Bài viết đầy đủ:
http://www.lucbat.com/home.php?lan=v&id=ykien
Bài viết đầy đủ:
http://www.lucbat.com/home.php?lan=v&id=ykien
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Bác Tường Thụy có lối nghĩ không bảo thủ như một số người đồng trang lứa. Đọc những dòng tản mạn, thơ của Bác. Cảm thấy nó rất gần với suy nghĩ của lớp 7X.
Đề nghị Bác viết thêm về bố cục và các quy tắc khi viết văn để mọi người yêu thích có thể học hỏi, trau dồi thêm.
Ta già chưa nhỉ em ơi?
Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.
NHÀ, SĨ, GIẢ
(Chuyện dông dài)
Có lần tôi đùa một cô bạn nhà thơ: "Anh hãi nhất những ai mà danh hiệu có chữ nhà đằng trước, chữ sĩ hay chữ giả đằng sau. Vậy mà em đã có chữ sĩ, chữ giả, sắp tới thêm chữ nhà nữa, nghĩa là sẽ đủ ba thứ mà anh nể". Tôi nói thế là vì cô ấy là nhà thơ (thi sĩ), dịch giả nhưng lại đang thành công ở lĩnh vực truyện ngắn, trước sau gì cũng thành nhà văn thôi.
Cứ nôm na mà hiểu thì nhà là chỉ người làm chuyện một nghề gì đấy như nhà buôn, nhà văn, nhà nông … Nhưng cũng có thể gọi là người buôn bán, người viết văn, người làm ruộng. Thi sĩ còn gọi là người làm thơ, dịch giả cũng có thể gọi là người dịch sách. Người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng thì gọi là học giả nhưng gọi là người làm công tác nghiên cứu cũng không chết ai.
Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chữ nhà , sĩ, giả vẫn có vẻ sang trọng hơn.
Theo quan niệm chung, không biết người làm thơ, người viết văn đến độ như thế nào thì gọi là nhà thơ, nhà văn Hình như Hội nhà văn cũng không đưa ra tiêu chí nào. Vậy có lẽ người ta tự phong hoặc suy tôn lẫn nhau. Vì trên thực tế, có người gọi là nhà nọ nhà kia nhưng viết lại kém hơn cả những người viết bình thường. Tôi biết có nhà thơ in ra 13 tập hình như trong vòng có … hai năm nhưng tôi đọc không thể nào tìm ra được một câu gọi là thơ. Đêm qua, chat buôn chuyện với cô bạn nhà thơ nói trên, tôi gõ bất ưng cho cô ấy xem thơ của nhà thơ này, mới được 6 câu mà hai anh em đã cười lăn lóc. Cô thốt lên kinh ngạc: “Thế này mà gọi là thơ ư?".
Tôi cũng được biết các cơ quan báo chí, ai mới vào nghề thì chỉ coi là phóng viên hay người viết báo thôi. Khi đã hành nghề được dăm năm thì người ta mới cấp thẻ nhà báo, nhưng cũng không biết có được qui định bằng văn bản nào không.
Nhưng có thứ “sĩ” không cần suy tôn mà tự nhiên nó có. Chẳng hạn thanh niên khi gia nhập quân đội được gọi ngay là chiến sĩ. Người ta cũng không gọi là “nhà đánh nhau” hay “nhà bảo vệ Tổ quốc”, mặc dù có thể gọi nhà văn, văn sĩ, nhà thơ, thi sĩ ... Lại có những ông vô danh tiểu tốt nhưng chỉ cần lấy vợ vào là trở thành nhà ngay: đó là ... nhà em.
Một cuốn từ điển định nghĩa: “Nhà thơ là người chuyên sáng tạo văn có vần để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng âm thanh, nhịp điệu, hình tượng”. Như vậy tiêu chuẩn nhà thơ có vẻ không khó, thâm chí bây giờ những người làm thơ cách tân cũng chẳng cần để ý đến âm thanh, nhịp điệu nữa, ai làm thơ dùng vần biết đâu còn bị coi là không có trí tuệ chưa chừng.
Nhưng cũng cuốn từ điển ấy, định nghĩa nhà văn như sau: “Người làm công tác văn học và đã có tác phẩm”. Nhưng công tác là gì? Từ điển định nghĩa tiếp: “Công tác là công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”.
Điều đó có nghĩa là nhà văn trước hết phải làm việc cho nhà nước hay đoàn thể nào đó, lại phải là làm đúng nghề văn rồi mới nói đến chuyện có tác phẩm hay không, xem ra khó hơn nhà thơ rất nhiều. Nhưng thực tế có nhiều ông chẳng thuộc tổ chức nào vẫn viết nên những những tác phẩm để đời, người ta vẫn gọi là nhà văn.
Cho nên tôi cứ băn khoăn mãi: Thế nào thì gọi là nhà, sĩ, giả.
5/5/2010
NTT
Last edited by Tường Thụy; 06-05-2010 at 08:12 PM.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
LẠI CHUYỆN CÁI CÒI
Tôi đọc trong “Bauxite Việt Nam” thấy có câu chuyện vui “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Chuyện kể về một đoàn tàu mới xuất xưởng do các ông Các Mác, Lê Nin, Xtalin thiết kế, chế tạo. Nhưng khi phát lênh khởi hành thì đoàn tàu chỉ rú lên mấy hồi rồi ỳ ra tại chỗ. Ông Mác, ông Lê Nin rồi ông Xtalin lần lượt kiểm tra và và cho nổ máy thử lại thì tình trạng vẫn thế trong khi thiết kế chế tạo không hề sai. Đến khi một công nhân kiểm tra thì phát hiện ra lỗi là tại hệ thống cung cấp năng lượng. Đáng lẽ các đường dẫn năng lượng phải cung cấp cho các bánh xe thì người ta lại dồn hết cho cái còi nên chỉ có cái còi kêu to còn bánh xe lại không chuyển động được.
Liên hệ đến Việt Nam ta thấy cũng không thiếu những chuyện tương tự. Nhưng ở đây tôi chỉ suy ngẫm đến chuyện viết lách hoặc viết và lách.
Nói tới việc viết, người ta thường nghĩ ngay đến Hội nhà văn. Mà sao lại gọi là Hội nhà văn nhỉ, vì hội ấy đâu phải chỉ dành cho nhà văn mà còn những nhà thơ, dịch giả và các “nhà” khác nữa.
Theo Trần Đăng Khoa trong “Chân dung và đối thoại” thì Hội nhà văn hồi ấy có chừng 600 vị nhưng lại tới 80% số hội viên nhà văn không có tác phẩm. Nhà văn mà không có tác phẩm, kể cũng lạ. Có thể số đó không có thời gian viết hoặc không viết được nhưng chắc là rất quan trọng cho Hội. Bây giờ đã là trên 800 vị và có lẽ tỉ lệ không có tác phẩm đã được cải thiện.
Tôi được biết bây giờ, ai muốn vào Hội trước hết phải có hai đầu sách đã in có chất lượng. Tuy vậy, hiện nay có thuận lợi là việc cấp phép xuất bản và in ấn lại khá dễ dàng, chỉ cần anh có đủ tiền và đừng ăn nói “phản động” là được. Tiền in hai đầu sách thì không khó kiếm lắm, nếu là thơ nghe đâu chừng 25, 30 triệu, chỉ bằng chi phí cho việc "chạy" một cái "sổ đỏ". Còn chất lượng ư? Anh bảo không hay, tôi bảo hay, chả chết ai. Điều kiện tiên quyết coi như xong.
Rồi vận động hành lang, miễn là anh có chịu chơi hay không, có theo đuổi mục đích đên cùng hay không. Thế là trở thành hội viên, nghĩa là anh đã có cái còi.
Còi kêu rồi, anh tha hồ được ngưỡng mộ. Đi đâu được giới thiệu là hội viên Hội nhà văn, ai chẳng khiếp.
Tuy vậy, đối với anh em trong nghề hoặc quan tâm đến sự viết lại là chuyện khác. Khi chưa phải là hội viên thì ít người để ý, nhưng đã là hội viên rồi, người ta lập tức tìm tác phẩm của anh để đọc. Và không thiếu những trường hợp họ thất vọng. Mỗi lần như vậy, ngôi đền Hội Nhà văn bớt thiêng đi một chút.
Văn học mạng đã góp một phần rất đáng kể trong đời sống văn nghệ hiện nay, làm cho dàn hòa tấu thêm những âm thanh mới, réo rát, vui tai. Nhiều bài thơ công bố trên mạng mà thơ in trên hai tờ báo văn nghệ còn phải nể.
Nhưng dù là mạng ảo, vẫn có những người thích có cái còi.
Họ viết, họ say sưa với những comment khen ngợi bài viết của họ. Họ lâng lâng. Nhưng chưa đủ, có người còn tạo ra những nick khác nhau để … tự sướng, ca ngợi chính bài viết của mình.
Và còn nhiều cách khác để cho còi nó kêu to hơn.
Nhưng bài viết có hay thật không, còn chỗ nào dở và làm thế nào để viết hay hơn, nghĩa là làm cho bánh xe nó chạy thì họ lại không quan tâm. Họ chỉ lo cho mỗi cái còi.
6/5/2010
NTT
Last edited by Tường Thụy; 06-05-2010 at 10:27 PM.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Bốn ngày nay đau khắp mình, cổ bị sưng, mất giọng. Vẫn nói chuyện được, tiếng nào không phát âm được thì ra hiệu. Không làm được bài thơ nào. Nhớ net, nhớ NR quá, nhất là khi NR đang tổ chức một sự kiện tầm vóc như thế này, sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của mình.
Mình bị tai nạn, một mình mình chịu, điều đó chỉ liên quan đến một cá thể. Chỉ cầu mong cho buổi off ở Đồ Sơn thật mỹ mãn và NR tiếp tục phát triển, lấy lại phong độ đã có và phát triển hơn nữa.
Yêu và thương NR. Yêu các bạn. Nhớ các bạn ghê gớm.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Last edited by Tường Thụy; 15-05-2010 at 06:48 PM.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Đúng là người tính không bẳng trời tính. Dù thế nào, vắng bác TT cũng là sự thiệt thòi cho cá nhân bác Thụy và cho cả NR. Thiếu đi những hình ảnh đáng nhớ này quả thật đáng tiếc:
Anh nói thật với Chú, rượu nó... say anh chứ anh không hề say rượu nhá!
Vâng! em xin hầu rượu Bác Thụy theo phong cách VIP đây ạ!
Ơ! các chú hết rượu rồi ah? Anh khát quá!
Có em đây! em góp một tay phục vụ bác tận tình
Em massage cho Bác để bác...dzô...dzô... ngọt vào nhé - Phong lưu nhất tớ rồi kha kha kha
Anh... ngắm trăng một lát đã nhé! - hahaha dzòm chừng đôi giày của anh nha! Ngày mai anh đi chân đất là chết chú với anh đấy!
Lại khát rượu nữa rồi, phen này... tu... nguyên canh... luôn
"Tửu Hậu" xin mời "Tửu Vương" một... canh nào!
Phong lưu nhất thiên hạ, đời dễ mấy khi "xuất thần" "xuất thế"