TRƯỜNG SA, HOÀND SA LÀ MỘT, ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT.
SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, XONG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI.
"Mượn lời của CT HCM"
TRƯỜNG SA, HOÀND SA LÀ MỘT, ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT.
SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, XONG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI.
"Mượn lời của CT HCM"
Last edited by OA _ NỮ; 08-07-2011 at 09:36 AM.
Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
Tường Thụy (08-07-2011)
THỬ HÌNH DUNG LUẬT NHÀ THƠ
Phiếm đàm
Kể cũng vui, trong khi những luật cấp thiết cho xã hội như Luật trưng cầu dân ý, Luật biển, Luật quản lý vốn kinh doanh, Luật biểu tình, Luật về sự lãnh đạo của Đảng đang còn gác lại thì người ta lại đưa vào dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 13 Luật … nhà thơ.
Hay là do tình trạng thơ ca hiện nay phát triển như nấm sau mưa nên cần phải có luật để chế định. Ừ, mà có tình trạng như thế thật. Vị nào làm khỏe thì vài ba chục tập, ít thì dăm ba tập, cứ đề là thơ đã rồi nó có phải là thơ hay không thì tính sau. Vị nào không có tiền thì in thủ công vài chục cuốn tặng bạn bè mang về xếp vào tủ sách. Vị nào nghèo quá thì viết lên giấy ô ly học trò rồi dán lên cột, lên tường. Rồi thơ hay, thơ dở nhiều khi không biết đâu mà lần. Ông này bốc thơm ông kia, khen lấy khen để, ông khác nóng mắt chửi thứ ấy đếch phải là thơ mà nó là vè. Rồi còn danh hiệu nhà thơ nữa chứ. Có vị được đồng nghiệp hay độc giả suy tôn là nhà thơ, có vị tự xưng, in trên danh thiếp, thôi thì cứ loạn xì ngầu.
Nói như vậy để thấy rằng việc đưa vô chương trình xây dựng Luật nhà thơ không phải là hoàn toàn không cần thiết.
Mình chả phải đại biểu quốc hội, cũng chả phải luật sư nhưng vì đầu óc nhàn rỗi thành ra hay tưởng tượng nên cứ thử hình dung cái Luật nhà thơ sắp tới đây nó có hình thù như thế nào.
Đã gọi là Luật nhà thơ thì phải xác định thơ là gì đã. Việc này thì từ điển đã định nghĩa rồi: “Nhà thơ là người chuyên sáng tạo văn có vần để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng âm thanh, nhịp điệu, hình tượng”. Thế nhưng nhiều bài thơ tuy không có vần nhưng cũng hay đáo để. Vậy chắc quốc hội phải định nghĩa lại.
Giải quyết vấn đề thơ là gì xong, lại phải xác định ai được làm thơ. Điều này suy ra cũng đơn giản: nếu bác sĩ mới được chữa bệnh thì nhà thơ mới được làm thơ chứ không phải cứ cao hứng lên là làm bừa. Vậy lại phải đặt ra tiêu chuẩn thế nào là nhà thơ. Việc này khá rắc rối vì xưa nay chưa có chuyện cấp chứng chỉ nhà thơ cho ai cả. Vì thế phải sinh ra việc thi nhà thơ, chắc cũng na ná như thi lấy học vị thạc sĩ hay tiến sĩ vậy.
Sẽ có những khoa Nhà thơ, có hệ tại chức, chuyên tu thơ trong các trường đại học, sẽ lại có bằng nhà thơ giả, sẽ có việc mua bằng, sẽ có việc nhân viên đi thi thơ hộ sếp …
Vậy nội dung thi cái gì? Chắc ngoài yêu cầu hay thì thơ phải có định hướng XHCN. Lâu nay, nhiều người không dám nói thẳng ý nghĩ của mình nên dùng thơ móc máy, ví như làm thơ về con mọt để chỉ các quan tham nhũng, thơ viết về Gò Đống Đa để ám chỉ cụ Sầm Nghi Đống, nhắc đến ống đồng nhất định là nói về cái tư thế trốn chạy không mấy đẹp mắt của cụ Thoát Hoan. Mà mấy cụ ấy là cụ tổ ai thì người Việt nào cũng biết, trong khi ta cần giữ hòa khí với anh láng giềng 16/4. Vì thế nên cần có điều khoản thơ phải nói thẳng, cấm ẩn dụ, không để người đọc có thể suy diễn lung tung.
Thi nhà thơ xong rồi thì chỉ nhà thơ mới được làm thơ. Nhưng khổ nỗi những người trượt nhà thơ vẫn có cảm hứng thơ thì sao? Cảm xúc không thể hiện ra được thành thơ thì bí bách, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công tác hoặc hạnh phúc gia đình. Vậy sẽ có điều khoản là không phải nhà thơ có thể làm thơ nhưng vẫn phải giữ định hướng và chỉ được chép trong sổ tay để đọc một mình (nếu thuộc luôn trong đầu thì càng tốt) không được in hay đăng lên mạng, không được phổ biến cho con cháu.
Cần có thêm qui định ai là người được phê bình thơ chứ không phải cứ có cặp mắt xanh là có thể phán. Lại phải thi để cấp chứng chỉ cho nhà phê bình thơ. Mọi chuyện kèm theo việc thi phê bình cũng diễn ra giống như thi thơ vậy.
Đã qui định về nhà thơ và làm thơ thì phải có chế tài. Sẽ có qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thơ, ví dụ công bố thơ khi không phải nhà thơ thì phạt bao nhiêu tiền. Trong Bộ luật hình sự có thêm tội danh “làm thơ ám chỉ”. Người nào làm thơ ám chỉ, nội dung không rõ ràng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, đi tù mấy năm đến mấy năm. Tình tiết tăng nặng như ám chỉ nhiều lần, ám chỉ có tổ chức thì tội nặng hơn.
Khi Luật nhà thơ ra đời sẽ có thêm vụ mới: Vụ nhà thơ. Những nhà thơ nghiêm túc sẽ được đưa vào ngồi ở vụ này để canh các nhà thơ khác.
Cuối cùng thì kết quả của việc ra Luật nhà thơ là số người tự xưng nhà thơ sẽ không còn. Nhà thơ, nhà phê bình thơ thật, có tài dần dần biến mất. Trên các giá sách là những tập thơ định hướng kèm theo những bài bình bốc thơm. Giấy dùng in thơ tùm lum trước đó được đem ủng hộ học sinh hoàn cảnh khó khăn. Sẽ không còn chuyện trai làng dùng thơ để chim gái. Các diễn đàn thơ ngừng hoạt động hoặc rút vào bí mật. Các trại giam có thêm loại tù nhân mới là tù nhân thơ.
3/11/2011
TƯỜNG THỤY
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
XIN ÔNG ĐỪNG LÀM VIỆC QUÁ SỨC
Theo Nhật báo Trung ương Joseon, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của ông Kim Jong-il, “thống soái vĩ đại” của Triều tiên là “mệt mỏi tích tụ vì làm việc quá sức.”
Truyền hình Triều Tiên cũng cho biết, cơn đau tim cướp đi sinh mạng của lãnh tụ Kim Jong-il hôm 17 tháng 12 là “vì sự căng thẳng khắc nghiệt về thể chất cũng như tinh thần do làm việc quá sức”.
Với dân đen thì chết ở tuổi 69 đã là thọ. Nhưng với ông, độ tuổi ấy còn trẻ lắm. Ông phải bỏ lại danh vọng, quyền lực với cuộc sống đầy dục vọng, có thể chiếm hữu bất cứ cô gái đẹp nào ông thích. Thật tiếc cho ông.
Nhưng ông làm việc quá sức để làm gì nhỉ
Ông làm việc quá sức để biến Triêu Tiên thành một quốc gia cô lập với thế giới bên ngoài. Không có Internet, mọi thông tin ngoài biên giới người dân đều mù tịt, chỉ biết đến mỗi “lãnh tụ vĩ đại”. Ông tuyên truyền cho dân thế nào mà người ta tin rằng dòng họ Kim là dòng họ đặc biệt, đến nỗi họ tin cả chuyện cha con ông không hề tiểu tiện như người bình thường. Điều này có nghĩa, ông đừng làm việc quá sức thì đầu óc người dân đỡ tối tăm hơn, số hóa thành người-cừu cũng bớt đi.
Ông làm việc quá sức để lo phát triển công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí hạt nhân đe dọa các nước chơi, lại còn lấy đó để mặc cả xin gạo, bột mì của Nhật Bản, Hàn Quốc, mặc cả với Mỹ để được không nhà máy điện hạt nhân, nếu không, tất cả cùng chết. Ông đắp đập nối các quả núi lại làm hồ chứa nước khổng lồ để nếu tức lên cho phá đập, nước sẽ cuốn phăng thủ đô Xê-un trong tích tắc. Dưới con mắt của thế giới, quốc gia mà ông lãnh không khác gì thằng Chí Phèo ở Việt Nam. Điều này có nghĩa, ông đừng làm việc quá sức thì hình ảnh đất nước ông bớt xấu xa đi.
Cũng chính vì ông mải mê với súng đạn, phấn đấu đưa nước ông thành cường quốc quân sự nên đồng ruộng ông bỏ bê trễ. Sản lượng lương thực mỗi năm thêm tụt dốc dẫn đến 2,8 triệu người dân chết đói. Điều này có nghĩa, ông đừng làm việc quá sức thì số người chết đói sẽ giảm đi.
Ông làm việc quá sức để đào ngạch qua khu phi quân sự hòng đột nhập gây rối người anh em bên kia giới tuyến. Ông còn đào đường hầm từ Bình Nhưỡng đến tận hải cảng Namp’o thuộc duyên hải Hoàng Hải để dễ bề tẩu thoát khi có biến. Giá tiền khoét ngạch mang đi mua gạo cứu dân thì cũng bớt đi khá nhiều người chết đói.
Ông làm việc quá sức để in tem phiếu phát cho mỗi người dân từng lạng gạo, từng gam thịt chứ nhất định không cho phát triển kinh tế hàng hóa. Điều này có nghĩa nếu ông không làm việc quá sức thì người dân bớt đi những ngọn đèn dầu, ngọn nến để đối phó với mấy chục lần mất điện trong một ngày.
Còn nhiều lý do để ông Kim Jong-il làm việc quá sức. Kết quả của sự làm việc quá sức của ông đã biến Triều Tiên thành một quốc gia quái đản như loài người từng thấy.
Nhân đây xin có lời nhắn gửi tới những vị lãnh đạo, những ông quan nào vừa kém năng lực, vừa tham lam vô độ cũng chớ nên làm việc quá sức cho dân nhờ. Nạn tham nhũng, sách nhiễu dân, đốt tiền ngân sách, chà đạp lên pháp luật … đều từ các ông mà ra cả. Nếu không làm việc thì càng tốt. Vì năng lực các ông không đủ tự kiếm sống nên các ông hãy cứ ngồi đấy mà hưởng lương, chớ có làm việc, càng không nên làm việc quá sức.
26/12/2011
NTT
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Lâu nay mải viết blog, mặt khác bây giờ hình như làm thơ khó quá. Nhưng chẳng lẽ tương hết các bài báo vô đây. Điều đó cũng lo ảnh hưởng đến diễn đàn nên thỉnh thoảng chọn bài nào nhè nhẹ đưa vào "Tạp văn" để "giữ chỗ", sợ mọi người nghĩ mình bỏ diễn đàn mà đi.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Lão K (04-01-2012)
Tiểu phẩm
Vào dịp "ngày của chị em" đã lâu rồi, trên đường đi làm về, tôi chọn một bó hoa đẹp nhất sạp, lựa loài hoa, màu hoa cẩn thận để tặng vợ. Lòng hân hoan, tưởng tượng ra cảnh gương mặt vợ rạng rỡ, nhìn chồng tình tứ, tràn ngập hạnh phúc: “Em cảm ơn anh”.
Nhưng chẳng hiểu sao, về đến nhà, thị trân trân nhìn tôi đang ôm bó hoa như nhìn một sinh vật lạ. Tôi trao hoa cho thị, nhe răng ra:
- Anh tặng em …
Mặt thị tái đi. Thị lùi lại, bước sang phải nửa bước cho thẳng với lối thoát ra cửa rồi rón rén bước lên một bước rất là cẩn thận, sờ lên trán tôi xem có bị làm sao không. Hình như thị còn định dắt lũ trẻ con ù té chạy hay sao ấy. Thực ra, sau này tôi mới nhớ lại như thế chứ lúc ấy, tôi không để ý. Tôi biết là mình không bị điên, điều đó tôi rõ lắm. Bằng chứng là chương trình phát thanh do tôi biên tập hôm ấy được sếp ký duyệt cái roẹt, chỉ thêm mỗi một dấu phảy.
Có vẻ cháy kịch bản đến nơi nhưng tôi cố vớt vát:
- Anh tặng em nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Anh chúc em …
Hình như lúc này, thị mới để ý đến chuyện ngày mai là 20/10. Thị nhìn bó hoa, dửng dưng:
- Bao nhiêu?
Với người khác có lẽ tôi phải hỏi lại xem bao nhiêu cái gì? Bao nhiêu bông hoa hay mất bao nhiêu thời gian để chọn nó. Nhưng với thị, tôi biết chắc là thị hỏi đến giá tiền. Tôi đã định khai rút đi nhưng chợt nghĩ, mình vẫn dạy con không được nói dối nên đành khai thật với thái độ của đứa trẻ mắc lỗi:
- Năm chục.
Thị buông một câu:
- Phí tiền.
Thị xót. Khổ thân thị chưa. Năm chục nghìn hồi ấy vào tay thị thì đã đong được hơn một yến gạo hoặc mua được một cân rưỡi thịt.
Thằng Nhỡ muốn giải thoát bố khỏi tình cảnh ấy; nó đỡ lấy bó hoa cắm vào lọ, bảo:
- Mẹ xem này, hoa đẹp chưa. Bố con khéo chọn nhỉ.
Thế rồi nó hồn nhiên thả ra một câu:
- Bó hoa này cũng phải tới ba chục chứ không ít.
Câu nói của thằng Nhỡ vô tình khoét đúng vào nỗi đau của thị. Thị nói như sắp khóc:
- Ba chục là giá chợ. Còn giá đối với bố mày nó khác. Nhìn bố mày thế kia, đứa nào chẳng muốn lừa.
Có lẽ thị biết là mình lỡ lời. Đằng nào thì cũng mua rồi. Vả lại, ngoài việc tiếc tiền ra thì thị vẫn cảm nhận được tình yêu của chồng qua việc mua hoa tặng thị. Thị ngồi xuống ngắm:
- Ừ, hoa đẹp đấy. Nhưng cái Nhớn về, cứ bảo là bố mua cho hai mẹ con nhé.
Thị nhắc rất khéo về sai sót của tôi. Nhưng thị không muốn để tâm lý băn khoăn về việc ấy kéo dài. Thị xuê xoa, hóm hỉnh:
- Em cứ tưởng anh tặng con bé nào, nó không nhận rồi mới mang về tặng vợ chứ.
Còn một lần nữa tôi tặng hoa cho vợ. Đó là dịp kỷ niệm ngày cưới. Không thấy kêu phí tiền nữa nhưng thị nói trong thổn thức:
- Thôi, từ nay anh đừng tặng gì cho em nữa. Anh đã tặng cả cuộc đời anh và tất cả những gì anh có được cho em rồi còn gì. Tình cảm của anh, em cảm nhận được hàng ngày mà.
Lần này thì đến lượt tôi ngạc nhiên. Trời ơi! Tôi cứ ngỡ thị đọc câu nào đó trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Đấy là câu nói văn hoa duy nhất của thị kể từ ngày chúng tôi lấy nhau đến giờ.
Ngoài hai lần tặng hoa ấy ra, tôi chẳng tặng cho vợ cái gì cả, trừ mấy món quà nho nhỏ nhưng là khi còn đang chim chuột thị. Bảo là tôi không ga lăng, không quan tâm đến vợ thì oan cho tôi quá. Điều cốt lõi của chuyện này là tôi không bao giờ giữ tiền riêng, còn thị thì không muốn phí tiền vào những thứ mà thị cho là phù phiếm khi vợ chồng còn chật vật. Tiền lương hay khoản thu nhập thêm nào đó, tôi đều đưa hết cho vợ. Thấy tôi cần gì, thị mua về, kể cả thuốc lá và những lon bia. Tôi đi đâu thì thị đưa tiền cho, không loại trừ đi dự sinh nhật, tặng quà cho bạn nữ. Thị cũng không cần hỏi tiêu gì, còn bao nhiêu. Còn tôi cứ lôi ra cả nắm tiền lẻ còn lại đưa hết cho thị. Cái đó đã thành thói quen.
Chuyện đóng học, may sắm cho con cũng không vì thế mà ảnh hưởng vì thị chăm cho chúng lắm. Tôi vừa đỡ phải giữ tiền, vừa giải tỏa được nỗi nghi ngờ của vợ.
Điều quan trọng là thị thấy mình có quyền. Khi giữ tiền, thị cảm thấy đó là tiền của thị, chi tiêu trong nhà hoàn toàn do thị quyết định. Vì vậy, thị phải lo cho cái túi tiền của thị. Chồng đã thế, thị không lo thì ai lo. Nếu tôi không mua bó hoa năm chục nghìn thì có phải số tiền ấy vẫn còn trong túi của thị không. Lấy tiền của thị để mua quà tặng thị là một điều vô nghĩa.
Chính vì thế mà thị khổ nhưng thị không bao giờ để ý. Có lần lĩnh được hai triệu tiền nhuận bút, tôi không đưa cho thị mà rủ thị đi siêu thị, bắt thị mua sắm cho bằng hết. Thứ thì thị chê xấu, thứ chê đắt. Cuối cùng, thị chọn hai món đồ vặt, hết một trăm nghìn. Vậy là túi tiền của thị tăng thêm được một triệu chín nữa.
Trong suy nghĩ của thị, cái ăn mới là thiết thực. Nó cung cấp dinh dưỡng cho con người ta. Cái gì thị cũng sợ thiếu. Nhà có việc, y như rằng thừa mứa thức ăn. Bữa sau, thị chỉ mua thức ăn cho chồng và lũ trẻ, còn thức ăn cũ thì thị hâm lại, ăn rất ngon lành. Còn mặc ư? Theo thị, áo quần không thể mang lại chất bổ cho con người, chỉ cần ấm là được. Dù có đẹp hay xấu, nó cũng không làm cho con người thị khác đi. Nhưng với chồng con thì khác. Nhìn chồng con mặc đẹp, thị cũng thấy tự hào vì đấy là bộ mặt của thị. Cái lối nghĩ này của thị ai cũng biết là mâu thuẫn nhưng nếu không như thế thì đã không phải là thị.
Thị có một cái áo khoác dài ngang đầu gối, kiểu như áo ba-đờ-xuy của ông Tây ngày xưa. Nguyên cái áo ấy trước đây thị mua cho cái Nhớn, sau nó chê lỗi mốt, bỏ đi. Thị không dám vứt. Thị chỉ biết là thị mua cho nó hết nửa chỉ vàng. Ai lại vứt nửa chỉ vàng đi bao giờ. Thị tiếc, trong khi đem cho chưa chắc đã có ai nhận. Mà giá có ai chịu nhận thì thị đã không tiếc. Vì vậy, cái sứ mạng không được lãng phí đặt lên vai thị. Mùa rét, đi đâu thị cũng mặc nên tôi gọi cái áo ấy là áo Trạch Văn Đoành. Thoạt đầu, thị không hiểu nên không nói gì. Đến khi tôi đưa truyện ngắn "Đôi móng giò" có nhân vật Trạch Văn Đoành ra cho thị đọc, bị thị chửi cho một trận. Thị dí ngón tay trỏ vào trán tôi làm tôi suýt ngã ngửa, may có thành ghế đỡ được:
- Em không thấy thằng nào đểu như anh.
Rồi thị cấu, thị véo vào sườn chồng, cười rinh rích, có vẻ như hãnh diện về cái áo của mình lắm.
Không phải là thị không có áo mới. Hôm tết vừa rồi, cái Nhớn học ở bên Hàn về, mua tặng mẹ cái áo khoác rất đẹp, thị mắng:
- Tao không cần, mày để mà mặc. Phí tiền (lại điệp khúc phí tiền).
Cái Nhớn van nài:
- Con mua rẻ ấy mà, tính ra tiền Việt chỉ ngang với … năm mươi nghìn thôi.
Mãi rồi thị cũng chịu nhận nhưng cất đi. Có lẽ thị đợi đến khi nào cái áo Trạch Văn Đoành nát mới chịu lôi cái áo kia ra dùng. Mà 20 năm nữa chưa chắc đã nát vì nó bền lắm.
Thị lấy cái sự tự làm khổ mình để tự hào. Lúc nào, thị cũng cậy mình nhà quê. Thị cho như thế là hay ho lắm. Đấy là điều tôi ghét nhất. Có cho thị sang Mỹ sống vài chục năm thì vẫn cứ thế thôi.
TƯỜNG THỤY
Bài đăng ở Vietnamnet
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/933...ua-phu-nu.html
Last edited by Tường Thụy; 23-10-2012 at 01:23 PM.
Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
Mỗi lúc online thấy ấm nồng
Tình em trong mái nhà chung ấy
Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Anh Tường Thuỵ luôn là người 1100i ngưỡng mộ, hàng ngày vẫn dõi theo những bước anh đi...
Chúc anh sức khoẻ và bình an ạ.
Lão K (23-10-2012),Phu sinh (27-10-2012),Tường Thụy (22-10-2012)