, căn cứ vào trình độ và phương pháp thể hiện lại hình thành ra loại chân dung lưu niệm bình thường không cầu kỳ về ý nghĩa miêu tả, và loại chân dung đặc tả đòi hỏi cả hình thức lẫn nội dung đều phải đạt tính nghệ thuật cao.

    5.1.1.Ảnh chân dung tĩnh

    Khi con người được miêu tả ở trạng thái không hoạt động (thể tĩnh tại, dù l à được chụp bất ngờ hay dụng ý cho ống kính thu hình) thuộc vào thể chân dung tĩnh.

    Thể chân dung tĩnh phần lớn người ta chụp nửa người, ít khi thu hình cả người hoặc 2/3 và được thể hiện nội tâm bằng đường nét đặc biệt trong khuôn mặt kết hợp với chiếu sáng cho nổi bật chi tiết theo ý muốn.

    Có nhiều ảnh chân dung mới thoạt nhìn tưởng như là tĩnh, nhưng nếu chú ý ngắm kỹ, thấy tình cảm của nhân vật được biểu hiện ra rất mãnh liệt ở các đường nét, khiến người xem ảnh cảm thông được cuộc sống bên trong của nhân vật, nhiều khi đôi mắt thể hiện trong ảnh rất tập trung, nhìn thẳng vào phía người xem ảnh như thu hút, chinh phục, trìu mến, hờn giận, yêu thương... Bức chân dung miêu tả được rõ ràng cá tính và nhân cách, tình tiết của đối tượng như vậy rất sống, rất sâu sắc, không ai lại có cảm giác cho là tĩnh theo nghĩa cứng đờ.

    Chụp ảnh chân dung tĩnh phải có sự hòa hợp giữa nhà nhiếp ảnh và đối tượng, mặc dầu ở giữa hai người có cái máy ảnh ngăn cách. Thiếu sự đồng cảm này, nhất là thiếu hưởng ứng và ủng hộ của đối tượng chụp, bức chân dung rất khó mà thành công.

    Thể chân dung tĩnh này rất thịnh hành trong thời kỳ đầu của lịch sử nhiếp ảnh. Những bậc thầy về thể loại ảnh này như Talbot, Bayard, Le Gray, Octavius Hil1, Nadar, Nappelbaum... tác phẩm và tên tuổi của họ vẫn được lưu truyền tới ngày nay.

    Ở nước ta, thể chân dung tĩnh vẫn được đắc dụng trong một số trường hợp đặc biệt như: chụp ảnh lãnh tụ; chụp các nhân vật điển hình, chụp ảnh hồ sơ căn cước, sử dụng trong thí nghiệm, nghiên cứu, lưu niệm có tính chất nghệ thuật...

    Tuy nhiên do tính chất mà nó ít mang tính nghệ thật mấy. Đây là trách nhiệm của các nhà nhiếp ảnh nghệ thuật chân chính trong việc thể hiện loại ảnh chân dung đăng trong báo chí, cần có những kiểu ảnh làm mực thước được phổ biến rộng khắp, bằng cách đó mới thúc đẩy mọi người cầm máy nâng dần trình độ nghệ thuật trong cách thể hiện ảnh chân dung.

    5.1.2.Ảnh chân dung động

    Ảnh con người đang cử động trong làm việc, sinh hoạt, học tập, chiến đấu... đều thuộc thể chân dung động.

    Trong chân đung động người ta có thể thể hiện con người thật rõ nét như chân đung tĩnh hoặc chỉ miêu tả một số đặc điểm nào đó về các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, còn các chi tiết, đường nét khác cho mờ nhoè đi để biểu hiện rõ cái động của nhân vật theo sự việc cần kết hợp bối cảnh và đều chụp bất ngờ.

    Thể loại ảnh này chính là chụp theo kiểu chân dung phóng sự: ''bắt'', ''chộp" những dáng điệu, cử chỉ và nét mặt rất tự nhiên thoải mái của nhân vật, và ngay khi ta bấm máy, bản thân đối tượng không hay biết.

    Ảnh chân dung được thể hiện theo kiểu này trông rất sống, người xem ảnh dễ có cảm giác như đứng trước con người thật. Sức sống bị ống kính chộp gọn như ngưng lại trong giây lát cho người xem ảnh có đủ thời gian nhìn rõ, phân tích cử chỉ hành động của con người đang sống mà trong khi gần gũi hàng ngày ít chú ý hoặc không có điều kiện xác nhận ra.

    Nhưng nếu người cầm máy không đủ trình độ điêu luyện, không những khó chộp được thật đúng thời cơ bộc lộ tình cảm mang tính chất tiêu biểu, điển hình đẹp nhất trong dáng dấp, tư thế, điệu bộ của đối tượng, mà còn dễ thành những hình tượng hời hợt, ngây ngô, thậm chí người xem ảnh dễ hiểu lầm là tác giả đã bày đặt giả tạo.

    Chân dung động là thể loại được phát sinh và thông dụng cùng với ảnh phóng sự, sinh hoạt, hiện nay đang được hâm mộ và ngày càng chinh phục được sự tín nhiệm của những người yêu ảnh.

    5.1.3.Ảnh chân dung đặc tả

    Chân dung đặc tả là loại ảnh đòi hỏi đạt tính nghệ thuật cao về miêu tả từ hình thức đến ý nghĩa nội dung, nếu không đủ trình độ kỹ thuật và nghệ thuật điêu luyện, nhất là quan điểm nhận thức không rõ ràng dứt khoát khó mà thể hiện thành công, vì không những phải lựa chọn thật chính xác những đặc điểm tiêu biểu cho vẻ mặt, dáng người của nhân vật, mà còn phải khéo kết hợp cách bố cục có sức hấp dẫn mạnh, cách chiếu sáng thật tinh tế mới làm cho các đường nét rất khái quát mà đủ chứa chất ý nghĩa súc tích của nội tâm nhân vật, ăn khớp với dụng ý của tác giả, khiến người xem ảnh càng ngắm nghía hình tượng càng nhận rõ ý nghĩa phong phú, như nghiên cứu một bài thơ thâm thuý, càng nghiền ngẫm càng phát hiện ra đủ ý tứ hay.

    Ảnh chân dung đặc tả theo phong cách nghệ thuật không lệ thuộc vào khuôn khổ, kiểu cách, hầu hết do cách sáng tạo của nhà nhiếp ảnh và đề tài quyết định.

    Người ta có thể đặc tả toàn thân đối tượng bằng một bóng đen kịt và dùng những vết sáng rất độc đáo, dẫn giải những điều cần miêu tả; có thể là tả bộ mặt theo kiểu chân phương; có thể chỉ cần cho nổi thật rõ nét đôi mắt, cái miệng, mái tóc... kết hợp với các bộ phận liên quan mờ nhoè làm bối cảnh; lại có khi chỉ dùng hình bóng nhân vật in vào mặt phông, ngả dài trên nền đất hoặc soi tỏ trên mặt nước để diễn tả tâm trạng bằng một vài nét rất đặc biệt về dáng dấp và vẻ mặt nhân vật, mà khi xem ảnh vẫn những đường nét thân quen, vẫn hiểu chi tiết của nội dưng đặc tả.

    Do xu hướng và quan điểm nghệ thuật đã phân biệt, ảnh chân dung đặc tả phong cách thể hiện khác hẳn nhau:

    5.1.3.1Đặc tả cụ thể

    Dùng cách chụp thật gần, ghé sát ống kính vào đối tượng hoặc cũng có khi dùng ống kính chụp xa kéo nhân vật từ xa lại.

    Thu hình tập trung, đầy đủ, chính xác bộ phận theo ý muốn. Chẳng hạn như đặc tả một bộ mặt già nua, ảnh sẽ nổi bật từ các nếp nhăn, lỗ chân lông, từng sợi râu, tóc, lông mày đến cả vết tích trên da thịt nhân vật, hoặc đặc tả vẻ mặt non trẻ thì không những các lông tơ, từng sợi tóc mềm mại, mà đến cả vẻ thơ ngây trong ánh mắt, cánh mũi, vành môi, kẽ răng... cũng được cách chiếu sáng làm nổi bật lên rất chuẩn xác, như người trong ảnh ghé sát mặt tới phía người xem...

    Nhìn vào loại ảnh này như đọc một thể văn chương chân thực của một đáp án rành rõ mà lại vô cùng hấp dẫn, giàu mỹ cảm.

    5.1.3.2.Đặc tả trừu tượng

    Thường dùng cách bố cục rất ngộ nghĩnh, độc đáo, chiếu sáng rất cầu kỳ cho nổi bật một số đường nét khái quát nào đó đủ để cô đọng mọi ý tứ súc tích của nội dung miêu tả.

    Những bóng đen, vệt sáng, cớ khi chỉ là một nét rất nhỏ, một cái chấm cỏn con, một sự ngờ nghệch có dụng ý, một cách chia cắt đột ngột, một sự chồng lấp tinh vi... biểu lộ ra mặt ảnh là cả một dãy móc xích ẩn kín đủ ý tình sâu sắc.

    Mới thoạt nhìn loại ảnh này rất có thể chẳng nhận rõ điều gì mô tả, thậm chí có khi cả đến hình tượng chưa chắc đã phát hiện ra ngay là tư thế nào, nhưng nếu tập trung suy nghĩ xét đoán, sẽ lần ra đầu mối và từ đó sẽ giải đáp sáng tỏ dần theo cách hình dung liên tưởng.

    Loại ảnh này có thể ví như bài thơ ý tứ thâm trầm, văn chương hết sức trau chuốt, tinh vi; hệt như bài tính đố uẩn khúc, phức tạp.

    Nghệ thuật miêu tả con người theo quan điểm của ta là áp dụng cách đặc tả thứ nhất, còn xu hướng của trường phái ở các nước phương Tây rất chuộng cách đặc tả thứ hai.

