Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Huyết áp và những vấn đề liên quan!

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Nhudadauyeu's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    3.692
    Thanks
    1.803
    Thanked 1.542 Times in 492 Posts

    Default Huyết áp và những vấn đề liên quan!

    Huyết áp là gì?

    Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.

    Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc.

    Đo huyết áp như thế nào?

    Huyết áp thường được đo khi bạn ngồi và đặt cẳng tay lên bàn (Hoặc nằm ngữa và cánh tay hơi dang). Cẳng tay hơi gấp lại để có cùng độ cao ngang tim. Kéo tay áo lên trên để trần cánh tay.

    Các số đo huyết áp thường được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg).Ví dụ 110 trên 70 (110/70 mmHg). Huyết áp bao gồm 2 thông số:

    * Số trên (huyết áp tâm thu): Là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp
    * Số dưới (huyết áp tâm trương): Là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.

    Để đo huyết áp, nhân viên y tế sẽ quấn túi hơi của máy đo huyết áp quanh cánh tay của bạn. Ví trí túi hơi được đặt sao cho mép dưới của nó cách khủyu tay khoảng 2,5cm.

    Nhân viên y tế sẽ bắt mạch ở khủyu tay và đặt ống nghe lên đó, phía dưới túi hơi (xem hình). Không được chạm ống nghe vào túi hơi hay bất cứ vật gì khác vì như thế sẽ tạo nên tiếng động.ảnh hưởng đến việc nghe khi tiến hành đo huyết áp. Việc đặt ống nghe đúng vị trí giúp đo huyết áp chính xác.

    Nhân viên Y tế sẽ bắt đầu đóng van của bóng bơm cao su, bóp nhanh và mạnh để bơm vào túi hơi. Khi áp lực trong kim đồng hồ hay mực thủy ngân vượt hơn huyết áp tâm thu bình thường khỏang 30 mmHg thì dừng lại.Nếu bệnh nhân cao huyết áp thì có thể bơm đến 210 mmHg.

    Sau đó, nhân viên y tế sẽ mở van từ từ (tốc độ giảm khoảng từ 2-3 mmHg/giây). Khi áp lực bắt đầu giảm thì nhân viên y tế chú ý lắng nghe và ghi nhận giá trị trên kim đồng hồ hay cột thủy ngân (Tùy theo loại máy đo huyết áp). Khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên thì đây chính là trị số huyết áp tâm thu (số trên). Khi không khí sẽ từ từ đi ra ngoài, áp lực trong túi khí bắt đầu giảm cho đến khi không còn nghe mạch đập nữa. Nhân viên y tế sẽ ghi nhận giá trị tại thời điểm bắt đầu không còn nghe tiếng mạch đâp. Đây chính là trị số huyết áp tâm trương (số dưới).

    Việc đo huyết áp có thể được thực hiện 2-3 lần.

    Lưu ý: Đôi khi nhân viên y tế sử dụng máy đo huyết áp điện tử thì các thao tác như đặt ống nghe, bóp bóng cao su, xả van hơi... không cần thực hiện vì máy sẽ tự động đo đạc.

    Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?

    Đo huyết áp có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Cần nghĩ ngơi 5 phút trước khi đo, tránh xúc động, giận dữ. Không được sử dụng những chất kích thích trước khi đo huyết áp như cafe, hút thuốc, uống rượu bia.

    Cảm giác khi đo huyết áp như thế nào?

    Bạn sẽ cảm thấy áp lực của túi hơi ép chặt vào cánh tay. Nếu thực hiện nhiều lần thì có thể bạn sẽ cảm giác tê tê ở bàn tay. Triệu chứng chỉ xuất hiện tạm thời.

    Tai sao phải đo huyết áp?

    Hầu hết mọi người không biết khi mình bị cao huyết áp vì cao huyết áp thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não) và suy thận. Đối với những ngưòi bị cao huyết áp thì việc đo huyết áp là cách thức để theo dõi hiệu quả của việc sử dụng thuốc và việc điều chỉnh chế độ ăn.

