thro mình, bản thân thư pháp nào cũng có sức sống.
ví dụ chữ latinh nay có hàng ngàn kiểu (co) chữ, ứng dụng trên hầu khắp những nơi chữ xuất hiện, đơn giản như báo chí ...
thư pháp, hay nghệ thuật viết chữ, có ở hầu hết các nền văn hóa. ví dụ các dạng tranh chữ từ các ngữ arập, chữ ấn, chữ phạn ... đều có hồn phách riêng, pha trộn giữa những nét ký tự và những nét phóng tác có tính hội họa. tôi cho đó chính là hồn của thư pháp
còn thực tế hiện nay cái gọi là thư pháp việt quả là có lộn xộn, thiên về rối rắm chứ không toát ra tinh thần, thần thái gì nhiều.
người ta nói chữ viết khi bực và khi vui có khác nhau. cái đó chính là hồn của thư pháp.
trong các dạng chữ việt, lấy ví dụ chữ viết tay của bác hồ. chữ đó không phải là thư pháp, nhưng nó phản ánh một phần cái thần của người viết : bận rộn, nhưng phóng khoáng, ngoáy nhưng đủ nét để đọc, rõ nhưng giản lược, .... nói chung qua chữ đó hình dung được một phần người viết.
còn thư pháp việt hiện nay đa phần vô hồn, vô cảm, như cố tạo ra cái gì đó rối rắm, vô nghĩâ chẳng có cá tính ...
phản ánh một sự bắt chước học đòi. cũng là sản phẩm kinh tế thị trường, sản xuất nhái hàng loạt, chiều theo thị hiếu.
số đông chưa có nghĩa đúng. hơn nữa đắt chưa có nghĩa đẹp.