    5.2. Cách phân loại thứ 2:

    Có thể phân thành các loại sau:
    (1) ảnh chân dung dàn dựng,
    (2) ảnh chân dung tự nhiên,
    (3) ảnh chân dung sinh hoạt, và
    (4) ảnh chân dung tập thể.

    5.2.1.Ảnh chân dung giàn dựng

    Sự thành thạo kỹ thuật và nhạy bén về thị giác chưa đủ để giúp ta vượt qua những khó khăn của việc chụp ảnh chân dung. Để thành công với thể loại ảnh chân dung dang dựng (formalportait), cả hai con người phải cùng tham dự vào tiến trình sáng tạo và mối tương quan giữa hai con người là điều cốt yếu nhất.

    Với điều kiện chủ động về kỹ thuật và thời gian trong studio hay ngoại cảnh, những bức ảnh chân dung giàn dựng đạt yêu cầu là những bức ảnh trông không có gì là…dàn dựng. Quan hệ cởi mở, thân mật giữa người cầm máy và người mẫu là điều quan trọng giúp cho người mẫu cảm thấy thoải mái, tự nhiên. Bản thân người cầm máy cũng phải có phong thái tự tin trong những cách tạo dáng cho người mẫu hay cách xử lý kỹ thuật cho mình.

    Chọn lựa những đặc điểm nào trên gương mặt cần nhấn mạnh, hay cần giảm nhẹ là một sự lựa chọn khó khăn, tùy thuộc vào ý đồ của người cầm máy muốn làm đẹp cho chủ đề hay phơi bày tính cách của người mẫu. Không cần những kỹ thuật phức tạp hay bố cục khác thường, gương mặt con người tự thân vốn luôn hấp dẫn, và nếu ta có thể chụp bắt được một biểu hiện thích hợp trên nét mặt cũng đủ giúp cho bức ảnh thành công. Nếu là chân dung toàn thân hay ba phần tư chiều cao, cần phải đặc biệt chú ý đến hai bàn tay. Hình dáng và tư thế của hai bàn tay có thể cho biết nhiều điều về chủ đề chẳng kém gì gương mặt.

    5.2.2.Ảnh chân dung tự nhiên

    Có thể nói ảnh chân dung tự nhiên (informal portrait) là thể loại ảnh hấp dẫn người cầm máy ảnh, cả dân nghiệp dư lẫn giới chuyên nghiệp. Từ một đứa trẻ đang cười khúc khích trước ống kính cho tới một nhà sư chìm lắng trong lúc ngồi thiền, mọi chân dung không dàn dựng, tạo dáng ở studio hay tại nhà đều có thể coi là chân dung tự nhiên.

    Tuy không cần phải thiết kế, bố trí gì, ảnh chân dung loại này cũng đòi hỏi ở người cầm máy nhiều kỹ năng không kém gì việc chụp ảnch chân dung trong studio. Người cầm máy phải luôn nhạy bén để có thể quyết định chớp nhoáng và chụp bắt được một tư thế đẹp hay một nét mặt độc đáo của chủ thể trước khi các biểu hiện đó biến mất.

    Trong trường hợp người mẫu biết mình được chụp ảnh, ta nên yêu cầu họ làm một công việc hay thao tác nào đó vốn quen thuộc với họ. Một hoạ sĩ vẽ tranh, một nhạc công chơi đàn, một chị bán hàng quẩy đôi quang hàng, một anh dân chài đang kéo lưới,…Những thao tác hay công việc quen thuộc sẽ giúp người mẫu thêm tự nhiên và những công cụ lao động, hoặc động tác sẽ góp phần tăng thêm tính thông tin lẫn tính thẩm mỹ cho bức ảnh.

    Trong studio, hậu cảnh chỉ đóng vai trò thứ yếu là nhằm tôn người mẫu lên. Trong đời thường, hậu cảnh –cho dù có hơi mờ nhoè đi – vẫn là một phần không thể tách rời với chủ đề. Một bối cảnh không phù hợp sẽ phá hỏng không khí cảm xúc và bố cục của hình ảnh. Với loại hình ảnh này thì các ông kinh các Wied có tiêu cự từ 20mm đến 35mm lại tỏ ra hữu hiệu hơn ống kính tele trong nhiều trường hợp.

    5.2.3.Chụp ảnh tập thể

    Ảnh chân dung tập thể cũng được chia làm 2 loại như ảnh chân dung cá nhân: ảnh dàn dựng và ảnh tự nhiên.

    Ảnh chân dung tập thể dàn dựng

    Dàn dựng một bức ảnh chân dung tập thể (Formal group portrait) là một thách thức đối với trí tưởng tượng và tài nghệ của người cầm máy. Tập thể người mẫu phải được bố trí sao cho hấp dẫn và cùng lúc phải bắt được sự chú ý của tất cả những người trong nhóm.

    Việc xử lý bố cục và ánh sáng cho ảnh chân dung tập thể bị hạn chế rất nhiều nhưng dù vậy, phải hết sức tránh sự đơn điệu của các bố trí mọi người theo một hàng ngang cứng nhắc. ánh sáng tất nhiên phải tạo được không khí cảm xúc cho vào nhóm chứ không phải chỉ nhấn mạnh một hai cá nhân. Tập thể càng đông thì nên chụp càng nhiều phim để bảo đảm rằng trong bức ảnh cuối cùng không người nào nháy mắt, cau mày, bị che khuất hay nhìn đi chỗ khác hay khoảng khắc quan trọng.

    Với tập thể đông từ 4 người trở lên, bố trí một hàng thẳng là cách bố trí rất vụng về, nên chia làm nhiều nhóm nên tốt hơn. Dù bố trí theo cách nào thì một chân máy (tripod) là một công cụ tối cần thiết khi chụp ảnh tập thể có dàn dựng, bởi vì nhà nhiếp ảnh cần phải di chuyển qua lại những nhóm người mẫu và máy ảnh để điều chỉnh cách sắp xếp và kiểm tra hiệu quả qua kính ngắm.

    Ảnh chân dung tập thể tự nhiên

    Chụp ảnh chân dung tập thể theo lối tự nhiên (informal group portrait) là một cơ hội cho các tay chơi ảnh nghiệp dư thi thố với các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp (Bức ảnh của Bác Letuananh đấy) . Nếu chụp ảnh chân dung tập thể loại dàn dựng cần phải có sự điêu luyện nhà nghề để thành công thì loại ảnh chân dung tập thể tự nhiên lại không cần điều đó bởi vì mục tiêu của loại ảnh này là nghiên cứu những động tác và tư thế thoải mái, bất chợt. Những người chơi ảnh tài tử, thường là bạn hữu trong một tập thể nào đó, rất dễ có cơ hội chụp ảnh những người bạn của mình trong những tình huống về mặt lý thuyết có thể nói là lý tưởng.

    Trong loại ảnh chân dung này, tập thể người mẫu không cần thiết phải nhìn vào ống kính, thậm trí cũng không biết đến sự hiện diện của một ống kính nào đó đang “soi mói”. Ngay cả những dịp trịnh trọng cũng là cơ hội cho những bức ảnh chân dung tự nhiên. Trong khi một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nào đó đang dàn dựng, bố trí một chân dung tập thể trang nghiêm, những người chơi ảnh nghiệp dư có cơ hội tốt hơn thể chụp bắt những bức ảnh sống thực của tình huống vào những lúc mà nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp kia không có mặt.

    Cầm máy ảnh đi dạo quanh săn lùng những hình ảnh thực sẽ cho kết quả hay hơn là sắp xếp một tập thể theo hàng lớp ngay ngắn trước ống kính. Bí quyết của ảnh chân dung loại này là: càng đơn giản càng tốt. Hãy chọn một góc nhìn thích hợp và chờ đợi những bố cục đẹp ngẫu nhiên, quan sát những hành động và nét mặt, sử dụng các tốc độ trập nhanh.

    5.2.4.Làm Việc và vui chơi

    Các nhà nhiếp ảnh studio ngày xưa thường bố trí người mẫu của họ trước một phông nền vẽ phong cảnh nên thơ nhằm cho người xem ảnh biết thêm đôi điều về người trong ảnh. Trong trường hợp này, những thông tin “bổ sung” ấy chỉ đơn thuần là một gợi ý lãng mạn nhưng rất thô thiển – nếu xét theo tiêu chuẩn ngày nay – về sự sung túc hay hạnh phúc. Khuynh hướng hiện thực trung thực (honest realism) của nhiếp ảnh hiện đã thôi thúc những người cầm máy săn lùng chủ đề trong môi trường sống thật. Thay vì áp đặt những cảnh trí kịch tính, lý tưởng hoá cho người mẫu, các nhà nhiếp ảnh ngày nay lại muốn thể hiện con người trong cuộc theo đuổi mưu sinh với bối cảnh quen thuộc của từng con người trong chủ đề.

    Động tác và vẻ linh hoạt của con người khi làm việc và vui chơi hiển nhiên là một vùng đất mầu mỡ cho những đề tài nhiếp ảnh. Khác với phần lớn những bức ảnh chụp trong studio trong đó sự tự ý thức lộ liễu của người mẫu về bản thân mình đã phá hỏng cảm xúc của bức ảnh, những chân dung tự nhiên chụp những con người hoàn toàn thu hút công việc hay niềm vui thực sự của họ lại toát ra một sức diễn cảm mạnh mẽ, và tạo cho bức ảnh một trạng thái tâm lý và tình cảm đặc thù không chút gượng ép.

    Một nhà điêu khắc trầm tư xem xét những góc cạnh của một tảng đá, người leo núi đững lưỡng lự trước một bờ vực hay một đứa bé tung người bắt trong một trận banh trên đường phố; những con người trong những tình huống như vậy chẳng mấy khi bận tâm đến sự có mặt của nhà nhiếp ảnh nhạy cảm đang tự do đột nhập vào một cảnh đời và chụp bắt những nỗi sợ hãi không che dấu, niềm hoan lạc tột cungc, nỗi tuyệt vọng đát, cơn thịnh nộ khôn dằn hay thậm trí cả sự ngượng ngung, bố rối – miễn là sự ngượng ngùng, bối rối ấy không phải di chiếc máy ảnh tạo ra.

    Nhiều chủ đề có thể hoàn toàn ý thức được sự đột nhập của chiếc máy ảnh, nhưng vì họ đang bận rộn với một hoạt động không thể ngừng nghỉ, và đặc biệt là một hành động quen thuộc, sự tự ý thức hiển nhiên của người mẫu dễ dàng tan biến chỉ còn lại một chút dè dặn hay tò mò trên mặt. Một dân chài đang kéo lưới có thể nhìn thẳng vào ống kính của một nhà nhiếp ảnh như những thao tác kéo lưới của anh ta đã thành một phản xạ tự nhiên và anh ta vững tin vào công việc mình đang làm. Không hề có chút gì giả tạo hay gượng ép trong tư thế và dáng điệu của anh dân chài ấy. Chụp ảnh con người trong môi trường thực họ còn giúp ta xác định được đôi chút gì đó về tính cách của chủ đề, thường là những cá tính bất ngờ để lộ ra.

    Chụp bắt được những phản ứng và biểu cảm của chủ đề đối với một công việc hay một trò chơi mà họ đang tham dự thì những bức ảnh chụp được sẽ hấp dẫn hơn là những bức ảnh thuần tuý trình bày một sự việc. Mỗi bức ảnh như vậy sẽ là một “nhát dao cắt vào đời sống” đầy sức mạnh và sự thuyết phục với tất cả những hỉ nộ bi tráng đích thực của con người mà không cần gì đến “ những thủ pháp” hay “xảo thuật” về hình thức. Những chủ đề khác thường chưa chắc đã tạo được một bức ảnh độc đáo nhưng chúng có thể khơi nguồn cho nhiều càm xúc mới. Điều đó giúp ta hiểu được tại sao nhiều nhà nhiếp ảnh không quản ngại chui xuống cả các đường lò âm u của hầm mỏ, đứng trực chờ bên những giây truyền lắp giáp trong các công xưởng, vào sâu trong hậu trường của các nhà hát, v.v…để săn cho những chủ đề mới lạ trong môi trường phát dinh đích thực của những nỗi buồn và niềm vui.

    Ảnh chân dung tự nhiên chụp những con người đang tham dự vào một sự việc thực thường gọi la ảnh đời thường (candid photography) và đó chính là che đẻ của thể loại ảnh phóng sự (reportage photography).
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    6.Tư thế:

    Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài của hình thái toàn thân.

    Khác hẳn với hội hoạ chỉ cần thật giống về bộ mặt, còn tư thế đối tượng tha hồ hư cấu tuỳ ý hoạ sĩ vẽ thế nào nên thế; ảnh chân đung bắt buộc phải ghi lại một cách chân thực đúng như tư thế nhân vật, vì chức năng của ảnh là khích lệ thuyết phục con người bằng phương pháp tái hiện hiện thực. Nếu không phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan thì làm sao khởi động được cảm xúc chân thành của đối tượng và khán giả?

    Hơn nữa, tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn eo khả năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.

    Với thế thật cân bằng của hai vai khiến Lg ngực vươn lên vừa phải, đủ tỏ lộ vẻ nghiêm túc, sẵn sàng; với hai tay khoanh vòng trước ngực, khi xiết chặt lại tới mức độ co rúm hai vai, rõ ràng là thái độ khúm núm, khuất phục; nhưng nếu nới lỏng vòng tay để hờ trên ngực, lại tỏ ra khiêm tốn, chín chắn, lắng nghe; hoặc dáng người đứng thẳng, dạng chân, chống tay lên háng nếu không phải đo tính khí ngang tàng ắt là bộ tịch ra điều kẻ cả; hoặc Lg ngực vươn đến lệch vai dễ thấy ngay vẻ thách thức tự hào... Cái tình tiết từ tư thế con người phát lộ ra như thế đó!

    Dựa vào khả năng, đặc trưng của tư thế, người phương Tây thường tận dụng nó trong việc mô tả các loại ảnh tâm lý nghệ thuật như: những bước chân suy nghĩ, mức thắm thiết của cánh tay ghì riết thân nhau, hoặc sự đau đớn quằn quại bằng thân hình co quắp hay ưỡn cọng, nghiêng, ngả...

    Cũng như hội hoạ miêu tả nhân vật, ảnh chân dưng đã dựa theo đặc tính thể hiện tâm trạng của con người thường kết hợp với bộ mặt ớ cuộc sống thục tế để chia thân hình con người thành các thế: bán thân, 2/3 hoặc toàn thân, cho tiện theo từng cách diễn tả nội tâm; và ở mỗi hình thể này lại tuỳ theo đặc điểm về phong cách, thân hình đối tượng và yêu cầu mục đích của kiểu ảnh, kết hợp với bộ mặt để xếp đặt cho nhân vật đứng, ngồi, nằm, đổ chúi về phía trước, nghiêng ngả sang hai bên hay vươn mình uốn éo... Rồi, chính tử các tư thế cơ bản này đã sản sinh ra vô vàn kiểu cách theo ý sáng tạo khác nhằm đặc tả theo ý thức của những người cầm máy.

    6.1.Thế bán thân

    Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. Thực ra, muốn cho ảnh chân dung ở thể này thật cân đối, thường chỉ chụp từ ngang túi áo ngực trở lên, hơn nữa mục đích chỉ diễn tả tập trung ở bộ mặt, vai và ngực, thông thường chỉ để cho cân xứng với đoạn cổ và đầu.

    Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét mặt theo phong cách nghệ thuật, nhưng vì nó thoát ra ngoài khuôn khổ bộ mặt để bố cục tạo hình phức tạp (nhất là bối cảnh), cho nên nó thích hợp với người lớn hơn là trẻ em. Trong thực tế, đối tượng ưa chuộng thể ảnh này nhất là lứa tuổi từ trung niên trở lên.

    Nói chung, thể chân dung bán thân hiện nay vẫn rất thông dụng, thích ứng trong nhiều trường hợp, phục vụ đắc lực cho các yêu cầu về ảnh: căn cước, hộ chiếu, chứng minh thư, ảnh lãnh tụ, ảnh giới thiệu các nhân vật điển hình trên báo chỉ thậm chí cả ảnh quảng cáo và ảnh lưu niệm hoặc đặc tả nghệ thuật cũng rất cần thiết thể ảnh này, vì với cách diễn tả tập trung vào bộ mặt, các chi tiết đặc điểm của vẻ mặt được biểu lộ đầy đủ rõ ràng cho việc thể hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lại không bị khuôn khổ hạn chế dù với yêu cầu nhỏ hẹp nhất về khuôn cỡ vẫn đảm bảo chính xác dễ nhận.

    Tuy nói là ảnh chân dung bán thân thuận tiện cho việc thể hiện như: không bị thời gian và không gian hạn chế khi chụp, đối tượng chỉ cần sửa soạn bộ tóc và cái áo, không đòi hỏi cầu kỳ toàn bộ trang phục, không câu nệ cứ phải đứng hay ngồi mà cả lúc đang nằm vẫn chụp được vì chỉ cần có mặt và bộ ngực, không mất nhiều công chỉnh đốn các động tác tư thế khó nhất của tay chân... nhưng thực ra, chụp được kiểu ảnh chân dung bán thân đạt yêu cầu nghệ thuật không phải là việc giản đơn, và ngay cả với loại chân dung lưu niệm bình thường muốn cho bức ảnh thuận mắt, ưa nhìn, cũng không dễ dàng.

    Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng như: gò má, cặp mắt, gờ trán, sống mũi, cái miệng, vành tai, đến cả cái cổ, cái cằm, lỗ mũi, mái tóc, kết hợp với vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt nghiêm trang, chất phác, khô khan thô bạo hay hóm hỉnh, duyên dáng, dịu hiền, theo mỗi cảnh buồn, vui, căm thù, phẫn nộ, tin tưởng, hy vọng, mãn nguyện, ngưng đợi... để xếp kiểu cho thích hợp; mà còn phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.

    Với đối tượng lớn tuổi, nhân vật đặc biệt, lãnh tụ hay ảnh căn cước, chứng minh thư, hộ chiếu, hoặc tương tự, cần lấy tư thế ngay ngắn chỉnh tề cho phù hợp với phong cách đứng đắn, nghiêm trang, tế nhị. Tuỳ theo cách thể hiện, có thể lấy thế hơi chếch bên sườn cho ngực nghiêng, hay nghiêng hẳn, hay vuông vức hai vai, nhưng cần cho thân nhiều hơn mặt một chút (chiều cao của thân khoảng gấp rưỡi mặt là vừa). Nếu để tư thế thẳng vuông vắn cân bằng hai vai nên chú ý chụp với góc độ hơi chếch ngang một chút cho ảnh đỡ cứng.

    Đối tượng là thanh thiếu niên, nếu xét thấy bộ ngực không có lợi gì thêm cho mỹ cảm hoặc không cần phải kết hợp vẻ mặt với bàn tay hoặc cánh tay để nhấn rõ nội tâm tình cảm, nên rút ngắn thân hình lại cho khổ mặt cao to hơn. Nếu muốn diễn tả nét nở nang của Lg ngực, có thể lấy từ ngang tầm vú trở lên kể cả nam lẫn nữ, và để thế hơi nghiêng hoặc nghiêng hẳn cho nổi bật (ở thế này người ta thường thu hình thấp xuống phía dưới vú cho khổ mặt nhỏ lại trong khuôn để khi in phóng ảnh dễ cắt cúp lại theo đúng nghệ thuật).

    Khi cần lấy bán thân thật dài cho mặt nhỏ bớt đi, để tạo các thế nghiêng ngửa cho duyên dáng, hấp dẫn, người ta cũng có thể áp dụng cách chụp thu nhở lại cho khuôn rộng rãi để dễ cắt cúp khi in phóng ảnh. Nên lưu ý rằng: thế đổ nghiêng ngửa, vươn ngực thường thích hợp với phụ nữ, và thế đổ nghiêng chúi về phía thước thường thích hợp với nam hơn.

    Với trẻ em, kể cả hài nhi, nếu có thể giữ cho ngưng ngọ nguậy lúc chụp, vẫn có thể dùng thể bán thân để thực hiện miêu tả chân dung như người lớn. Nếu chịu khó bố cục tạo hình, cắt cúp và đề tài hóm hỉnh, nhiều khi đạt được những kiểu ảnh có tính gợi cảm mạnh và rất độc đáo về nghệ thuật chân dung bán thân.

    6.2.Thế 2/3 người

    Ảnh chân dung chụp 2/3 người thường được sử dụng cho các trường hợp và điều kiện như:

    - Vẻ mặt đối tượng chưa đủ diễn tả nội tâm theo mục đích yêu cầu của đề tài, cần kết hợp thêm tư thế dáng dấp, nhất là đôi tay cho thật rõ ý nghĩa.
    - Thân hình đối tượng có nhiều đường nét hấp dẫn mỹ cảm, có tư thế bộc lộ rõ nội tâm và phong thái.
    - Đoạn từ đầu gối xuống bàn chân đối tượng không có dáng dấp gì có lợi cho diễn tả như: thô xấu, dễ mất tự nhiên... hoặc ở dưới chân và quanh chân đối tượng có những chướng ngại ảnh hưởng không tốt đến nội dung và hình thức bức ảnh.
    - Nhỡ nhàng, muốn lấy từ đầu đến chân nhưng không lùi máy được mà lại không có ống kính góc rộng để đẩy xa hình ảnh.
    - Muốn cho thân hình và khuôn mặt to đầy trong khuôn hơn thì chụp cả khuôn hình.


    Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật), nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn (tới ngang hông là cùng nếu rút ngắn từ bụng trở lên sẽ thành thể bán thân).

    Thể ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn; còn đối với nhân vật gầy yếu hom hem thân hình mất cân dối, phụ nữ có mang, đàn ông bụng phệ, cả với người mặc quần áo lôi thôi dúm dó đều không thể áp dụng thể chụp này.

    Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện, thế ngồi và nằm chỉ áp dụng cho loại chân dung động kết hợp với bối cảnh mà không thể cho đứng dậy được, còn rất hãn hữu dùng đến.

    Cần lựa chọn thế đứng cho thích hợp với từng đối tượng, ví dụ như người có bộ ngực nở nang, cặp mông tròn trĩnh, mặt bầu bĩnh, quần áo thật gọn có nếp là đẹp nên để đứng nghiêng; nếu không đạt yêu cầu như vậy tất phải để đứng hướng bề mặt thân hình vào ống kính, ở thế đứng quan trọng nhất là đôi tay, phải căn cứ vào phong thái đối tượng để bố cục mới thích hợp, không nên máy móc tuỳ tiện, ai cũng chống tay lên háng hoặc khoanh tay trước ngực, hoặc cho đối tượng cầm những vật ngược cảnh, cứng đờ...
    Nếu nhân vật thấp lùn hoặc cao quá khổ, có thể áp dụng thế máy chụp ngước lên, chúc xuống để tạo rạ tầm vóc theo ý muốn.

    Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.

    Dùng bóng đổ in vào phông cũng có khi gây được hiệu quả nghệ thuật với đối tượng nào thích hợp. Nên nhớ rằng bóng đổ nằm trên mặt đất không thể dùng cho thể chân dung 2/3 này.

    6.3.Thế toàn thân

    Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.

    Thể ảnh này thường để chụp các lãnh tụ, nhân vật điển hình, đặc biệt hoặc chân dung lưu niệm có kết hợp thêm cảnh vật có ý nghĩa, ở thể này phần nhiều người ta cho đối tượng đứng và ngồi hơn là tư thế nằm.

    Khi chụp không nên nóng vội và cũng không nên sửa tư thế quá nhiều, cần để đối tượng thật thoải mái theo phong cách thường ngày, sau đó nhận xét lựa chọn góc độ chụp kết hợp hướng dẫn cho đối tượng chỉnh đốn lại, và khi thấy ổn định đạt yêu cầu là kịp thời bấm máy.

    Tuỳ theo vẻ mặt, dáng người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích hợp, tránh gò ép lấy được.

    Việc khó nhất khi thể hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.

    Chụp chính diện tối ky để đối tượng ngồi trên ghế đẩu hoặc ngồi nghiêm chỉnh mà lưng không có cái tựa (ra ảnh sẽ giống như người ngồi xổm).

    Ảnh chân dung dĩ nhiên là phải lấy việc mô tả bộ mặt là chính, nhưng nếu ở thế này mà cứ loay hoay về cách lựa kiểu mặt, sẽ lãng quên mất việc chỉnh lại tư thế chân tay cho đối tượng, để rồi, chỉ cần một chi tiết nhỏ vế động tác ngây ngô ngờ nghệch của đối tượng sẽ làm phí cả vẻ mặt rất đẹp đã lựa chọn. Để khắc phục nhược điểm này, trước hết là ta sửa tư thế, bố cục cho tay chân đối tượng thật tự nhiên ăn khớp với nhau xong rồi hãy tập trung vào khuôn mặt, và khi sắp bấm máy cần kiểm tra lại toàn bộ cho thật đầy đủ mới không xảy ra hiện tượng đáng tiếc. Đối với các cụ già, dù ngồi hay đứng đều rất dễ đờ đẫn cả tay chân, nên đã có không ít các ''ảnh để thờ'' các cụ thường xoè đủ 10 ngón tay bày hàng ra phía trước trông như.tượng gỡ, hoặc ngược lại, lộ rõ vẻ gò bó cứng đơ theo tư thế được hướng dẫn, còn đối với thanh niên, nếu ta không giải thích cho họ rõ tư thế lố bịch phản mỹ thuật, tất khó tránh khỏi tình trạng nghịch ngợm cứ nằng nặc đòi chụp theo ''thế tự nhiên'' một cách không thích hợp với khả năng thu hình của ống kính, sẽ hỏng kiểu ảnh như chơi, chẳng hạn như tay chắp ra sau lưng mà cứ đòi chụp chính diện ắt ra ảnh sẽ thành cô hay cậu thương binh, hay cái vẻ ngồi ''bẻ què" tưởng là duyên dáng, nhưng đã vô tình bắt ống kính cắt cụt cả 2 chân.

    Trường hợp kết hợp người với cảnh nên chọn chỗ cảnh nào ít rậm rạp để bức ảnh sáng sủa nổi bật người. Chỉ nên lựa lấy một phạm vi đặc biệt đủ khả năng tiêu biểu cho địa điểm, chớ vì cảnh sắc hữu tình mà tham lấy quá nhiều cảnh dễ thành ảnh phong cảnh, mất ý nghĩa tả người của ảnh chân dung; và, có một điều cần đề cao cảnh giác ở trường hợp này là ''những màu sắc và hình tượng mắt ta nhận thấy đẹp, rất có thể chỉ là những mớ hỗn độn trắng đen khi ra ảnh kia đấy''.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    7. Về bộ mặt

    Phần trọng yếu trong cách thể hiện con người của ảnh chân dung là bộ mặt. Tả con người mà hình ảnh không nhận rõ mặt mũi nhân vật là ai thì còn gì là tác dụng của ảnh chân dung nữa.

    Chụp chân dung không những để mô tả mà còn có mục đích ca ngợi vẻ đẹp của con người để khích lệ, cải tạo và bảo vệ sự sống, cho nên ảnh vừa phải giống như thực vừa tôn thêm giá trị của vẻ đẹp nhân vật mời đạt tính chân thực và tiêu chuẩn tạo hình nghệ thuật.

    Phương ngôn ta có câu: ''Trông mặt mà bắt hình dong'', vì mặt là nơi tập trung nhất trong thái độ, tình cảm, vẻ mặt là tiêu biểu cho việc thể hiện tâm trạng con người. Muốn xác nhận rõ vẻ mặt người trong ảnh, không những đường nét cơ bản phải thật chính xác, mà đến cả các chi tiết nhỏ của từng bộ phận trong khuôn mặt cũng phải nổi bật bằng kiểu cách thích hợp với phong thái và nội tâm nhân vật. Do đó người chụp ảnh chân dung nghệ thuật cần có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững các điều cần thiết về cách nhận xét và thủ pháp tạo hình bố cục bộ mặt đối tượng để diễn tả được chính xác đầy đủ bản chất của vẻ mặt từng người.

    ảnh chỉ có khả năng thu hình theo bề mặt đối diện trực tiếp của đối tượng, không thể hấp thụ toàn thể một cách tinh tế như thị giác, con người lại muôn hình muôn vẻ, chẳng ai giống ai, ở khuôn mặt mỗi người lại có những nét đặc trưng riêng của thể chất và cá tính; nên khi chụp phải biết chọn bề nào, điểm nào đại diện, tiêu biểu nhất, khiến người xem ảnh dễ căn cứ vào đó để hình dung đúng khuôn mặt thực, đồng thời còn phải hướng ống kính vào đường nét đều đặn, có mầu sắc hài hòa nhất và kết hợp với thủ pháp tạo hình bố cục khôn khéo cho nổi bật cho thuận mắt để thu gọn lấy các chi tiết điển hình đặc biệt trên nét mặt của nhân vật mới đạt hiệu quả như mong muốn.

    Phương pháp nhận định các đặc điểm thuận lợi hay bất lợi cho việc thu hình ở khuôn khổ vẻ mặt đối tượng, cũng không khác gì cách phân biệt xấu hay đẹp của bộ mặt theo sự nhìn ngắm thông thường.

    Khi bắt gặp một bộ mặt, trước hết người ta thường khái quát xem khuôn khổ của nó tròn, vuông, trái xoan hay ngắn ngủi, dài ngoẵng hay bầu bĩnh, gân guốc hay hom hem... kế đó là bự đánh giá về sắc diện xem thuộc loại hồng hào, xám ngắt, xanh bủng, trắng trẻo hay xam đen, bánh mật; rồi mới tập trung ngắm nghía kỹ càng từ đường nét, chi tiết và vẻ biểu lộ tình cảm của các bộ phận trọng yếu như đôi mắt, cái mũi, cái miệng, gò má, mái tóc...

    ở đôi mắt nổi bật lên là vành mi nặng nề hay nhẹ nhõm; đuôi con mắt hẹp, rộng xếch hay ngang, xuôi; lông mày rậm, thưa, dữ tợn hay thanh tú, ngang bằng hay ngược ngạo; toàn thể con mắt thuộc loại trố, sâu, ti hí, lá dăm hay một mí, bồ câu và căn cứ vào đó nhận ra vẻ biểu lộ tính nết tâm trạng của con người như: hiền từ, chân thực, sắc sảo, hung hãn, sâu xa, nồng cháy hay hời hợt, nông cạn. Những quầng mắt sâu hay nông, sức tương phản về sắc độ và diện tích giữa lòng đen với lòng trắng, độ dài ngắn của hai hàng lông mi có thể chứng minh giúp ta kết luận những nhận xét của ta.

    ở cái mũi là sống mũi cao, thấp, dọc dừa hay lõ, tẹt; lỗ mũi rộng hay hin, mũi quằm diều hâu hay hếch lên như mũi ngựa hí...

    ở cái miệng, hai vành môi là tiêu biểu của sức gợi cảm tuỳ theo nó vào loại dày mỏng hay cong cớn, hai mép rộng, hẹp, gọn hay thô, hàm răng đều, hay khểnh, vẩu; khi cười chúm chím, toe toét hay méo xệch...

    Rồi đến gò má cao hay thấp, gày hóp hay núng nính, vành tai có gì khác thường, cái cổ có gì đặc biệt v.v... và v.v...

    Những mảng lồi lõm, đường nét uốn éo nhỏ to, cao thấp, đầy đặn, mảnh dẻ, nặng nề hay nhẹ nhõm, hoắm sâu của các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, sẽ cho ta mức độ tiếp nhận ánh sáng, bóng tối của nó và khả năng nhiễm hình sẽ ra sao của phim âm, nhờ đó mới quyết định ra kiểu cách tư thế thích hợp và tạo cách chiếu sáng cho nổi bật theo mục đích cần mô tả.

    7.1.Kiểu cách chân dung

    Kiểu cách của bức ảnh chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, được sắp xếp, trình bày theo hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem.

    Kiểu cách trong ảnh chân đung nghệ thuật chính là cách hình tượng khái quát, diễn tả vẻ đẹp con người bằng thủ pháp tái thể hiện các điệu bộ về hình dáng, tư thế và vẻ mặt theo thói quen của nhân vật vào hình ảnh, nhờ sự cảm nhận từ thực tế được gạn lọc, cô đúc một cách tế nhị sáng tạo của tác giả.

    Chụp ảnh chân đung có sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làm người xem nhàm chán cũng nhờ kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng không bình thường do tật xấu trên khuôn mặt tạo ra. Nhưng, muốn diễn tả con người theo hình thái mỹ thuật nào cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ý đồ miêu tả mới đạt được chất lượng nghệ thuật.

    Ví như mái tóc, cần uốn, chải, để đài, tết, cặp như thế nào cho thích hợp với từng khuôn mặt và dáng người, mời thuận mắt, tăng thêm vẻ đẹp, biểu lộ đúng bản chất theo như thành ngữ Việt Nam: ''Cái tóc là vóc con người''.
    Bố cục kiểu cách cho một bức ảnh chẳng khác nào cách trình bày một bài văn bài thơ để vừa có tác dụng đẹp mắt vừa tượng trưng được tình tiết của nội dung, người ta có thể dùng các lối chữ: đứng, ngả, viết hoa, viết thường, chân phương hay bay bướm... Tuy vậy, dù ảnh chân dung có được điển tả thành thiên hình vạn trạng theo tài hoa nghệ thuật đến bậc nào chăng nữa, vẫn phải dựa theo tư thế và bộ mặt thực của đối tượng mới đủ tiêu chuẩn về giá trị nghệ thuật, mới có tác dụng tái hiện hiện thực.
    Những kiểu cách thông dụng mà cũng là cơ bản nhất của ảnh chân dung thường được thể hiện như sau:

    7.1.1.Kiểu chân phương

    Còn gọi là kiểu chụp chính diện, chụp thẳng, vì đối tượng hướng bộ mặt và thân hình trực diện với ống kính máy ảnh.

    Để đối tượng ngồi hay đứng theo tư thế thật tự nhiên thoải mái, mặt vừa tầm thăng bằng ngay ngắn (không ngửa hoặc cúi hay đổ nghiêng), mắt nhìn thẳng vào trục ống kính hai tai đều thấy rõ ràng cân đối với nhau. Tóm lại là nhân vật ở tư thế thật chỉnh tề ngay ngắn, nhưng vẻ mặt thì tuỳ, có thể là nghiêm chỉnh, vui tươi hớn hở, cười, hoặc căm thù dữ tợn... mà không làm ảnh hưởng đến thế cân bằng ngay ngắn là được. Cần chú ý trong khi xếp kiểu, chỉnh đốn tư thế đừng để đối tượng bị gò bó, ảnh sẽ cứng đờ mất linh hoạt.

    Kiểu này khi dùng cho ảnh hộ chiếu thì dùng cỡ phim 4 x 6cm, cho mặt to vừa phải không cười, không được đeo kính râm hoặc ngậm thuốc lá.
    Kiều chân phương rất thích hợp khi chụp chung nhiều người có tính chất lưu niệm.

    7.1.2.Kiểu nghiêng 3/4

    Điển hình của kiểu ảnh này 1à hoại chứng minh thư, cỡ phim 4 x 6cm hoặc 3 x 4cm. Vì ảnh thể hiện rõ tới 3/4 khuôn mặt (hơi nghiêng) nên gọi là kiểu nghiêng 3/4.

    Để đối tượng ở tư thế hơi nghiêng so với trục ống kính. Mặt quay về bên trái sao cho khuôn ngắm máy ảnh nhìn thấy rõ 3/4 khuôn mặt là được. Mắt nhìn theo hướng mặt, tai phải lộ rõ còn tai trái vừa khuất hết.

    ảnh này cho chứng minh thư thường lấy mặt to hơn ảnh thường một chút (tuỳ theo quy định của công an địa phương, thông thường chiều cao của khuôn mặt tính từ cằm đến chân tóc, tức là điểm hết trán, là 2cm), cũng phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh, không được đeo kính râm và ngậm thuốc lá. Nếu đối tượng là viễn hay cận thị có thể đeo kính trắng để chụp.

    7.1.3.Kiểu bán diện

    ở kiếu ảnh này chủ yếu là khuôn mặt, còn tư thế của thân hình đối tượng thì tuỳ có th ể ngồi, đứng, thẳng, nghiêng hoặc quay lưng lại ống kính.
    Mặt đối tượng qay nghiêng hẳn một góc 90o, từ máy ảnh nhìn ra chỉ còn thấy nửa con mắt của một bên mắt, đường viền từ trán, sống mũi, đến nửa miệng nửa cằm như một vạch chia đôi dọc khuôn mặt thành hai phần thật đều nhau (do đó gọi là bán diện: 1/2 bộ mặt - profine).

    Tuỳ theo từng trường hợp chụ thể và tư thế mà cho ngước mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang tầm mắt theo hướng mặt. Có thể ngửa hay cúi mặt vừa phải.

    Cần chú ý là kiểu này chỉ thích hợp với khuôn mặt bầu bĩnh, có vẻ đẹp ở thế nhìn nghiêng như mũi dọc dừa, có bộ tóc đẹp, lông mi dài, cong. Đối với những người mặt gãy, gày còm, gò má cao, mắt sâu hoặc lồi, cằm quá dài hoặc quá ngắn, mũi quá tẹt, răng vẩu, móm hoặc ở mặt có những tật xấu nhìn nghiêng lổ rất rõ, đều tối kỵ kiểu bán diện này.

    Với kiểu ảnh bán diện này, người ta thường dùng cách chiếu sáng hắt hình bóng in vào mặt phông để tạo thành thể hình với bóng kiểu nghệ thuật.

    Chân dung bán diện là loại ảnh nhiều tính nghệ thuật, nên kết hợp các cách chiếu sáng nghệ thuật như sáng ven, sáng ngược cho nổi bóng dáng khuôn mặt.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    8.Điểm chụp thuận lợi với đối tượng không bình thường

    Với các đối tượng có khuôn mặt và thân hình không bình thường như các tật hay dấu vết, các bộ phận của cơ thể không cân đối lộ rõ, không thể áp dụng kiểu cách tuỳ tiện như người lành lặn được mà phải tìm mọi biện pháp để cắt xén, che giấu những đặc điểm xấu bằng cách bố cục chiếu sáng hoặc bối cảnh thật thích hợp để bức chân dung đạt yêu cầu thẩm mỹ.

    Điểm chụp thuận lợi là đặc điểm ưa nhìn nhất, thích hợp nhất cho việc diễn tả ảnh chân dung mà nhà nhiếp ảnh phát hiện thấy ở vẻ mặt và thân hình đối tượng, đã hình dung rằng nếu chĩa thẳng ống kính vào đó mà bấm máy chắc chắn sẽ được kiểu ảnh thuận mắt.

    Với đối tượng không bình thường thì điểm chụp thuận lợi lại có tác dụng che giấu được các phần không đẹp mắt lộ rõ ra ở bộ mặt hay thân hình đối tượng.

    Một số đặc điểm và cách lợi dụng điểm chụp thuận lợi để tạo cho ảnh chân dung đẹp mắt, che giấu được các dấu vết, tật bệnh xấu của đối tượng dẫn giải ở mục này, sẽ là những phương hướng cơ bản để các bạn phát huy tài hoa sáng tạo.