    Hạ huyết áp (hay huyết áp thấp) có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như suy tim, nhiễm trùng, mất nước...

    Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

    Ở người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

    Khi nào thì chẩn đoán là cao huyết áp?

    * Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.
    * Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp

    Khi nào thì chẩn đoán là hạ huyết áp?

    Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

    Các tình trạng làm ảnh hưởng đến huyết áp?

    Trị số huyết áp có thể bị ảnh hưởng khi bệnh nhân có môt trong các yếu tố sau đây:

    * Bệnh lý tim mạch
    * Bệnh lý thần kinh
    * Các rối loạn về thận và đường tiết niệu
    * Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
    * Các yếu tố về tâm lý như stress, giận dữ, sợ hãi...
    * Các thuốc sử dụng
    * Cao huyết áp áo choàng trắng (Bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi được thăm khám)

    Các lưu ý đặc biệt?

    * Việc đo huyết áp nhiều lần là rất quan trọng và cần thiết. Một lần đo cho kết quả huyết áp cao chưa hẳn là bạn bị cao huyết áp. Hoặc ngược lại, một lần đo huyết áp cho kết quả bình thường không có nghĩa là bạn không bị cao huyết áp.
    * Việc tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng quan trọng vì bạn có điều kiện theo dõi huyết áp chặt chẻ và thường xuyên hơn và có thể phát hiện cao huyết áp ở giai đoạn mới khởi phát. Việc đo huyết áp tại nhà đôi khi phản ánh kết quả huyết áp chính xác hơn là đo tại phòng khám ở một số bệnh nhân thường bị lo lắng khi được bác sĩ thăm khám (Cao huyết áp áo choàng trắng)

    Last edited by Phu sinh; 24-04-2010 at 03:24 PM.
    ------------------------------------------------------------------------
    Trong đôi mắt em, anh là tất cả ...!!!

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Nhudadauyeu's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    3.692
    Thanks
    1.803
    Thanked 1.542 Times in 492 Posts

    Default Bệnh Huyết Áp Cao (Kẻ Giết Người Thầm Lặng)

    Nếu để không chữa trị, bệnh huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe, thí dụ như nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, suy thận, đột quỵ, suy giảm thị lực, hoặc hư não.
    Bệnh huyết áp cao là một thuật ngữ y học để nói về chứng huyết áp cao. Cần có huyết áp để giúp bơm máu tới các phần còn lại trong cơ thể, nhưng huyết áp cao lại có thể không có lợi cho sức khỏe và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
    Ở người lớn (trên 18 tuổi), huyết áp cao được định nghĩa là mức huyết áp tâm trương (“số phía trên”) bằng 140 mm Hg hoặc cao hơn và mức huyết áp tâm thu (“số phía dưới”) bằng 90 mm Hg hoặc cao hơn. Huyết áp tâm trương là số đo của lực ép lên thành động mạch khi tim co bóp hoặc đập. Huyết áp tâm thu là lực ép lên thành động mạch khi tim nghỉ ngơi hoặc giữa các nhịp đập. Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thuỷ ngân (mm Hg).
    Bệnh huyết áp cao có thể xuất hiện ở tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh này thường gặp hơn ở những người lớn trên 35 tuổi. Hơn 50 triệu người Mỹ mắc bệnh huyết áp cao (một phần tư), đặc biệt là những người Mỹ gốc Phi rất dễ mắc bệnh huyết áp cao (một phần ba).
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp, thí dụ như lượng nước trong cơ thể, lượng muối trong cơ thể, các loại hoóc môn, mức độ vận động, nhiệt độ, tâm trạng, tình trạng của thận, hệ thần kinh, và các mạch máu. Nếu có huyết áp cao mà không được kiểm soát, tim và các động mạch sẽ không hoạt động bình thường. Bệnh huyết áp chính yếu (chính) không có nguyên nhân có thể nhận biết được. Dạng huyết áp cao này chiếm khoảng 95% số bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao. Mặc dù không rõ nguyên nhân, nhưng các yếu tố môi trường và di truyền, thí dụ như cách ăn uống và tập thể dục, đóng vai trò quan trọng. Bệnh huyết áp cao thứ yếu là chứng huyết áp cao gây ra do một căn bệnh tiềm ẩn. Các thí dụ bao gồm:
    ♥ Một số động mạch bị thu hẹp lại
    ♥ Các bệnh về tuyến thượng thận
    ♥ Các bệnh về thận
    ♥ Việc dùng các loại thuốc men, ma tuý hoặc các loại hoá chất khác
    ♥ Thai nghén
    ♥ Việc dùng thuốc ngừa thai dạng uống, các thuốc chống dị ứng, các loại thuốc steroids, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc kháng viêm không có steroid.
    ♥ Các hội chứng và chứng rối loạn khác có liên quan


    Các yếu tố gây bệnh huyết áp cao
    ♥ Mập phì
    ♥ Ăn nhiều muối hoặc chế độ ăn uống có nhiều natri (sodium)
    ♥ Lối sống không vận động
    ♥ Hút thuốc
    ♥ Môi trường rất căng thẳng
    ♥ Cách ăn uống không lành mạnh
    ♥ Trong gia đình có người bị huyết áp cao
    Biện pháp ngăn ngừa bệnh huyết áp cao
    ♥ Ngừng hút thuốc
    ♥ Giảm cân, nếu thừa cân
    ♥ Tăng cường vận động cơ thể để cải thiện tình trạng sức khỏe của tim
    ♥ Giảm bớt lượng sodium tới <2.4 g hoặc <6 g muối một ngày (1 1/4 muỗng cà phê muối)
    ♥ Bớt ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol và chất béo bão hòa
    ♥ Uống rượu ở mức vừa phải (một tới hai ly một ngày)
    ♥ Nạp đủ lượng canxi, kali, magiê, và chất đạm
    ♥ Kiểm soát tâm trạng căng thẳng
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh huyết áp cao
    ♥ Đau đầu
    ♥ Mệt mỏi
    ♥ Thị lực thay đổi
    ♥ Buồn nôn, ói mửa
    ♥ Lo âu
    ♥ Lẫn lộn
    ♥ Da nhợt nhạt hoặc da đỏ

    Điều trị bệnh huyết áp cao

    ♥ Kiểm soát cách ăn uống, bớt ăn muối, chất béo bão hòa và cholesterol
    ♥ Kiểm soát tâm trạng căng thẳng; giảm bớt căng thẳng hoặc tìm cách kiểm soát tâm trạng căng thẳng
    ♥ Tập thể dục; mỗi ngày nên vận động thân thể ở mức độ vừa phải trong ba mươi phút
    ♥ Giảm cân, nếu cần thiết
    ♥ Bác sĩ của quý vị có thể kê toa thuốc để kiểm soát huyết áp
    ------------------------------------------------------------------------
    Trong đôi mắt em, anh là tất cả ...!!!

Chủ đề tương tự

  1. Bệnh tụt huyết áp - Chớ chủ quan
    By hoangphuong2003 in forum Y Học Thường Thức
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 15-02-2012, 02:33 PM
  2. Thơ : Bà Huyện Thanh Quan
    By Hạ Phượng in forum Thơ Sưu Tầm
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 18-08-2009, 05:30 PM
  3. Lệ đá - Nhạc: Trần Trịnh , Thơ: Hà Huyền Chi
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Nhạc Việt Online
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-07-2009, 11:46 PM
  4. Thơ Hà Huyền Chi
    By phale in forum Thơ Sưu Tầm
    Trả lời: 9
    Bài cuối: 27-06-2009, 12:03 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •