Bài 1 đến 10/10

Chủ đề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
    Tác giả: Johannes Vloothuis

    Tôi sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào, thay vì vi phạm chỉ vì không biết.

    A. Một số quy tắc bố cục tranh phong cảnh


    1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:

    * Màu mạnh nhất.
    * Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
    * Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
    * Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diễn viên chính.
    * Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
    * Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
    * Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng.
    * Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.


    Cây gỗ trong bức ảnh này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn cho mắt người xem hướng tới điểm nhấn


    Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh
    [/CENTER]

    2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.


    Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh

    3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.


    Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm giá trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra ngoài bức tranh


    Ở bức thứ nhất, cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng ra ngoài bức tranh. Bức thứ 2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây được thêm vào để giảm tốc độ người xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người xem bây giờ sẽ hướng theo đường mép nước để thưởng thức bức tranh

    4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh



    Dòng suối này bố cục theo chữ S, chậm chạp và lười biếng


    Hình này, dòng sông uốn theo hình chữ C. So sánh hình này với hình trên, bạn sẽ thấy bức hình trên cho phép người xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn


    Bố cục sai, con đường là một đường thẳng. Đường dẫn quá nhanh

    Tốt hơn hình trên vì có khúc quanh [/CENTER]


    5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.



    Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thổi từ bên phải sang bên trái. Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại

    6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.


    Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới bên phải


    Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục sẽ đẹp hơn
    Last edited by COCKOO; 27-05-2009 at 10:07 AM.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  2. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (12-09-2012)

  3. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    7. Bạn có thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem tự lang thang và tìm ra điểm thú vị, suy ngẫm, tưởng tượng.


    Sau khúc quanh này là cái gì? Có phải là một cái hồ nước hay một thành phố? Nghệ sỹ để cho người xem tự suy tưởng

    8. Chiều sâu. Nghệ sỹ có lúc cần sử dụng mặt giấy phẳng 2 chiều để tạo ảo ảnh ba chiều. Chúng ta phải làm sao cho người xem tin những gì họ nhìn thấy là thật. Sau đây là vài mẹo nhỏ để tạo ảo ảnh 3 chiều.

    * Đặt chủ thể chồng lên nhau một phần.
    * Cảm giác về không gian. Màu sắc xanh hơn và nhạt hơn về phía hậu cảnh, đậm hơn về phía tiền cảnh. Trong thiên nhiên không phải lúc nào cũng thế, cái cây xa vài trăm mét vẫn cứ sẫm màu như thế. Bạn phải chọn góc nhìn phù hợp và thay đổi tùy ý.
    * Các thành tố càng ở xa thì càng nhỏ hơn và mờ nhạt hơn.
    * Tạo ít nhất 3 lớp, tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
    * Hãy xem lại hình 13. Ở tranh này có cảm giác xa gần rất rõ. Cây thông ở phía trước ngọn núi tạo cảm giác ngọn núi ở xa hơn. Màu sắc vàng ở tiền cảnh ấm hơn trong khi đó hậu cảnh nhạt nhòa hơn và lạnh hơn. Bóng ở trên ngọn núi ở xa nhạt hơn và xanh hơn ở trung cảnh. Rõ ràng có 3 lớp ở bức tranh này.


    Nhiều lớp sẽ tăng cường cảm giác xa gần nếu bạn làm tối tiền cảnh


    Sương mù tạo cảm giác xa

    9. Sử dụng màu và độ tương phản mạnh nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài điểm nhấn thì giảm độ tương phản để giảm sự chú ý vào các điểm không quan trọng.


    Bố cục sai. Cái cây ở bên trái quá sẫm làm giảm chú ý vào điểm nhấn


    Bố cục tốt hơn. Cái cây bị cắt đi và độ tương phản giảm. Người xem chú ý vào con trâu hơn


    Bộ quần áo sẫm màu của người đàn ông làm cho anh ta nổi bật. Cái cửa ở góc không có nắng cũng sẫm màu nhưng xung quanh nó lại là màu trung bình, không tương phản nên không thu hút sự chú ý. Hãy nhớ mẹo này giống như trong nhà hát người ta dùng đèn rọi chiếu vào nhân vật chính hay ca sĩ trên sàn diễn

    10. Bức tranh của bạn trông sẽ không quá rối mắt nếu bạn tạo cho người xem một chỗ nghỉ, tốt nhất là ở trước điểm nhấn. Cho người ta một ít không gian để thở.


    Mảng tuyết trắng trước cây thông tạo một chỗ nghỉ thoải mái

    11. Nếu được thì đưa vào tranh một ít chuyển động dọc, ngang hoặc chéo. Chỉ nên có 1 yếu tố có độ dài nhất. Đường chéo là hay nhất vì không song song với khung hình. Điều này sẽ tạo cho người xem có cảm giác về hướng.


    Cây thông theo chiều dọc, cỏ thì theo đường chéo, đường mé nước ở xa thì nằm ngang. Chú ý: những cây thông làm loại bỏ cảm giác có một hình tam giác xanh ở bên phải

    12. Khi đưa vào tranh những chủ thể mà bản chất là chuyển động, nếu được thì tạo cảm giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể vào trạng thái như là đang tạo dáng


    Nghệ sỹ cho thấy là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và vẽ dáng đuôi ngựa. Không có con ngựa nào đang "bay" trong không trung cả. Khi chụp ảnh thì hay bị "bay" như thế nhưng nếu được thì nên tránh. Khi vẽ thác nước cũng vậy, đôi khi chụp ảnh thì có cảm giác "đóng băng" thác nước, cứng nhắc. Tốt hơn là vẽ hay chụp thác nước mờ vì nước chảy. Như thế truyền cảm giác chuyển động tốt hơn

    13. Nếu bạn không quyết định được bắt đầu đường dẫn vào điểm nhấn của tranh (ví dụ như một dòng sông, con đường) từ đâu, nên để ý đến quy tắc này. Hầu hết chúng ta đều đọc từ trái sang phải, vì thế đa số mắt đều có thói quen bắt đầu nhìn từ phía bên trái bức tranh.


    14. "Lối vào" của tranh cũng có thể bắt đầu từ góc trên bên trái giống như đọc một trang sách vậy.


    Đừng bắt đầu lối vào từ góc bức tranh.


    Đây là một bố cục tồi. Như các bạn thấy, dòng sông chạy từ góc dưới bên trái bức tranh


    Bằng cách làm rộng thêm hình cửa sông chúng ta đã giải quyết được vấn đề dòng sông chạy từ góc tranh
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  4. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (12-09-2012)

  5. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Những lỗi thường gặp và cách tránh.

    16. Tránh lặp lại hình dáng, đường thẳng, chuyển động và kích thước. Làm như thế sẽ gây ra xung đột giữa các chủ thể gần giống nhau.
    Hãy nhìn hai bức tranh dưới đây. Hình 1 vẽ hai cái cây gần giống nhau, đáng lẽ mỗi cây phải nghiêng về một hướng khác nhau và kích thước cũng nên khác nhau. Hình 2. Hai con ngựa to bằng nhau và ở vị trí giống nhau.




    17. Tránh vẽ nhóm người hay động vật có số chẵn. Trường hợp muốn vẽ thành đôi thì nên thay đổi kích thước và vị trí.


    Bố cục sai. Hai con hươu cạnh tranh với nhau vì có vị trí, kích thước và tư thế giống nhau.


    Bố cục này tốt hơn. Con hươu bên tay phải có tư thế và kích thước khác.


    Bức tranh này bố cục tốt hơn nữa khi có thêm 1 con hươu nữa ở hậu cảnh.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  6. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (12-09-2012)

  7. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    18. Không nên vẽ các vật thể nghiêng ra phía ngoài bức tranh. Cũng không nên vẽ vật thể song song với mép tranh. Vẽ vật thể nghiêng vào phía trong.


    Sai. Cột dây điện thoại nghiêng ra ngoài.


    Bố cục này cũng dở. Cột điện thoại song song với viền tranh.


    Bố cục này tốt hơn. Cái cột nghiêng vào phía trong, giữ người xem ở lại với bức tranh.

    19. Tránh vẽ đường thẳng trừ khi rất ngắn. Cố gắng tạo những vật che khuất bớt đường thẳng để làm cho nó có vẻ không thẳng lắm.


    Hầu kết các đường thẳng được che bởi hoa. Chú ý: bức tường đã uốn cong.

    20. Không bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa bức tranh.


    Sai. Đường chân trời chạy qua chính giữa tranh.


    Dễ coi hơn. Một phần của bầu trời đã bị xén đi.

    22. Đừng chạm vào viền, điểm cuối.


    Sai. Cái mũ của chú cao bồi này chạm vào đường viền của quả đồi ở phía hậu cảnh.


    Tốt hơn. Bức tranh trông cân đối hơn.


    Sai. Ngọn cây thông chạm vào mép trên của tranh. Nếu không mở rộng tranh được thì đành phải cắt bớt ngọn cây đi.

    21. Hình chữ "X" trông không đẹp mắt.


    Hai cái cây giao nhau hình chữ X trông không đẹp

    22. Đừng để cửa đóng. Hãy mời người xem vào.


    Sai. Nghệ sỹ vẽ cửa đóng tạo cảm giác bảo người xem “đi chỗ khác chơi”.


    Tốt hơn. Người xem cảm thấy được mời mọc và hoan nghênh.

    Lời khuyên: Khi vẽ khu vực tối như lối vào không có chiếu sánh, đừng dùng màu đen.
    Màu của bóng tối là màu tím.

    23. Không cần thiết phải vẽ từng chi tiết nhỏ như hòn gạch, tảng đá, vv..., trừ khi bạn thuộc trường phái siêu tả thực. Chỉ cần vẽ một phần để truyền đạt ý tưởng, sử dụng kỹ thuật ấn tượng.


    Người xem dễ dàng nhận ra chất liệu của mái giáo đường.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  8. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (12-09-2012)

  9. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Những lời khuyên giúp cải thiện các bức họa phong cảnh

    24. Vẽ các góc màu sẫm hơn và không thể hiện rõ chất liệu (texture).


    Cả 2 góc dưới tranh đều có màu sẫm và thể hiện chất liệu mờ nhạt.

    25. Không nên vẽ động vật theo hướng nằm ngang vì như thế trông sẽ bẹt như là cắt dán. Chọn hướng tạo cảm giác không gian 3 chiều.


    Không nên.

    26. Các tòa nhà và cấu trúc nhân tạo như bê tông, gỗ trông sẽ thú vị hơn nếu bạn làm cho nó trông cũ kỹ bằng cách thể hiện bề mặt của nó như vết nứt, tróc lở. Trông bức tranh sẽ như có nhiều chuyện để kể hơn.
    Chú ý. Chỉ cần vẽ bề mặt những vật thể gần người xem. Ở xa thì chi tiết phải giảm đi.


    Nghệ sỹ dùng kỹ thuật bút lông khô để làm cho bức tường trông cũ kỹ hơn.

    27. Thêm kịch tính cho bức tranh bằng cách thêm vào cảm xúc. Một bức tranh phong cảnh chiều tà với bầu trời màu da cam trông sẽ thú vị hơn bầu trời xanh trung bình. Ví dụ có thể tạo cảm xúc bằng cách vẽ mưa, mặt phố ướt, gió thổi, cây cối ngả nghiêng trong gió, vv... Tất cả những chi tiết này sẽ tăng thêm giá trị của bức tranh.


    Bố cục đơn giản trong bức tranh này trông thú vị hơn vì trời mưa và ánh mặt trời xuyên qua mây. Thậm chí có thể thấy cảnh này khá là huyền bí.