    Với người mặt gầy, má hóp, gò má cao

    Không nên để đèn chiếu từ độ cao như với người bình thường, cần hạ thấp đèn hoặc lợi dụng góc chiếu sáng thấp cho các bóng tối ở các vùng lõm giảm bớt đi bao nhiêu càng tốt. Dùng loại sáng dịu và động viên đối tượng cười cho béo ra.

    Nếu không khắc phục được bằng cách chiếu sáng, có thể dùng biện pháp thoa phấn vào các phần lõm cho ánh đèn dịu đi và chỉ nên xếp kiểu chân phương (chụp chính diện), tối kỵ kiểu nghiêng 3/4.

    Với người mắt sâu, mặt gẫy

    Cần hạ thấp đèn chính hơn bình thường, chiếu sáng dịu và hơi thẳng mặt (hơi chếch một chút) để tránh ra ảnh mắt thành hai hõm đen như đeo kính râm. Để ống kính đi ngang tầm mắt mà chụp. Tối kỵ kiểu bán diện, không nên chụp kiểu nghiêng 3/4.

    Với người mặt có tật

    Tuỳ theo trường hợp cụ thể để xếp kiểu nghiêng hoặc lựa góc độ chếch để chụp. Nếu chụp đối tượng ở thế tĩnh cần hướng dẫn cách nhìn để ra ảnh không thấy nhược điểm (ví dụ lác bên trái thì cho liếc sang phải, chột mắt cho nghiêng lấp đi và kết hợp nhìn theo hướng mặt, mắt ti hý không nên nhìn xuống, mắt ốc nhồi tránh để nhìn ngước lên...). Nếu đối tượng ở thế động, dùng những động tác bên ngoài để đánh lừa theo ý muốn.

    Với người miệng có tật

    Nếu miệng lệch thì cho quay mặt nghiêng ở thế nào không nhìn rõ lệch.

    Nếu cười méo miệng thì giữ vẻ nghiêm chỉnh, ngược lại cười sẽ làm miệng hết méo thì cố động viên cho cười.

    Rămg đen, răng sún, thưa, khấp khểnh hoặc khi cười làm mặt nhăn nhúm không tươi thì chớ nên cho cười.

    Răng vẩu, cười bị hở lợi nhiều, miệng quá rộng, môi quá mỏng, chỉ nên cho cười chúm chím (hoặc chộp lấy thời cơ vừa thoạt vẻ tươi hay lúc nụ cười vừa chớm hết). Người răng vổ mà giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh mím môi lại sẽ như ngậm cái gì đầy mồm, còn xấu hơn là hơi cười, với đối tượng này tối kỵ kiểu bán diện hoặc kiểu nghiêng.

    Môi dày nên động viên cười cho mỏng bớt.

    Môi sứt thì xếp kiểu nghiêng 3/4 hay bán diện để che lấp chỗ sứt hoặc che tay làm điệu xấu hổ, cầm hoa ngửi v.v...

    Với người tai vểnh, cụp, sứt

    Tránh chụp chính diện, tìm cách xếp quay nghiêng cho khuất đi.

    Với người cằm lẹm, nhọn, dài, ngắn

    Với loại cằm lẹm, nhọn, dài, ngắn không nên chụp nghiêng hoặc bán diện, xếp kiểu hơi nghiêng đổ lao về phía trước, mặt hơi ngửa lên một chút cho cằm tròn. Tránh chụp chúc máy từ trên xuống và không nên cho cúi mặt vì sẽ làm cằm dài nhọn thêm ra trong ảnh.

    Nếu quai hàm to, bạnh, không nên chụp thẳng chính diện, xếp quay nghiêng hoặc chụp chếch sao đủ che lấp nhược điểm này đi.

    Với người cổ dài, cổ ngẳng

    Xếp kiểu ngồi cúi lao về phía trước, mặt hơi ngửa lên, xốc cao cổ áo hoặc quàng khăn cho ngắn bớt cổ.

    Với người cổ ngắn, so vai, rụt cổ

    Xếp kiểu ngồi vươn lên, quay nghiêng mặt hơi cúi, mặc áo sơ mi cổ bẻ, không nên quàng khăn.

    Với người mũi tẹt, mặt bẹt và mỏng

    Không nên chụp nghiêng và ngửa mặt nhìn lên hoặc ưỡn ngửa đổ về phía sau.

    Với người đeo huy hiệu, huân chương

    Không để đeo thấp quá chụp sẽ phải dài thân làm ảnh mất cân đối nên hướng dẫn cho đối tượng đeo cao hơn bình thường một chút.

    Khi chiếu đèn nếu thấy loá sáng do phản chiếu thì nên cho huy hiệu hay huân chương hơi ngả xuống sẽ hết phản xạ.

    Với người đeo kính trắng

    Đối với người viễn hay cận thị cần đeo kính trắng khi chụp, muốn chiếu đèn không bị loé sáng nên chiếu cao hơn bình thường, mặt hơi cúi.

    Với người mũi hếch, vành mũi to

    Không nên xếp kiểu bán diện hay chính diện, với kiểu nghiêng 3/4 khi chụp nên chúc máy cho bớt đi.

    Với thiếu nữ cặp tóc

    Nên nới cặp xuống thấp hoặc bỏ xoã cho hai bên tóc bè ra một tí, tránh để cặp gọn quá trông như con trai.

    Ngả đầu về phía nào nên để tóc buông về phía ấy, nên để tóc ở phía sau. Trường hợp có bộ tóc dài đẹp, nên cho tết thành đuôi sam từ hai vai hay một vai xuống phía trước nhưng tránh để che lấp ngực hoặc mất một phần cánh tay làm gầy đi. Ngày nay có nhiều kiểu tóc tiên tiến, rất đẹp. Người chụp biết nhìn ra sẽ có được bức chân dung đẹp.

    Mí mắt trùng

    Yêu cầu đối tượng nhìn lên, thêm đốm sáng trong mắt (catch light).
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    9.Góc độ chụp

    Ngoài việc áp dụng kiểu cách và điểm chụp thuận lợi còn cần chú ý đến góc độ chụp để tránh mọi sự biến dạng hình ảnh do nhược điểm của thấu kính gây nên, mặt khác góc độ chụp còn có tác dụng khắc phục được một số nhược điểm mất cân đối của nhân vật, biết lợi dụng thích hợp sẽ rất thuận tiện, nhất là khi chụp chân dung động.

    Vị trí của máy chụp đặt cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến mức chính xác của hình ảnh, chẳng khác nào thị giác, khi nhìn ta có thói quen là nhìn ngang tầm mắt, do đó góc độ nhìn thẳng là một thế tự nhiên bình thường nhất. Nhưng khi đứng từ dưới thấp ngước nhìn lên (thị giác lướt theo bề dọc) ta lại cảm thấy vật ta nhìn có vẻ to cao, ngược lại ở trên cao nhìn xuống thấp ta lại thấy vật lùn bé lại (nhất là nhìn thẳng từ đỉnh đầu xuống - nhìn đối đỉnh). Do đó thế máy khi chụp cao hay thấp quá tỉ lệ người sẽ sai lệch hình ảnh, nhất là chụp ở cự ly gần.

    Với góc độ chụp chân dung, nếu để máy cao quá sẽ tạo ra nhiều vùng tối ở khuôn mặt làm ngắn chùm mặt lại, để máy thấp quá thì phải chụp hất lên làm lộ rõ cả hai lỗ mũi trông rất thô và mặt có thể dài ra, cằm to hẳn lên.

    Chụp ảnh bán thân (kiểu chứng minh thư) ống kính nên đặt ngang tầm mắt đối tượng. Đối với người mũi hếch cho máy cao lên một chút, còn người cổ ngắn ta hạ bớt máy một chút.

    Chụp già nửa hay cả người (kiểu 2/3 và toàn thân) nên để ống kính ở ngang tầm cổ hoặc ngực đối tượng.

    Trường hợp chụp chân dung động, người gắn liền với hoạt động của họ (như loại ảnh người tốt việc tốt chẳng hạn) cần theo sát cách hoạt động và tư thế động tác của đối tượng, do đó góc độ cũng phải bị thay đổi cho phù hợp với ý đồ chụp. Khi đó máy đặt ở đâu, cao hay thấp là tuỳ thuộc vào hướng hoạt động và hướng chiếu sáng của đối tượng.

    Khuôn mặt của nhân vật nên để chính diện, 3/4 hay bán diện cần phải dùng khuôn ngắm của máy để ngắm lựa chọn cho thích hợp tránh những đường gãy khúc làm cho đường viền của khuôn mặt thành góc cạnh, lồi lõm. Cố gắng phát hiện các nét đặc biệt về hình thái và các chi tiết giúp cho việc diễn tả nội tâm.

    Những quy tắc về góc độ kể trên là cơ sở để có phương hướng sáng tạo trong áp dụng thực tế, không nhất thiết rập khuôn máy móc, dự theo phương pháp thích ứng để biên chế ra chắc chắn sẽ không phạm sai lầm về cách sử dụng góc độ chụp.

    10.Cự ly chụp

    Cự ly chụp là khoảng cách giữa ống kính và đối tượng khi chụp. Cự ly chụp giữa bộ phận gần nhất và bộ phận xa nhất của nhân vật đối với ốgn kính đều có ảnh hưởng đến sự cân đối thăng bằng của hình ảnh. Nếu tay hay chân nào của đối tượng quá gần ống kính, ở ảnh sẽ to ra, mà ở xa thì bé lại. Ngay cùng trong khuôn mặt, nếu khi chụp đối tượng vươn cằm về ống kính thì ỏ ảnh cằm sẽ phình ra như bị sưng, trán sẽ ngắn lại. Đó là đặc tính của thấu kính.

    Nói chung, trừ trường hợp đặc tả cần thiết, không nên để máy vào gần đối tượng quá vì 2 lý do:

    - Đối tượng sẽ mất tự nhiên, dễ lúng túng, mất cả vẻ chân thật ở nét mặt.

    - Chụp quá gần dẽ méo hình và ảnh do sự sai lệch của đặc tính viễn cận. Những phần sát ống kính như: mũi, cằm, sẽ to lên rất nhiều so với các bộ phận khác, nhất là 2 bàn tay, nhiều khi to đến nỗi trông rất chướng mắt.

    Nhưng cũng không cứng nhắc cứ phải đặt máy ở xa. Có những kiểu đặc tả ảnh trông rất hấp dẫn. Cái khó là làm thế nào giải quyết được 2 nhược điểm kể trên để người trong ảnh không bị thấu kính làm biến dạng và khi chụp không làm đối tượng mất tự nhiên là được.

    Thực tế đưa ống kính vào gần đối tượng hình ảnh sẽ càng rõ nét, sinh động, nổi bất được đầy đủ chi tiết, dễ gây cảm xúc cho người xem ảnh (như ghé nhìn sát tận mặt). Trường hợp này dùng ống kính có tiêu cự dài sẽ giải quyết được 2 nhược điểm trên tuy hình ảnh có kém đen trắng và không được mọng lắm.

    11.Bố cục và bối cảnh

    Bố cục trong ảnh chân dung là cách sắp xếp lựa chọn các động tác tư thế của nhân vật cho ăn khớp với kiểu cách đã lựa được.

    Cần chú ý nhiều đến đường nét của khuôn mặt, thân hình, hai tay hai chân, làm sao cho toàn bộ bức ảnh cân đối nhịp nhàng, tuỳ theo thể chất của đối tượng mà thể hiện mềm mại dịu dàng hay khoẻ mạnh chắc nịch.

    Trường hợp trong kiểu ảnh có từ 2 đối tượng trở lên, lại đang ở thể động thì bố cục sẽ khó khăn phức tạp, được người này dễ hỏng người kia.

    Điều cơ bản cần nắm vững là làm thế nào để các nhân vật gắn bó mật thiết với nhau nếu kh«ng toàn vẹn về hình thức về mặt thể hiện tình cảm, tâm trạng để tránh rời rạc không gắn bó với nhau một mối.

    Đối với thể chân dung tĩnh mà chụp nhiều người chung một kiểu, tránh để các đối tượng tự do lộn xộn thành tản mạn, nhất là trong đó lại có những đôi những tốp có cảm tình riêng thích đứng ngồi sát cạnh nhau, chú ý sắc độ cảu màu da và quần áo kể cả đến độ cao thấp và vẻ mặt từng người, không thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân xứng cho kiểu ảnh .

    Bối cảnh không nên quá rườm rà, cầu kỳ và quá lộ liễu. Cần tạo ra bối cảnh đồng màu, dịu, mờ nhạt. Những bối cảnh nổi bật rõ đen trắng đơn thuần đều không áp dụng vào ảnh câhn dung. Nếu bối cảnh là màu trắng có độ sáng lớn chiếu vào sẽ là mặt đối tượng bị đen, trái lại bối cảnh đen đậm sẽ làm cho tóc và áo quần màu sẫm lẫn với bối cảnh và tấm ảnh sẽ có sắc độ quá đen trắng.

    Đặc biệt chú ý là cảnh phải hợp với người, chẳng hạn chụp người nông dân thì phải lấy cảnh nông thôn hay các vật có liên quan đến họ mà phụ hoạ. Chụp công nhân lại phải lấy cảnh nhà máy, công trường, thành thị để bối cảnh phố hay công viên mới phù hợp, ở vị trí của đối tượng và cả hướng ống kính thu hình, không nên để trên đầu hoặc phía sau, dưới đất có những đồ vật linh tinh như dây phơi quần áo, cột đèn, cây cối...
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Chụp ảnh chân dung

    12. Tĩnh và động

    Từ khi con người phát minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào miêu tả về chân dung con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ thuật về con người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn giản vì đối tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng mục đích của ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ, vui sướng hay đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm hình, vượt ra ngoài cái hiện thực thông thường ta vốn nhìn thấy hàng ngày. Người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm hơi thở của cuộc sống con người. Nhưng để đạt được một bức ảnh chân dung nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết tìm những nét điển hình của nhân vật ở trên khuôn mặt như đôi mắt, cái miệng hay cử chỉ của đôi tay. Van Gốc víet : "mục đích của tôi không phải là vẽ mmột cánh tay tay mà là vẽ một động tác...". Công việc chính của người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm đường nét điển hình, cá tính và khái quát nó lên hình tượng nghệ thuật, có thể là đặc tả hay trừu tượng, nhờ công cụ chiếc máy ảnh bằng cách dàn dựng hay "chộp" lấy hình tượng điển hình đó.
    Chụp ảnh chân dung nghệ thuật, người chụp có thể thực hiện theo hai phương pháp chủ động dàn dựng chủ quan hay "chộp". Ảnh chân dung nghệ thuật cũng thường chia làm hai lĩnh vực: tĩnh và động.

    1. Ảnh chân dung tĩnh là đối tượng được chụp trong hoàn cảnh không hoạt động. Thường có sự dàn dựng hay can thiệp trực tiếp của người nghệ sỹ trong đó cũng có cả những khoảnh khắc, cú "chộp" của người chụp. Lối chụp ảnh này thường được cắt hình 2/3 hay gần như đặc tả, cận cảnh. Cách chụp này nhiều NSNA của ta rất thành công cho dù sự ngăn cách giữa người chụp và người được chụp là chiếc máy ảnh và cũng vì có sự ngăn cách của chiéc máy ảnh mà thiếu cái nhìn tinh tế về cách chọn những nét điển hình của ảnh chân dung mà nhiều nhà nhiếp ảnh hao sức, tón phim về loại ảnh này. Tóm lại người NSNA chụp ảnh chân dung nghệ thuật đf tĩnh hay động đều phải khám phá cho được nét điển hình của chân dung con người.
    2. Ảnh chân dung động là đối tượng được chụp ở vào trạng thái ghi hình trực tiếp đang hoạt động, làm việc cũng như sinh hoạt (vídụ: một người thợ đang vận hành máy, một người nông dân đang lao động... ). Loại ảnh chân dung động thường được bắt hình kiểu phóng sự ảnh báo chí về con người. Thể loại ảnh này cần sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái con người và gắn liền với công việc, cử chỉ, động tác, cắt hình có thể là bán thân hay cả người và cũng có thể cả nhóm người. Ngày nay máy móc đã đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật ghi hình như về ánh sáng, chỉnh nét tự động giúp cho người NS, chú tâm vào những cú chộp xuất thần. Nhưng xem ra lối mòn của ảnh chân dung nghệ thuật vẫn khá phổ biến. Con đường đi tìm tính điển hình của ảnh chân dung nghệ thuật nằm trong cái nhìn và sự cảm nhận của mỗi chúng ta. Ảnh chân dung động sẽ rất hiệu quả khi nhà nhiếp ảnh biết dừng lại ở một nụ cười hay một cử chỉ yêu, ghét, hờn dỗi rõ ràng nhất, đó là giây phút điển hình nghệ thuật của ảnh chân dung.

    13. Ảnh khỏa thân
    Trong lịch sử của loài người từ thủa hoang sơ, hình ảnh cơ thể con người đã là một yếu tố luôn gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng. Ngày nay ta có thể dễ dàng tìm thấy những tranh vẽ rất thô sơ hay hình nổi trên đồ gốm cổ đại các cảnh khoả thân. Khi hội hoạ tiến thêm một bước dài, giúp cho khả năng ban đầu là ghi chép rồi tiến tới thể hiện cuộc sống một cách sinh động hơn, ta lại càng có thêm nhiều tư liệu chính xác về xã hội loài người trong từng giai đoạn lịch sử mà điều luôn nhận thấy là sự quan tâm tới bí mật của cơ thể con người cùng với việc thần thánh hoá nó. Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo, nhà Thờ là nơi tôn nghiêm nhất, tối kỵ nhất với những gì "trần tục", thế nhưng ta lại có thể tìm thấy ở nơi đây các tranh vẽ mang mầu sắc tôn giáo với các thiên thần khoả thân. Hội hoạ châu Âu những thế kỷ XVII, XVIII đã làm nở rộ những tài năng, để lại cho hậu thế những tuyệt tác không gì sánh nổi, trong đó một phần lớn các tác phẩm tập trung vào đề tài minh hoạ các huyền thoại. Tại đây, một lần nữa ta lại bắt gặp những hình ảnh khoả thân đầy quyến rũ.


    Châu Á cũng không phải là ngoại lệ, nếu như bạn biết rằng người Ấn-độ rất nổi tiếng với bộ sách Kamasutra và người Nhật lừng danh với các tranh in "phòng the" mà kỹ thuật thể hiện của chúng đã đạt tới một độ tinh tế khó sánh nổi. Việc phân biệt đâu là tác phẩm nghệ thuật không hẳn dễ dàng. Xã hội Việt nam khắt khe hơn rất nhiều trong việc nhìn nhận cơ thể con người như là một "báu vật". Nhưng điều này không hề làm cản trở những tưởng tưởng vô cùng táo bạo trong nghệ thuật từ thời Nguyễn Du làm ta say mê "Gót sen thoăn thoắt" của nàng Kiều đến thủa nữ sĩ Xuân Hương làm thế gian điên đảo với những vần thơ lửng lơ đầy ẩn ý. Trong lĩnh vực nghệ thuật hình ảnh thì các tác phẩm tranh Đông Hồ là một minh họa tuyệt vời. Ai bảo các cụ thời trước không..."khỏa thân"? Hãy xem bức tranh "Hứng dừa" dưới đây:


    Người con gái vén váy làm giỏ hứng dừa để lộ đôi chân đầy quyến rũ.


    Hay "cả gan" hơn là bức "Đánh ghen":


    Có lẽ đây là một trong các tác phẩm truyền thống hiếm hoi mà người phụ nữ được thể hiện khỏa thân như thế.

    Như vậy hình ảnh khỏa thân đã, và luôn là một đề tài hấp dẫn và tế nhị trong nhiều bộ môn nghệ thuật của nhân loại. Trong đó có Nhiếp ảnh nghệ thuật. Ngày nay chúng ta khó có thể hình dung lại được chính xác cú sốc do kỹ thuật nhiếp ảnh gây nên khi nó mới ra đời tại châu Âu. Thời ấy người ta đã quá kinh ngạc trước khả năng ghi lại một cách trọn vẹn và chính xác như thật của phim ảnh. Tuy nhiên nhiếp ảnh đã không được giới nghệ sĩ chào đón ngay như một công cụ của sáng tạo. Lĩnh vực ảnh khỏa thân đáng tiếc lại được bắt đầu với "chợ đen" của ảnh "khiêu dâm" - "Pornographie" dành cho các nhà quý tộc lắm tiền. Nói như Alain Fleischer thì các ảnh "Porno" này đã nghiễm nhiên tạo ra một loại "giá trị hình ảnh" tồn tại song song với "giá trị tiền tệ". Vậy thì ảnh khỏa thân nghệ thuật "Photo de Nu artistique" được bắt đầu từ bao giờ? Câu trả lời rất khó có thể chính xác nhưng ta có thể chắc chắn rằng cùng với việc Nhiếp ảnh tự khẳng định chỗ đứng của mình trong sáng tạo thì "Nu Artistque" cũng đồng thời được thừa nhận. Các tài liệu lưu trữ cho thấy người chụp tấm ảnh khỏa thân đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới là cặp đồng tác giả Eugène Duriu và Eugène Delacroix, vào khoảng năm 1853.


    Nu de dos


    Ta không biết danh tính của người mẫu, và cũng không thật sự quan tâm đến nó, điều gây ấn tượng mạnh nhất là dáng ngồi quay lưng với tất cả những cảm xúc về tò mò, khêu gợi, ngây thơ, trong trẻo...mà tất cả những cảm xúc này đã đạt tới một độ cân bằng đáng khâm phục. Tuy nhiên Eugène Duriu và Eugène Delacroix đã không chụp người mẫu như một tấm ảnh khỏa thân nghệ thuật mà mục đích của nó dành cho các tranh vẽ của Eugène Delacroix. Trong một loạt các tấm ảnh thể loại này ta có thể tìm thấy người mẫu nam và nữ với các tư thế, bố cục mang đậm dấu ấn của hội họa.

    Nhiếp ảnh khỏa thân nghệ thuật của thế giới đã và luôn phải chịu đựng tất cả những định kiến, những hà khắc về quan niệm đạo đức, các đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật...để có thể được chấp nhận như một sáng tạo nghệ thuật. Điều này không phải là mới, nếu như ta quay ngược dòng lịch sử của hội họa thì cũng sẽ gặp những bức tranh đầy "tai tiếng" mà ngày nay chúng được coi như những kiệt tác của nhân loại. Ở Việt nam chắc nhiều bạn biết tới danh họa người Tây ban nha Francisco Goya với tác phẩm "Maja Denuda" - Cô gái khỏa thân, mà ông đã lấy người tình của mình làm mẫu.


    Maja Denuda

    Sự xuất hiện của kiệt tác này đã gây một cú sốc mạnh thời ấy khi mà định kiến trong sáng tác hội họa đã không thể chấp nhận một tư thế bố cục táo bạo đến nhường ấy. Thế nhưng cái đẹp thật sự cuối cùng đã thắng, tài năng của Goya đã được khẳng định khi ta có thể cảm thấy trong bức tranh, vượt lên trên hết tất cả mọi đường nét quyến rũ của thân thể, là sự tinh khiết và trong trắng.

    Vào lúc khởi điểm của mình, ảnh khỏa thân nghệ thuật đã lấy hội họa làm một tiêu chuẩn cho hình thức thể hiện cũng như tư duy sáng tạo. Để có thể được công chúng thừa nhận thì một tấm ảnh "Nu" cần thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau hay nói một cách khác nó phải thuộc về thể loại "nu académique". Nếu như hình ảnh không thỏa mãn các "tiêu chuẩn" đó thì nó sẽ bị xếp vào loại "rẻ tiền". Như thế ta có thể thấy ngay rằng sự phát triển của ảnh khỏa thân nghệ thuật phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hóa và tôn giáo. Yếu tố cảm nhận của người xem ảnh cũng đóng một vai trò quan trọng khi ranh giới giữa ảnh "nghệ thuật" và ảnh "khiêu dâm" hay tách biệt hơn nữa là ảnh "gợi cảm" - "photo érotique" là rất mong manh, đôi khi rất nhòe.

    Sẽ rất thú vị và bổ ích nếu ta có thể biết được quá trình vận động và phát triển của thể loại ảnh nghệ thuật đầy khó khăn này trên thế giới. Tên tuổi lớn đầu tiên phải kể đến là Man RAY, không những ông chỉ là cha đẻ của rất nhiều tư duy sáng tạo, kỹ thuật thể hiện mà các tác phẩm "Nu" của Man Ray đã thật sự đạt tới một đỉnh cao trong nghệ thuật.


    Một tấm hình khác, mang tính sự kiện bên cạnh sự quyến rũ của nó, là tác phẩm "Corset Mainbocher" của Horst P. Horst vào năm 1939. Ta cần biết rằng vào những thập niên đầu thế kỷ XX này các bác sĩ đã khẳng định tác hại đến sức khỏe của loại áo bó mà phụ nữ vẫn hay dùng. Coco Chanel là một trong những người đầu tiên phản đối kịch liệt kiểu trang phục rất khó chịu ấy. Một tấm ảnh khỏa thân "Nu de dos" nhưng dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.


    Corset Mainbocher, 1939

    Nhà cách mạng của ảnh khỏa thân nghệ thuật chính là Helmut NEWTON (ta cũng có thể kể đến Jean-Loup SIEFF với phong cách hoàn toàn khác biệt) mà cách thể hiện của ông đã gây một tiếng vang không kém gì bức tranh "Maja Denuda" của F.Goya. Cũng một góc nhìn trực diện, cũng một cảm xúc trực tiếp, người xem cảm nhận tấm ảnh bẳng tất cả các giác quan của mình được chuyển tải bởi cái nhìn.



    Hai tấm ảnh khổ lớn đặt cạnh nhau, cũng vẫn những người phụ nữ ấy, một bên với trang phục và một bên hoàn toàn khỏa thân. Người xem hoàn toàn bị chế ngự bởi nhiều cảm xúc khác nhau mà ấn tượng mạnh nhất là cảm thấy những đường nét tuyệt vời ấy đang tiến thẳng lại chỗ mình.

    Helmut NEWTON được xếp vào loại nhiếp ảnh gia "khiêu khích" thế nhưng người thật sự gây sóng gió trong thập niên 80 của thế kỷ XX lại là Robert Mapplethorpe. Chùm tác phẩm quan trọng nhất của ông là về các nhà vô địch thể thao nữ, thể hiện hình ảnh người phụ nữ hiện đại, ý thức được rất rõ về thân thể mình.


    Lady Lisa Lyon, 1982

    Đến đây chúng ta hoàn toàn có thể tự tin mà khẳng định rằng ảnh khỏa thân nghệ thuật là một loại hình sáng tạo quan trọng của nhiếp ảnh hay nói rộng hơn là một hình thức thể hiện của nghệ thuật nhân bản. Ảnh khỏa thân nghệ thuật hoàn toàn có thể tồn tại và tìm thấy chỗ đứng của nó trong xã hội Việt nam bằng cách tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội truyền thống và phát huy được tính ẩn dụ của nghệ thuật phương Đông. Mặc dù vào thời điểm hiện tại các nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Việt nam vẫn phải làm việc trong "kín đáo" và "yên lặng" để chờ thời cơ nhưng điều ấy không có nghĩa là ảnh "Nu" không thể phát triển. Trước khi lên tiếng "kêu ca" các điều kiện xã hội hay "hành chính" thì từng nghệ sĩ cần biết được khả năng sáng tạo của chính mình, cần biết vượt lên trên những sáo mòn trong tư duy, những định kiến cho dù của cả một thế hệ...để có thể tự khẳng định mình bằng phong cách nghệ thuật của riêng mình và trả lại cho ảnh "Nu" giá trị "Artistique" thật sự của nó. Bên cạnh đó các cơ quan văn hóa hay các ban ngành có liên quan cũng hoàn toàn có thể tìm hiểu một cách nghiêm túc thể loại ảnh nghệ thuật này, có một cái nhìn thoáng hơn, rộng hơn để tạo điều kiện cho các nghệ sĩ tự do sáng tác.

    Ranh giới duy nhất giữa ảnh "nghệ thuật" và "khiêu dâm" theo Alain FLEISHER là: "Càng có nhiều nghệ thuật thì sẽ ít tính khiêu dâm" ("Plus il a d'art et moins il y a de pornographie")

    Tài liệu tham khảo:
    - Photo Icons, tác giả Hans-Michael Koetzle, NXB Taschen, 2005
    - La Pornographie, tác giả Alain FLEISHER, NXB La Musardine, 2005
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

Chủ đề tương tự

  1. Chân dung Rối
    By Boulevard in forum Ảnh Sưu Tầm
    Trả lời: 12
    Bài cuối: 09-07-2010, 08:51 AM
  2. Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung
    By phale in forum Kiếm hiệp
    Trả lời: 146
    Bài cuối: 20-10-2009, 02:18 PM
  3. Thần điêu đại hiệp - Kim Dung
    By phale in forum Kiếm hiệp
    Trả lời: 5
    Bài cuối: 19-08-2009, 03:19 PM
  4. Chân Dung....
    By MocXinh_MumMim in forum Nhiếp Ảnh
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 01-08-2009, 06:49 PM
  5. Biển thông báo với nội dung chưa từng thấy
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Ảnh vui - Ảnh lạ
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 16-07-2009, 11:46 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •