Tại sao người ta trở thành “người thất bại”? Người có thói quen than thân trách phận? Người không làm những việc mà họ mong muốn? Người dành tất cả thời gian để so sánh mình với người khác? Người không có ước mơ, không nổ lực! Tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại.
1. Than phiền chính bản thân mình.
Những người “định hướng” tới sự thất bại thường than phiền bản thân và cho rằng số phận đã lập trình sẵn làm họ không thể thành công. Họ than phiền mình sinh ra là phụ nữ (vì rằng nam giới có nhiều khả năng hơn), mình hơi “đồ sộ” (vì rằng những người thân hình mảnh mai nhận được chỗ làm tốt nhất)... Than thân trách phận là phương pháp tốt nhất để luôn phải chạy vạy tìm kiếm công việc được trả công thấp và có được sự tồn tại đáng thương.
2. Tham lam.
Có xu hướng bắt các nhân viên của công ty mình làm việc nhiều hơn bằng những đồng lương ít ỏi... Đây là dấu hiệu thói quen thứ hai của “người thất bại”. “Người định hướng” tới thành công sẵn sàng trả cho các hàng hóa giá trị thực của chúng và hào phóng thưởng cho công sức lao động của các người giúp việc cho mình - và họ cũng đợi điều này ở những người khác.
3. Làm những công việc mà các bạn căm thù nó.
Bạn không thích lau nhà nhưng chăng ai giúp bạn được. Chìa khóa để cứu khỏi thói quen thứ ba của người thất bại là: làm, nhưng đừng vì điều gì cần thiết, mà nên làm những việc đem lại sự thỏa mãn cho mình tối đa. Người thất bại là người không biết ước mơ.
4. Đo lường thành công bằng tiền bạc. “Người thất bại” tin rằng chỉ có sở hữu một số tiền nào đó mới có khả năng đem lại cho anh ta niềm vui. Chỉ một số lượng tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng, áo theo mốt, ngôi nhà đẹp, các chuyến đi du lịch... mới có thể tặng cho anh ta khả năng cảm nhận hạnh phúc. Nhưng thực tế chỉ ra rằng hạnh phúc không đến tới bằng cách như vậy. Con người thành đạt đo lường hạnh phúc ở những đơn vị có giá trị cao hơn đồng đôla, đồng bảng hay đồng yen.
5. Tiêu nhiều hơn số tiền có thể cho phép. “Người thất bại” không hiểu rằng: sử dụng tiền một cách khôn ngoan thì còn quan trọng hơn là kiếm ra tiền.
6. Lựa chọn lợi nhuận tức thì (ăn xổi).
Ý muốn nhận ngay lập tức và nhiều nhất. Đó là đặc tính muôn đời của những người thất bại. Họ không có khả năng hiểu rằng đạt được vị trí với đồng lương trung bình ở một công ty danh tiếng sau một số năm có ý nghĩa hơn nhiều nếu chỉ chú ý xem tháng sau bạn nhận được bao nhiêu. “Người thất bại” coi công việc chỉ như trạm xe buýt trên đường đi và không biết quý thời gian.
7. Chán nản.
Cuộc sống nặng nề? Khủng khiếp? Xung quanh ta là sự phân biệt, tham nhũng, hỗn láo, tội phạm - đối với bạn, một người bình thường, không có con đường nào dẫn đến thành đạt? Người thất bại tiềm năng sẽ đồng ý với tất cả các điều trên. “Văcxin” chống lại thói quen này là hành động. Hãy tìm những khả năng độc đáo chống lại những khuyết tật của môi trường bên ngoài và là người chiến thắng địch thủ lớn nhất là bản thân mình.
8. So sánh mình với những người khác.
Một học sinh nghĩ rằng mình giỏi hơn tất cả các bạn trong lớp, vì rằng cậu ta là duy nhất trong lớp kết thúc năm học toàn điểm 10. Một người khinh bỉ ông anh của mình, vì ông anh không có xe Lexus, cái mà anh bạn mình mới mua hôm qua. Ở tất cả những người này phát triển rất tốt thói quen thứ tám của người không thành đạt, nghĩa là hướng tới so sánh mình với những người khác. Hãy nghĩ xem: thế giới bên ngoài chiếm đoạt quyền kiểm soát thế giới bên trong?
9. Đo lường sự giàu có bằng tiền bạc.
Những người giàu có chân chính không chỉ cắt đứt mối liên hệ giữa hạnh phúc và những con số của đồng tiền, mà còn gạch đi dấu bằng giữa khối lượng tài khoản và khái niệm giàu có. Ngày nay một người thành đạt không phụ thuộc vào thể tích túi đựng vàng của mình.
10. Tách biệt bản thân với gia đình.
Không thành đạt thường xảy ra với những ai sống tách rời với gia đình mình, không mong muốn các thành viên trong gia đình ủng hộ họ trong những phút khó khăn, cho vay tiền, hiểu, chia sẻ những nhận định... Họ không hiểu rằng gia đình là nguồn gốc tuyệt vời của sự ủng hộ nội bộ, nơi mà họ có thể gõ cửa, trong khi ở tất cả các lĩnh vực khác cuộc sống không còn cái gì cả. Chỉ có tình yêu của những người ruột thịt mới có thể giúp bạn đứng dậy, khi không còn một hi vọng. Nói chung, “người thất bại” không biết yêu thương.