    28. Trừ khi bạn định đặc tả theo trường phái siêu tả thực, vẽ phong cảnh với cái nhìn hơi mờ nhạt.


    Chắc chắn cảnh thật trong bức tranh này tiền cảnh sẽ có nhiều chi tiết hơn hậu cảnh. Nghệ sỹ cố ý làm mờ tiền cảnh, đơn giản hóa để tập trung vào điểm nhấn.

    29. Đừng tự nhiên kết thúc một phần bức tranh và chuyển đột ngột sang một phần khác.


    Sai. Lớp cỏ sáng màu tự nhiên dừng lại khi chuyển sang khu vực bụi cây. Phần cỏ sáng màu và bụi cây có tỷ lệ bằng nhau.


    Tốt hơn. Phía trong bụi cây vẫn có chút ánh sáng của lớp cỏ sáng màu ở phía sau chiếu xuyên qua bụi cây.

    30. Thay đổi hình khối. Nếu đã có một bụi cây hình tròn thì đừng nên có mây cũng hình tròn. Đỉnh núi hay ngọn cây thông trông sẽ hay hơn nếu có những đám mây tròn vây quanh.


    31. Cân bằng là một yếu tố quan trọng. Không nên vẽ màu lệch giữa 4 góc tranh, sẽ tạo cảm giác mất cân bằng.



    Sai. Phía bên tay phải quá nặng.


    Đẹp hơn vì có sự cân bằng do bên trái có trọng lượng hơn.

    Tác giả: Johannes Vloothuis
    Nguyễn Việt dịch
    Nguồn: forums.360themes.com
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  10. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (12-09-2012)

  11. #6
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    1
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    bài viết có bác có giá trị lắm...thanks bác đã chia sẽ cho mọi người...

  12. #7
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Oct 2009
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Xin cho hỏi sao wen NR khg có chức năng copy bài nhỉ??
    Có nhieu bài hay, tôi muốn save web as de mang ve nha doc mà khg duoc ???
    xin cam on

  13. #8
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Oct 2009
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Hicm, khg ai trả lời được a???

  14. #9
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Phu sinh's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    3.423
    Thanks
    10.473
    Thanked 3.852 Times in 1.190 Posts

    Default Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    Trích dẫn Trích dẫn của NguyenVu Xem bài viết
    Xin cho hỏi sao wen NR khg có chức năng copy bài nhỉ??
    Có nhieu bài hay, tôi muốn save web as de mang ve nha doc mà khg duoc ???
    xin cam on
    Trích dẫn Trích dẫn của NguyenVu Xem bài viết
    Hicm, khg ai trả lời được a???
    Bạn đã làm thử chưa mà lại nói thế, tôi đã đi nhiều 4rum nhưng chưa lần nào thấy cái chức năng copy như bạn nói. Việc save cực kỳ đơn giản, nếu xài firefox, chỉ cần mở trang cần chép ra và nhấn ctrl+S là tự động trình duyệt firefox save trang đó thành 1 file html để xem offline ở bất cứ máy nào có trình duyệt.

  15. Thành viên cám ơn bài của Phu sinh:

    thuphong (08-06-2011)

  16. #10
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket thuphong's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.899
    Thanks
    3.762
    Thanked 7.876 Times in 1.850 Posts

    Default Re: Ðề: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

    .
    Trong NR còn rất nhiều góc có bài viết hay mà thi thoảng lang thang mình lại tìm thấy.
    Thank.

    Sẽ còn có ngày mai

  17. Thành viên cám ơn bài của thuphong:

    Ban Mai (08-06-2011)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 61
    Bài cuối: 04-06-2010, 07:05 AM
  2. Tranh Oa Nữ thêu
    By OA _ NỮ in forum Khéo tay hay làm
    Trả lời: 26
    Bài cuối: 18-08-2009, 08:09 PM
  3. tranh thư pháp
    By T.m in forum Wallpapers - Nice Pics
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 21-06-2009, 11:46 AM
  4. Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh
    By chuột con in forum Âm Nhạc
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 03-06-2009, 09:24 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •